31/03/2021, 14:50

Bài soạn "Con hổ có nghĩa" số 1 - 6 Bài soạn "Con hổ có nghĩa" lớp 6 hay nhất

I. Đôi nét về tác giả Vũ Trinh - Vũ Trinh (1795 - 1828) - Quê quán: làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) - Tài năng: học rộng, hiểu nhiều, có tài năng thơ ca thi phú - Sự nghiệp: Năm 17 tuổi đỗ Hương Cống (cử nhân) Làm quan cho triều Lê và ...

I. Đôi nét về tác giả Vũ Trinh

- Vũ Trinh (1795 - 1828)

- Quê quán: làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh)

- Tài năng: học rộng, hiểu nhiều, có tài năng thơ ca thi phú

- Sự nghiệp:

Năm 17 tuổi đỗ Hương Cống (cử nhân)
Làm quan cho triều Lê và triều Nguyễn
- Quan điểm sáng tác: văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí


II. Đôi nét về tác phẩm Con hổ có nghĩa

1. Thể loại: truyện trung đại Việt Nam

a. Khái quát chung

- Trung đại là một giai đoạn lịch sử, nằm trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

- Các tác phẩm văn chương được sáng tác ở thời kì trung đại được gọi chung là văn học trung đại.

- Văn học trung đại gồm rất nhiều thể loại như thơ trung đại, kịch, phú, chiếu, hịch... trong đó có truyện trung đại.


b. Truyện trung đại Việt Nam

- Khái niệm: chính là các câu chuyện văn xuôi được viết trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm bởi người nước Nam.

- Nội dung: vô cùng phong phú, đa dạng, thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại.

- Cốt truyện: hầu hết còn đơn giản, không có quá nhiều biến cố kịch tính, khó đoán như các câu chuyện hiện đại.

- Nhân vật: thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

- Phân loại: gồm 2 loại cơ bản:

Truyện hư cấu: có nhiều chi tiết tưởng tượng nghệ thuật
Truyện tự sự: chủ yếu là ghi chép lại các sự việc đã diễn ra (gồm 2 thành phần chính là cốt truyện và nhân vật chính được kể)


2. Xuất xứ văn bản Con hổ có nghĩa

- Trích từ Lan Trì kiến văn lục, trong sách Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập I (do Nguyễn Đăng Na tuyển chọn và giới thiệu, Hoàng Hưng dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1997)


3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự


4. Ngôi kể

- Ngôi thứ 3


5. Tóm tắt văn bản Con hổ có nghĩa

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém. Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.


6. Bố cục văn bản Con hổ có nghĩa

- Gồm 2 phần:

Phần 1: Từ đầu → "bà mới sống qua được": Câu chuyện của con hổ với bà Trần

Phần 2: Phần còn lại: Câu chuyện của con hổ với bác tiều phu


7. Giá trị nội dung văn bản Con hổ có nghĩa

Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, truyện được sáng tác nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lý làm người


8. Giá trị nghệ thuật văn bản Con hổ có nghĩa

- Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, hư cấu, tưởng tượng…

- Kể chuyện thoe trình tự thời gian, tuần tự (cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau ) → Đây là một phong cách kể được kế thừa từ văn học dân gian


III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Văn bản thuộc thể loại văn trung đại.

- Gồm có hai đoạn:

+ Câu chuyện về sự báo đáp của con hổ với bà đỡ Trần

+ Sự báo ơn của con hổ với bác tiều Lạng Giang


Câu 2 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa

- Mượn hình ảnh con hổ có nghĩa để nói về con người có nghĩa.

+ Con hổ là loài cầm thú hung dữ mà còn sống có nghĩa, có tình thì lẽ nào con người lại sống thiếu ơn được

+ Đây là cách diễn giải gián tiếp về con người.


Câu 3 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Câu chuyện thứ nhất: bà đỡ Trần giúp hổ cái đang khó sinh, bà giúp hổ đẻ được và hổ vui mừng, đào bạc lên trả ơn cho bà, đưa bà ra tận cửa rừng.

- Câu chuyện thứ hai: bác tiều phu giúp hổ lấy chiếc xương bò mắc trong cổ họng, hổ săn nai về cảm tạ ơn. Lúc bác tiều mất, hổ xót thương, cứ tới dịp giỗ lại mang lễ vật về.

- Các chi tiết thú vị:

+ Bà đỡ Trần được hổ đực cảm tạ ơn bằng nén bạc

+ Con hổ nghe lời bác tiều nằm phục xuống, há miệng vẻ cầu cứu

- Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa: thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, sự trả ơn nghĩa suốt đời.


Câu 4 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa câu chuyện:

- Đề cao, ca ngợi lối sống tình nghĩa, biết giúp đỡ kẻ gặp nạn

- Người được nhận ơn phải ghi nhớ và biết báo đáp ơn nghĩa cho ân nhân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0