Bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp Harvard của Mark Zuckerberg

President Faust, Board of Overseers, faculty, alumni, friends, proud parents, members of the ad board, and graduates of the greatest university in the world, Cảm ơn ngài hiệu trường Faust, giảng viên, bạn bè, cựu sinh viên, phụ huynh, hội đồng quản trị và những người tốt nghiệp của ngôi ...

President Faust, Board of Overseers, faculty, alumni, friends, proud parents, members of the ad board, and graduates of the greatest university in the world,

Cảm ơn ngài hiệu trường Faust, giảng viên, bạn bè, cựu sinh viên, phụ huynh, hội đồng quản trị và những người tốt nghiệp của ngôi trường đại học tuyệt vời nhất thế giới.

I’m honored to be with you today because, let’s face it, you accomplished something I never could. If I get through this speech, it’ll be the first time I actually finish something at Harvard. Class of 2017, congratulations!

Thật vinh dự cho tôi ở đây cùng các bạn ngày hôm nay, bởi vì, thực sự, bạn đã làm được những thứ mà tôi đã không bao giờ có thể. nếu tôi hoàn thành xong bài phát biểu này thì đây sẽ là lần đầu tiên tôi thực sự hoàn thành cái gì đó ở Harvard. Khóa 2017, xin chúc mừng!

I’m an unlikely speaker, not just because I dropped out, but because we’re technically in the same generation. We walked this yard less than a decade apart, studied the same ideas and slept through the same Ec10 lectures. We may have taken different paths to get here, especially if you came all the way from the Quad, but today I want to share what I’ve learned about our generation and the world we’re building together.

Tôi không giống người phát biểu bình thường, không chỉ vì tôi đã bỏ học, mà còn vì chúng ta còn chung một thế hệ. Chúng ta đi trên sân trường này cách nhau chưa đến 10 năm, học chung những tư tưởng và ngủ trong những bài giảng EC10. Chúng ta có thể đi những con đường khác nhau để đến đây, đặc biệt nếu bạn đi từ trung tâm Quad, nhưng hôm nay, tôi muốn chia sẻ về những gì tôi đã học được từ thế hệ của chúng ta và thế giới mà chúng ta đang cùng nhau xây dựng.

But first, the last couple of days have brought back a lot of good memories.

Nhưng trước tiên, những ngày vừa qua đã đem lại rất nhiều những kỉ niệm đẹp.

How many of you remember exactly what you were doing when you got that email telling you that you got into Harvard? I was playing Civilization and I ran downstairs, got my dad, and for some reason, his reaction was to video me opening the email. That could have been a really sad video. I swear getting into Harvard is still the thing my parents are most proud of me for.

Có bao nhiêu người nhớ rõ bạn đang làm gì khi nhận được email nói rằng bạn đã đỗ trường Harvard? Lúc đó, tôi đang chơi Civilization và tôi chạy xuống cầu thang, thấy cha tôi và vì lí do gì đó, phản ứng của ông là quay video khi tôi mở email. Nó có thể là một video buồn. Tôi thề rằng đỗ vào Harvard là điều mà cha mẹ tự hào nhất về tôi.

What about your first lecture at Harvard? Mine was Computer Science 121 with the incredible Harry Lewis. I was late so I threw on a t-shirt and didn’t realize until afterwards it was inside out and backwards with my tag sticking out the front. I couldn’t figure out why no one would talk to me — except one guy, KX Jin, he just went with it. We ended up doing our problem sets together, and now he runs a big part of Facebook. And that, Class of 2017, is why you should be nice to people.

Bài giảng đầu tiên của bạn ở Harvard như thế nào? Của tôi là Computer science 121 với Harry Lewis. Tôi đã đến trễ, tôi mặc một chiếc áo phông và không nhận ra là tôi đã mặc ngược nó, cái mác áo thì nằm ở đằng trước. Tôi không thể hiểu vì sao không ai nói với tôi, ngoại trừ một người, KX Jin. Chúng tôi đã cùng nhau làm việc và bây giờ, anh ấy đang vận hành một phần quan trọng của facebook. Thế nên, khóa 2017, các bạn nên đối tốt với mọi người.

But my best memory from Harvard was meeting Priscilla. I had just launched this prank website Facemash, and the ad board wanted to “see me”. Everyone thought I was going to get kicked out. My parents came to help me pack. . As luck would have it, Priscilla was at that party with her friend. We met in line for the bathroom in the Pfoho Belltower, and in what must be one of the all time romantic lines, I said: “I’m going to get kicked out in three days, so we need to go on a date quickly.”

