Bài soạn "Con hổ có nghĩa" số 4 - 6 Bài soạn "Con hổ có nghĩa" lớp 6 hay nhất
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Tóm tắt: Truyện thứ nhất: Có bà đỡ người họ Trần huyện Đông Triều được một con hổ cõng vào rừng trong một đêm. Ban đầu, bà sợ lắm. Nhưng khi thấy hổ đực nhỏ nước mắt vào tay mình thì bà nhận ra hổ cái đang đau bụng, cần phải sinh ra con ngay. Sẵn có ...
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Tóm tắt:
Truyện thứ nhất: Có bà đỡ người họ Trần huyện Đông Triều được một con hổ cõng vào rừng trong một đêm. Ban đầu, bà sợ lắm. Nhưng khi thấy hổ đực nhỏ nước mắt vào tay mình thì bà nhận ra hổ cái đang đau bụng, cần phải sinh ra con ngay. Sẵn có thuốc, bà liền hóa với nước sông và cho hổ cái uống. Hổ cái đẻ được con. Hổ đực mừng rữ, hổ cái thì nằm bẹp xuống. Hổ đực liền đào từ đất lên một cục bạc, tặng bà đỡ Trần và tiễn bà về. Khi bà về đén làng, hổ liền gầm một tiếng. Năm đó là năm mất mùa, nhưng nhờ có cục bạc mà bà qua khỏi năm đó.
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Bác ra giúp hổ thì lôi được một cái xương trâu to bằng tay. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 144 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
Bài làm:
Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:
Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.
Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.
Câu 2: (Trang 144 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Biện pháp nghệ thuật bao trùm được sử dụng là hiện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”.
Bài làm:
Truyện chủ yếu dùng biện pháp nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng hư cấu, biện pháp nhân cách hoá - con vật có tính cách, tình cảm như con người. Hiện thực và lãng mạn đan xen làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động.
Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau.
Câu 3: (Trang 144 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất, giữa bác tiều và con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện chi tiết nào em cho là thú vị, chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà Trần có thêm ý nghĩa gì?
Bài làm:
Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần
Các hành động:
Gõ cửa cổng bà đỡ
Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
Mừng rỡ, đùa giỡn với con.
Đào cục bạc tặng bà đỡ.
Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi. Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.
Con hổ thứ hai với bác tiều phu
Các hành động:
Mắc xương, lấy tay móc họng.
Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.
Tạ ơn một con nai.
Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.
Những chi tiết cảm động
Câu chuyện thứ nhất: hổ cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt, khi hổ cái đẻ được, hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con giống y như con người, như một người cha hạnh phúc. Hổ đực biết lo lắng chăm sóc cho vợ.
Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác.
Câu 4: (Trang 144 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Truyện con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người
Bài làm:
Mượn chuyện loài vật để nói chuyện về việc đối xử giữa con người với con người
Qua câu chuyện Con hổ có nghĩa người xưa muốn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người, sống cần có trước có sau, ăn quả phải nhớ người trồng cây.
LUYỆN TẬP
Câu 1: (Trang 144 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ. Nếu chưa biết để kể thì hãy nhờ bố mẹ hoặc ai đó kể cho nghe và từ đó viết vài lời cảm nghĩ.
Bài làm:
Câu chuyện về chú chó trung thành ở Nhật Bản
Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai nên ông coi Hachiko như con ruột.Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachi, có nick name là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhânvề. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .
Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko - lúc đó đã 12 tuổi - nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm. Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko.==> Qua câu chuyện, chúng ta thêm hiểu về loài chó, đó là một người bạn trung thành và thân thiết nhất với con người. Khi nhận được tình yêu thương chân thành, chú chó Hachiko đã luôn chờ đời người chủ của mình trở về cho đến lúc chú chết. Câu chuyện đã để lại sự xúc động trong mỗi người.