31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" số 4 - 6 Bài soạn "Đêm nay Bác không ngủ" của Nguyễn Huệ lớp 6 hay nhất

I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 tập 2) 2. Tác phẩm * Thể loại: Văn bản Đêm nay Bác không ngủ thuộc thể loại thơ. Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, ...

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 tập 2)

2. Tác phẩm

* Thể loại: Văn bản Đêm nay Bác không ngủ thuộc thể loại thơ. Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.

* Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác vào năm 1951, được in trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1975.

* Bố cục: Văn bản Đêm nay Bác không ngủ được chia làm 3 phần:

Phần 1: từ đầu => “Lấy sức đâu mà đi”: Tình cảm của anh đội viên lần thức dậy thứ nhất.
Phần 2: tiếp => “cùng Bác”: Tâm trạng của anh đội viên lần thứ 3
Phần 3: còn lại: Hình tượng Bác Hồ.


II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Diễn biến của câu chuyện đó có thể được tóm tắt như sau:

Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác không ngủ mà ngồi đốt lửa và chăm sóc tận tình cho giấc ngủ của những anh bộ đội. Cho đến tận lần thứ 3 thức dậy, anh vẫn thấy Bác thức, anh mời Bác đi ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến được cảnh đó, anh đội viên cảm thấy vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác Hồ.


Câu 2:

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả và cảm nhận qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Anh đội viên này vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa là người trò chuyện trực tiếp với Bác nên câu chuyện được kể trong bài thơ sẽ trở nên chân thực hơn, sinh động hơn. Đồng thời, giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh một cách chân thực và khách quan nhất.


Câu 3:

Bài thơ kể lại 2 lần anh đội viên thức dậy và thấy Bác không ngủ. Mỗi lần, tâm trạng và cảm nhận của anh đối với Bác có những đặc điểm:

* Lần thứ nhất thức dậy: Tâm trạng từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) cho đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào dâng nỗi niềm thương Bác (Càng nhìn lại càng thương), đồng thời, anh cũng rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác dành cho những anh chiến sĩ (Bác đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người). Và trong trạng thái như trong giấc mộng đó, anh cảm nhận được sự gần gũi mà vĩ đại của một con người lãnh tụ (Bóng Bác cao lồng lộng. Ấm hơn ngọn lửa hồng).

* Lần thức dậy thứ 2: Tâm trạng của anh đội viên từ hốt hoảng (Anh hốt hoảng giật mình), anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Nhưng trước câu trả lời từ chối của Bác, anh lại càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân. Cho nên anh quyết định thức luôn cùng Bác.

* Trong bài thờ, tác giả không kể lần thứ hai là bởi vì muốn cho người đọc tự hiểu được rằng: trong đêm ấy, anh đội viên có lẽ đã thức dậy rất nhiều lần và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác không ngủ. Từ lần một cho đến lần thứ ba, tâm trạng của anh ít nhiều cũng có phần biến đổi. Qua đó, cho chúng ta thấy được tình cảm và tấm lòng cao cả của Bác đối với bộ đội, với nhân dân.


Câu 4:

Trong đoạn kết, nhà thơ viết:

…Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Qua những câu thơ này, chúng ta có thể nhận thấy, có lẽ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã có rất nhiều đêm không ngủ. Đồng thời, câu thơ này cũng như là một đáp số, một phát hiện: tình thương của Bác không phải là bộc phát trong đêm lạnh ấy, mà nó vốn dĩ đã là bản chất trong con người của vị lãnh tụ vĩ đại này. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói: “Bác vĩ đại chẳng làm ai kinh ngạc”.


Câu 5:

Bài thơ được làm theo thể thơ 5 chữ, mỗi dòng thơ có 5 chữ, mỗi khổ có 4 dòng thơ.

Cách gieo vần giữa những dòng thơ trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ 2 và chữ cuối câu thư 3 vần liền với nhau.
Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng thơ đầu khổ tiếp theo.
Chính cách gieo vần được nối với nhau như trên đã giúp cho thể thơ 5 chữ này thích hợp với cách kể chuyện tự nhiên.


Câu 6:

Những từ láy được sử dụng trong bài thơ:

Từ láy miêu tả ngoại hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng,…
Từ láy làm tăng giá trị biểu đạt: mơ màng, thầm thì, thổn thức, hốt hoảng, nằng nặc, bồn chồn,…

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0