Ký ức đẹp nhất của tôi ở Harvard là gặp Priscilla. Lúc đó tôi đã tạo ra website Facemash và hội đồng quản trị muốn gặp tôi. Mọi người nghĩ rừng tôi sẽ bị đuổi học. Cha mẹ đã phải đến để giúp tôi thu dọn hành lí. Bạn bè đuổi tôi khỏi bữa tiệc. May mắn thay, prisscilla đã ở đó với bạn cô ấy. Chúng tôi gặp nhau khi đang xếp hàng trước nhà vệ sinh ở Belltower và đó là cái xếp hàng lãng mạn nhất. Tôi nói: ” Anh sẽ bị đuổi học trong 3 ngày nữa, vì vậy chúng ta hãy hẹn hò nhanh nhé.”

Actually, any of you graduating can use that line.

Thực ra, các bạn có thể sử dụng cách đó đấy.

I didn’t end up getting kicked out — I did that to myself. Priscilla and I started dating. And, you know, that movie made it seem like Facemash was so important to creating Facebook. It wasn’t. But without Facemash I wouldn’t have met Priscilla, and she’s the most important person in my life, so you could say it was the most important thing I built in my time here.

Cuối cùng, tôi không bị đuổi, nhưng tôi đã tự nghỉ. Priscilla và tôi bắt đầu hẹn hò. Và, bạn biết đấy, bộ phim các bạn đã xem cho thấy Facemash rất quan trọng trong việc tạo ra Facebook. Nhưng không phải như vậy. Nhưng nếu thiếu Facemash tôi đã không thể gặp được Priscilla, và cô ấy là người quan trọng nhất trong đời tôi. Vì vậy, bạn có thể nói nó là điều quan trọng nhất tôi làm được trong cả thời gian tôi ở đây.

We’ve all started lifelong friendships here, and some of us even families. That’s why I’m so grateful to this place. Thanks, Harvard.

Chúng ta đã bắt đầu tình bạn suốt đời ở đây và thậm chí là gia đình. Đó là lí do tôi rất biết ơn nơi này. Cảm ơn Harvard.

Today I want to talk about purpose. But I’m not here to give you the standard commencement about finding your purpose. We’re millennials. We’ll try to do that instinctively. Instead, I’m here to tell you finding your purpose isn’t enough. The challenge for our generation is creating a world where everyone has a sense of purpose.

Hôm nay, tôi muốn nói về mục tiêu. Nhưng tôi không ở đây để đưa ra cho bạn tiêu chuẩn nào để tìm ra mục tiêu cho mình. Chúng ta à thế hệ trẻ, chúng ta là điều đó theo bản năng. Thay vào đó, tôi ở đây để nói với bạn việc tìm ra mục tiêu là chưa đủ. thách thức của thế hệ chúng ta là tạo ra thế giới mà ở đó, mọi người có cảm nhận về mục tiêu.

One of my favorite stories is when John F Kennedy visited the NASA space center, he saw a janitor carrying a broom and he walked over and asked what he was doing. The janitor responded: “Mr. President, I’m helping put a man on the moon“.

Một trong những câu chuyện ưa thích của tôi là khi John F Kennedy đi thăm trung tâm vũ trụ NASA, ông thấy một người lao công đang cầm cái chổi, ông đi qua và hỏi anh ra đang làm gì. Người lao công trả lời : “Thưa ngài tổng thống, tôi đang giúp đưa loài người lên mặt trăng”.

Purpose is that sense that we are part of something bigger than ourselves, that we are needed, that we have something better ahead to work for. Purpose is what creates true happiness.

Mục tiêu là khi bạn cảm thấy bạn là một phần của thứ gì đó to lớn hơ bản thân bạn, đó là khi chúng ta được cần đến, là khi chúng ta hướng tới cái gì đó tốt đẹp hơn để thực hiện. Mục tiêu là thứ tạo nên hạnh phúc thực sự.

You’re graduating at a time when this is especially important. When our parents graduated, purpose reliably came from your job, your church, your community. But today, technology and automation are eliminating many jobs. Membership in communities is declining. Many people feel disconnected and depressed, and are trying to fill a void.

Các bạn đang tốt nghiệp vào thời điểm rất quan trọng này. Khi mà bố mẹ chúng ta tốt nghiệp, mục tiêu đến từ công việc, nhà thờ, cộng đồng. Nhưng hôm nay, công nghệ và sự tự động hóa đang lấy đi rất nhiều công việc. Số thành viên trong cộng đồng thì đang giảm. Nhiều người cảm thấy bị tách biệt và thất vọng, và đang cố gắng lấp đầy khoảng trống.

As I’ve traveled around, I’ve sat with children in juvenile detention and opioid addicts, who told me their lives could have turned out differently if they just had something to do, an after school program or somewhere to go. I’ve met factory workers who know their old jobs aren’t coming back and are trying to find their place.

Khi tôi đi nhiều nơi, tôi đã ngồi với những đứa trẻ trong trại cải tạo và cai nghiện, họ nói với tôi về cuộc đời của họ đã có thể khác đi nếu họ có cái gì đó để làm, một chương trình sau giờ học hay đâu đó để đi. Tôi đã gặp những công nhân nhà máy, họ biết công việc cũ của họ sẽ không trở lại và đang cố gắng tìm nơi khác.

To keep our society moving forward, we have a generational challenge — to not only create new jobs, but create a renewed sense of purpose.

Để cho xã hội của chúng ta phát triển, chúng ta có một thách thức mang tầm cả thế hệ, không chỉ để tạo ra những công việc mới, mà còn tạo ra cảm hứng mới về mục tiêu.

I remember the night I launched Facebook from my little dorm in Kirkland House. I went to Noch’s with my friend KX. I remember telling him I was excited to connect the Harvard community, but one day someone would connect the whole world.

Tôi nhớ đêm mà tôi cho ra đời facebook tại kí túc ở Kirkland House. Tôi đang đi đến Noch’s với bạn tôi KX. Tôi nhớ tôi đã nói vói anh ấy rằng tôi rất vui khi kết nối cộng đồng Harvard, nhưng một ngày nào đó, sẽ có người kết nối cả thế giới.

The thing is, it never even occurred to me that someone might be us. We were just college kids. We didn’t know anything about that. There were all these big technology companies with resources. I just assumed one of them would do it. But this idea was so clear to us — that all people want to connect. So we just kept moving forward, day by day.

Vấn đề là, đó không phải tôi mà có thể là ai đó trong số chúng ta. Chúng ta vẫn còn là những sinh viên trẻ. Chúng ta không biết cái gì về nó. Có nhiều công ty công nghệ với những nguồn lực. Tôi đã nghi rằng ai đó trong họ sẽ làm nó. Nhưng rõ ràng rằng, tất cả mọi người đều muốn kết nối. Vì vậy, chúng ta vẫn đang làm, ngày qua ngày.

I know a lot of you will have your own stories just like this. A change in the world that seems so clear you’re sure someone else will do it. But they won’t. You will.

Tôi biết đa số các bạn sẽ sở hữu những câu chuyện kiểu vậy. Sự thay đổi trên thế giới rõ ràng là bạn chắc chắn ai đó sẽ làm nó. Nếu họ không làm. Bạn làm.

But it’s not enough to have purpose yourself. You have to create a sense of purpose for others.

Bạn có mục tiêu của mình, điều đó là không đủ. Bạn còn phải tạo ra cảm hứng về mục tiêu cho những người khác.

I found that out the hard way. You see, my hope was never to build a company, but to make an impact. And as all these people started joining us, I just assumed that’s what they cared about too, so I never explained what I hoped we’d build.

Tôi đã tìm ra mục tiêu một cách khó khăn. Bạn biết không, ước mơ của tôi chưa bao giờ là lập một công ty, mà là tạo ra sự ảnh hưởng. Và khi những người này bắt đầu tham gia cùng chúng tôi, tôi chắc rằng tạo ra sự ảnh hưởng cũng là điều họ hướng đến. Vì vậy, tôi chưa bao giờ giải thích về cái mà tôi muốn chúng tôi làm.

A couple years in, some big companies wanted to buy us. I didn’t want to sell. I wanted to see if we could connect more people. We were building the first News Feed, and I thought if we could just launch this, it could change how we learn about the world.

Vài năm sau, một vài công ty lớn muốn mua chúng tôi. Tôi đã không muốn bán. Tôi muốn thấy chúng tôi kết nối được nhiều người hơn. Chúng tôi đang làm ra News feed đầu tiên và tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi có thể bắt đầu cái này, nó có thể thay đổi cách mà chúng ta biết về thế giới.

Nearly everyone else wanted to sell. Without a sense of higher purpose, this was the startup dream come true. It tore our company apart. After one tense argument, an advisor told me if I didn’t agree to sell, I would regret the decision for the rest of my life. Relationships were so frayed that within a year or so every single person on the management team was gone.

Hầu như mọi người khác đều muốn bán. Nếu không vì một mục tiêu lớn hơn thì đó đã là một sự khởi nghiệp thành công. Nó đã làm chia rẽ công ty. Sau cuộc tranh luận, một cố vấn đã nói với tôi rằng nếu tôi không đồng ý bán, tôi sẽ phải hối hận vì quyết định đó cho cả phần đời còn lại. Các mối quan hệ trở nên rất gay gắt trong vòng một năm và nhiều thành viên quản trị đã ra đi.

That was my hardest time leading Facebook. I believed in what we were doing, but I felt alone. And worse, it was my fault. I wondered if I was just wrong, an imposter, a 22 year-old kid who had no idea how the world worked.

Đó là khoảng thời gian khó khăn nhất khi lãnh đạo Facebook. Tôi tin vào những gì chúng tôi đang làm, nhưng tôi cảm thấy đơn độc. Tệ hơn, đó lại là lỗi của tôi. Tôi tự hỏi rằng liệu tôi có sai không, một kẻ lừa đảo, một đứa trẻ 22 tuổi chẳng biết gì về thế giới ngoài kia.

Now, years later, I understand that is how things work with no sense of higher purpose. It’s up to us to create it so we can all keep moving forward together.

Bây giờ, sau nhiều năm, tôi hiểu rằng đó là cách mọi việc xảy ra mà không có nhận thức về mục tiêu cao hơn. Tùy vào chúng ta tạo ra nó và vì thế, chúng tôi có thể cùng nhau phát triển.

Today I want to talk about three ways to create a world where everyone has a sense of purpose: by taking on big meaningful projects together, by redefining equality so everyone has the freedom to pursue purpose, and by building community across the world.

Hôm nay, tôi muốn nói về 3 cách để tạo ra thế giới – nơi mà mọi người có nhận thức về mục tiêu: bằng cách cùng nhau thực hiện những dự án có ý nghĩa, bằng cách định nghĩa lại công bằng để mọi người tự do theo đuổi mục tiêu và bằng cách tạo ra cộng đồng toàn thế giới.

First, let’s take on big meaningful projects.

Đầu tiên, hãy tiến hành những dự án có ý nghĩa.

Our generation will have to deal with tens of millions of jobs replaced by automation like self-driving cars and trucks. But we have the potential to do so much more together.

Thế hệ của chúng ta sẽ phải xoay xở với 10 triệu công việc bị thay thế bởi tự động hóa như xe tự lái. Nhưng chúng ta có tiềm năng để làm nhiều hơn thế.

Every generation has its defining works. More than 300,000 people worked to put a man on the moon – including that janitor. Millions of volunteers immunized children around the world against polio. Millions of more people built the Hoover dam and other great projects.

Mỗi thế hệ có nhiệm vụ của nó. Hơn 300000 người làm việc để đưa một người lên mặt trăng – gồm cả người gác cổng năm ấy. Hàng triệu tình nguyện viên phòng ngừa các trẻ nhỏ trên thế giới chống lại bệnh bại liệt. Hàng triệu người khác thì xây đập Hoover và những công trình vĩ đại khác.

Now it’s our generation turn to do great things. I know, you’re probably thinking: I don’t know how to build a dam, or get a million people involved in anything.

Bây giờ, tới lượt thế hệ chúng ta làm những điều vĩ đại rồi. Tôi biết, bạn có thể đang nghĩ: Tôi không biết xây dựng đập nước hay khiến một triệu người tham gia vào bất cứ cái gì đó.

But let me tell you a secret: no one does when they begin. Ideas don’t come out fully formed. They only become clear as you work on them. You just have to get started.

Nhưng để tôi nói cho bạn biết một bí mật: Không ai biết khi họ bắt đầu. Ý tưởng không đến một cách hoàn chỉnh. Chúng chỉ thực sự rõ ràng khi bạn tiến hành. Bạn chỉ phải bắt đầu thôi.

If I had to understand everything about connecting people before I began, I never would have started Facebook.

Nếu tôi phải hiểu tất cả về việc kết nối mọi người trước khi tôi bắt đầu, tôi sẽ không bao giờ tạo ra Facebook.

Movies and pop culture get this all wrong. The idea of a single eureka moment is a dangerous lie. It makes us feel inadequate since we haven’t had ours. It prevents people with seeds of good ideas from getting started. Oh, you know what else movies get wrong about innovation? No one writes math formulas on glass. That’s not a thing.

Phim ảnh và văn hóa nhạc pop hiểu sai hết cả.  Ý tưởng về thời khắc “tìm ra rồi” là một lời nói dối nguy hiểm. Nó khiến chúng ta suy nghĩ tiêu cực bởi vì chúng ta vẫn chưa tìm ra. Nó ngăn chặn mọi người nảy sinh ý tưởng từ lúc bắt đầu. ồ, bạn có biết điều gì mà phim ảnh hiểu sai về sự cải tiến. Không ai viết những công thức toán học trên cửa kính cả. chẳng có ai như thế cả.

It’s good to be idealistic. But be prepared to be misunderstood. Anyone working on a big vision will get called crazy, even if you end up right. Anyone working on a complex problem will get blamed for not fully understanding the challenge, even though it’s impossible to know everything upfront. Anyone taking initiative will get criticized for moving too fast, because there’s always someone who wants to slow you down.

Thật là tốt khi trần trề ý tưởng. Nhưng hãy sẵn sàng để bị hiểu nhầm. Bất kì ai làm việc với tầm nhìn rộng lớn sẽ bị gọi là điên khùng, ngay cả cuối cùng bạn đúng. Bất cứ ai xử lí một vấn đề phức tạp đều bị đổ lỗi cho không hiểu rõ thách thức, mặc dù ta không thể biết trước hết mọi thứ. Bất cứ ai đi trước đều sẽ bị chỉ trích vì đi quá nhanh, bởi vì luôn có ai đó muốn bạn đi chậm lại.

In our society, we often don’t do big things because we’re so afraid of making mistakes that we ignore all the things wrong today if we do nothing. The reality is, anything we do will have issues in the future. But that can’t keep us from starting.

Ở xã hội của chúng ta, chúng ta thường không làm những điều to lớn bởi chúng ta sợ phạm sai lầm đến nỗi chúng ta bỏ qua tất cả những sai lầm ngày hôm nay nếu chúng ta chẳng làm gì. Thực tế là, bất cứ điều gì chúng ta làm đều ảnh hưởng đến tương lai. Nhưng điều đó không thể ngăn chúng ta bắt đầu.

So what are we waiting for? It’s time for our generation-defining public works. How about stopping climate change before we destroy the planet and getting millions of people involved manufacturing and installing solar panels? How about curing all diseases and asking volunteers to track their health data and share their genomes? Today we spend 50x more treating people who are sick than we spend finding cures so people don’t get sick in the first place. That makes no sense. We can fix this. How about modernizing democracy so everyone can vote online, and personalizing education so everyone can learn?

Vậy thì chúng ta còn chờ đợi điều gì? Đã đến lúc cho những công trình công cộng thế hệ. Thế còn việc ngăn chặn biến đổi khí hậu trước khi chúng ta phá hủy trái đất và làm cho hàng triệu người tham gia sản xuất và lắp đặt các tấm pin mặt trời? Thế còn việc chữa trị bệnh tật và yêu cầu những tình nguyện viên theo dấu sức khỏe của họ và chia sẻ dữ liệu bộ gen? Ngày nay, xã hội của chúng ta dành gấp 50 lần chi phí để chữa trị bệnh hơn là tìm ra giải pháp phòng bệnh. Nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này. Thế còn việc hiện đại hóa dân chủ để mọi người có thể bỏ phiếu trực tuyến và cá nhân hóa nền giáo dục khiến tất cả mọi người có thể học?

These achievements are within our reach. Let’s do them all in a way that gives everyone in our society a role. Let’s do big things, not only to create progress, but to create purpose.

Những thành tựu này nằm trong tầm với của chúng ta. Hãy thực hiện chúng theo cách mà ai cũng đóng vai trò trong xã hội. Hãy làm việc lớn, không chỉ để tạo ra sự phát triển, mà để tạo ra mục tiêu.

So taking on big meaningful projects is the first thing we can do to create a world where everyone has a sense of purpose.

Thực hiện những dự án có ý nghĩa lớn là việc đầu tiên chúng ta có thể làm để tạo ra thế giới mà mọi người ý thức về mục tiêu.

The second is redefining equality to give everyone the freedom they need to pursue purpose.

Điều thứ hai là định nghĩa lại về bình đẳng để mỗi người đều được tự do theo đuổi mục tiêu.

Many of our parents had stable jobs throughout their careers. Now we’re all entrepreneurial, whether we’re starting projects or finding a role. And that’s great. Our culture of entrepreneurship is how we create so much progress.

Rất nhiều bậc phụ huynh của chúng ta đã làm những công việc ổn định suốt sự nghiệp của họ. Giờ đây, dù là khi khởi động dự án hay là tìm kiếm một vị trí nào đó, chúng ta đều mang trong mình tinh thần khởi nghiệp. Đó là một điều tuyệt vời. Nền văn hóa khởi nghiệp là cách để chúng ta có được nhiều tiến bộ đến thế.

Now, an entrepreneurial culture thrives when it’s easy to try lots of new ideas. Facebook wasn’t the first thing I built. I also built games, chat systems, study tools and music players. I’m not alone. JK Rowling got rejected 12 times before publishing Harry Potter. Even Beyonce had to make hundreds of songs to get Halo. The greatest successes come from having the freedom to fail.

Ngày nay, văn hóa doanh nhân phát triển mạnh khi thật dễ để có nhiều ý tưởng mới. Facebook không phải thứ đầu tiên tôi là. Tôi cũng làm các trò chơi điện tử, hệ thống chat, công cụ học tập và máy chơi nhạc. Không chỉ mình tôi. JK Rowling cũng đã bị từ chối 12 lần trước khi xuất bản cuốn Harry Potter. Kể cả Beyonce cũng phải làm hàng trăm bài hát trước khi có Halo. Những thành công vĩ đại nhất thường đến từ việc có quyền tự do thất bại.

But today, we have a level of wealth inequality that hurts everyone. When you don’t have the freedom to take your idea and turn it into a historic enterprise, we all lose. Right now our society is way over-indexed on rewarding success and we don’t do nearly enough to make it easy for everyone to take lots of shots.

Nhưng ngày nay, chúng ta đang sống giữa mức độ bất bình đẳng của cải có thể gây tổn thương cho bất kì ai. Khi bạn không được tự do biến ý tưởng của bạn thành một doanh nghiệp mang tầm lịch sử, đó là khi ta thất bại. Giờ đây, xã hội của chúng ta đang quá chăm chăm vào việc ban thưởng cho những người thành công mà chẳng hành động đủ để tạo cơ hội cho mọi người được dễ dàng thử sức nhiều lần.

Let’s face it. There is something wrong with our system when I can leave here and make billions of dollars in 10 years while millions of students can’t afford to pay off their loans, let alone start a business.

Hãy đối diện với điều này. Hệ thống của chúng ta hẳn phải có gì đó không ổn, khi tôi có thể rời khỏi đây và kiếm được hàng tỉ đô-la trong 10 năm, trong khi có hàng triệu sinh viên khác chẳng có đủ tiền để trả nợ chứ đừng nói đến việc khởi sự kinh doanh.

Look, I know a lot of entrepreneurs, and I don’t know a single person who gave up on starting a business because they might not make enough money. But I know lots of people who haven’t pursued dreams because they didn’t have a cushion to fall back on if they failed.

Đương nhiên tôi quen rất nhiều doanh nhân, và tôi biết rằng chẳng có ai từ bỏ khởi nghiệp kinh doanh chỉ vì không kiếm được đủ tiền. Nhưng tôi biết rất nhiều người chưa theo đuổi được ước mơ chỉ vì không có một cái đệm che chắn tấm lưng của họ phía sau khi vấp ngã.

We all know we don’t succeed just by having a good idea or working hard. We succeed by being lucky too. If I had to support my family growing up instead of having time to code, if I didn’t know I’d be fine if Facebook didn’t work out, I wouldn’t be standing here today. If we’re honest, we all know how much luck we’ve had.

Chúng ta đều biết chỉ riêng một ý tưởng hay hay làm việc chăm chỉ cũng không thể giúp ta thành công. Chúng ta thành công một phần nhờ may mắn. Nếu như tôi phải vừa lớn lên vừa cáng đáng gia đình thay vì được dành thời gian riêng tập lập trình, nếu như tôi không yên tâm rằng kể cả nếu Facebook có thất bại thì tôi vẫn sẽ sống ổn, thì tôi sẽ không được đứng ở đây giờ phút này. Nếu tất cả các bạn ở đây chịu thành thực mà nói, thì ta đều hiểu ta may mắn đến nhường nào.

Every generation expands its definition of equality. Previous generations fought for the vote and civil rights. They had the New Deal and Great Society. Now it’s our time to define a new social contract for our generation.

Mỗi thế hệ trôi qua, định nghĩa về bình đẳng lại được mở rộng. Những thế hệ trước đó đã đấu tranh đòi quyền bầu cử và các quyền công dân. Họ đã có được Chính sách Kinh tế mới và chương trình Đại xã hội. Giờ là lúc chúng ta đòi một khế ước xã hội mới cho thế hệ của mình.

We should have a society that measures progress not just by economic metrics like GDP, but by how many of us have a role we find meaningful. We should explore ideas like universal basic income to give everyone a cushion to try new things. We’re going to change jobs many times, so we need affordable childcare to get to work and healthcare that aren’t tied to one company. We’re all going to make mistakes, so we need a society that focuses less on locking us up or stigmatizing us. And as technology keeps changing, we need to focus more on continuous education throughout our lives.

Chúng ta nên có một xã hội đo lường sự tiến bộ không chỉ bằng những chỉ số kinh tế như GDP, mà còn phải bằng số người tìm được một vị trí có ý nghĩa. Chúng ta nên nghiên cứu để tìm ra mức thu nhập cơ bản toàn cầu để ai cũng có một chiếc đệm đỡ cho phép họ thử những thứ mới. Chúng ta sẽ còn nhảy việc nhiều lần, vì vậy chúng ta cần những chính sách chăm sóc con em ở mức tiền chi trả được, cùng mức bảo hiểm y tế không trói buộc trong khuôn khổ một doanh nghiệp riêng. Chúng ta sẽ còn mắc nhiều sai lầm, vì vậy chúng ta cần một xã hội không chăm chăm vào việc trói buộc hay kì thị chúng ta. Và bởi công nghệ sẽ còn thay đổi, chúng ta cần một xã hội tập trung nhiều hơn vào việc giáo dục liên tục trong suốt cuộc đời mình.

And yes, giving everyone the freedom to pursue purpose isn’t free. People like me should pay for it. Many of you will do well and you should too.

Và vâng, trao cho tất cả mọi người sự tự do để theo đuổi mục đích không phải việc miễn phí. Những người như tôi nên chi trả cho việc đó. Rất nhiều người trong số các bạn sẽ thành đạt, và các bạn cũng nên làm như vậy.

That’s why Priscilla and I started the Chan Zuckerberg Initiative and committed our wealth to promoting equal opportunity. These are the values of our generation. It was never a question of if we were going to do this. The only question was when.

Đó là lí do Priscilla và tôi đã thành lập Quỹ Chan Zuckerberg Initiative, cam kết sẽ sử dụng tài sản của chúng tôi nhằm thúc đẩy các cơ hội công bằng. Đây là những giá trị của thế hệ ta. Chúng ta không được phép hỏi xem liệu chúng ta có làm việc này hay không. Chúng ta chỉ có thể hỏi là bao giờ chúng ta bắt đầu làm nó.

Millennials are already one of the most charitable generations in history. In one year, three of four US millennials made a donation and seven out of ten raised money for charity.

Những người trẻ thuộc thế hệ Y luôn là một trong những thế hệ quyên góp nhiều nhất trong lịch sử. Chỉ trong vòng 1 năm, 3/4 người Mỹ thuộc thế hệ Y đã tham gia quyên góp, và cứ 10 người thì có 7 người gây quỹ từ thiện.

But it’s not just about money. You can also give time. I promise you, if you take an hour or two a week — that’s all it takes to give someone a hand, to help them reach their potential.

Nhưng sự giúp đỡ không chỉ đến từ tiền bạc. Bạn cũng có thể quyên góp thời gian. Tôi đảm bảo với bạn, nếu bạn có thể dành khoảng 1 đến 2 tiếng mỗi tuần, thì đó đã là tất cả những gì một người cần để được chạm tới tiềm năng của họ.

Maybe you think that’s too much time. I used to. When Priscilla graduated from Harvard she became a teacher, and before she’d do education work with me, she told me I needed to teach a class. I complained: “Well, I’m kind of busy. I’m running this company.” But she insisted, so I taught a middle school program on entrepreneurship at the local Boys and Girls Club.

Có thể bạn nghĩ rằng đó là một khoảng thời gian quá nhiều, Tôi cũng từng nghĩ như thế. Khi Priscilla tốt nghiệp Harvard, cô ấy trở thành giáo viên, và trước khi cô ấy tham gia vào các công việc giáo dục cùng tôi, cô bảo tôi rằng tôi cần phải đứng giảng một lớp học nào đó. Tôi đã phàn nàn rằng: “Anh bận lắm, anh còn phải quản lí công ty này mà”. Nhưng cô ấy đã thuyết phục tôi, và thế là tôi tham gia giảng dạy một chương trình khởi nghiệp cho học sinh trung học tại Câu lạc bộ Boys and Girls tại địa phương.

I taught them lessons on product development and marketing, and they taught me what it’s like feeling targeted for your race and having a family member in prison. I shared stories from my time in school, and they shared their hope of one day going to college too. For five years now, I’ve been having dinner with those kids every month. One of them threw me and Priscilla our first baby shower. And next year they’re going to college. Every one of them. First in their families.

Tôi đã dạy cho các em những bài học về phát triển sản phẩm, về marketing; còn các em dạy cho tôi cảm giác bị châm chọc là như thế nào khi bị kì thị chủng tộc hay có người thân trong gia đình phải ngồi tù. Tôi kể cho các em nghe về khoảng thời gian đi học của tôi, còn các em chia sẻ với tôi niềm hy vọng rằng một ngày các em cũng được học đại học. Trong suốt 5 năm từ đó đến giờ, mỗi tháng tôi đều dành thời gian ăn tối với các em. Một trong số các em đã cho tôi và Priscilla trải nghiệm lần đầu tiên được tắm cho em bé. Và sang năm các em sẽ được đến trường đại học. Tất cả các em. Những người đầu tiên trong gia đình các em.

We can all make time to give someone a hand. Let’s give everyone the freedom to pursue their purpose — not only because it’s the right thing to do, but because when more people can turn their dreams into something great, we’re all better for it.

Chúng ta đều có thể dành thời gian để giúp đỡ ai đó. Hãy trao cho họ sự tự do để theo đuổi mục đích của họ – không chỉ bởi đó là điều đúng đắn nên làm, mà còn bởi khi ai đó có thể biến giấc mơ của họ thành một hiện thực vĩ đại, thì chúng ta đều được hưởng lợi vì điều đó.

Purpose doesn’t only come from work. The third way we can create a sense of purpose for everyone is by building community. And when our generation says “everyone”, we mean everyone in the world.

Mục đích không chỉ đến từ công việc. Cách thứ ba chúng ta có thể làm để nâng cao nhận thức về mục đích cho mọi người là bằng việc xây dựng cộng đồng. Và khi thế hệ chúng ta nói “mọi người”, chúng ta thực sự muốn nói đến mọi người trên thế giới.

Quick show of hands: how many of you are from another country? Now, how many of you are friends with one of these folks? Now we’re talking. We have grown up connected.

Tôi muốn hỏi nhanh một câu, mọi người giơ tay nhé: bao nhiêu người trong số các bạn đến từ một quốc gia khác? Bao nhiêu người trong số các bạn có bạn là người ngoại quốc? Vậy đấy. Chúng ta đều lớn lên trong những mối liên hệ với nhau.

In a survey asking millennials around the world what defines our identity, the most popular answer wasn’t nationality, religion or ethnicity, it was “citizen of the world”. That’s a big deal.

Trong một khảo sát dành cho người trẻ thuộc thế hệ Y trên toàn thế giới về việc điều gì định hình danh tính của chúng ta, câu trả lời phổ biến nhất không phải là quốc tịch, tôn giáo hay dân tộc, đó là “công dân toàn cầu”. Đó là một vấn đề lớn lao.

Every generation expands the circle of people we consider “one of us”. For us, it now encompasses the entire world.

Mỗi thế hệ lại góp phần mở rộng vòng tròn mà ta coi là “một trong số chúng ta”. Đến thế hệ mình, vòng tròn đó đã bao trọn toàn bộ thế giới.

We understand the great arc of human history bends towards people coming together in ever greater numbers — from tribes to cities to nations — to achieve things we couldn’t on our own.

Chúng tôi hiểu rằng vòng cung vĩ đại của lịch sử nhân loại đã cong về phía những người quần tụ với nhau thành những cộng đồng lớn – từ các bộ lạc, đến các thành phố rồi đến các quốc gia – để đạt tới những điều mà chúng ta không thể có nếu đứng riêng lẻ.

We get that our greatest opportunities are now global — we can be the generation that ends poverty, that ends disease. We get that our greatest challenges need global responses too — no country can fight climate change alone or prevent pandemics. Progress now requires coming together not just as cities or nations, but also as a global community.

Chúng ta cũng hiểu rằng những cơ hội tuyệt vời nhất bây giờ là dành cho cả thế giới – chúng ta có thể là thế hệ chấm dứt nghèo đói và bệnh tật. Chúng ta hiểu rằng những thách thức lớn nhất của chúng ta cần sự phản ứng toàn cầu – không quốc gia nào có thể một mình chống lại biến đổi khí hậu hay ngăn chặn đại dịch lây lan. Những tiến bộ hiện nay đòi hỏi phải có sự kề vai sát cánh của không chỉ các thành phố, mà phải của một cộng đồng thế giới.

But we live in an unstable time. There are people left behind by globalization across the world. It’s hard to care about people in other places if we don’t feel good about our lives here at home. There’s pressure to turn inwards.

Nhưng chúng ta cũng đang sống trong giai đoạn bất ổn. Khắp thế giới này đang có những người bị tuột lại đằng sau vì toàn cầu hóa. Rất khó để chăm sóc cho người ở những nơi khác nếu bản thân chúng ta không cảm thấy thỏa mãn với những gì đang có ở đây hiện tại. Lo cho chính bản thân là một áp lực trước tiên.

This is the struggle of our time. The forces of freedom, openness and global community against the forces of authoritarianism, isolationism and nationalism. Forces for the flow of knowledge, trade and immigration against those who would slow them down. This is not a battle of nations, it’s a battle of ideas. There are people in every country for global connection and good people against it.

Đây chính là cuộc đấu tranh của thời đại chúng ta. Cuộc đấu tranh giữa thế lực của tự do, cởi mở, của cộng đồng toàn cầu với thế lực của chủ nghĩa độc đoán, chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa dân tộc. Cuộc đấu tranh giữa thế lực của dòng chảy kiến thức, dòng chảy thương mại và dòng nhập cư với những kẻ muốn ngăn chặn chúng. Đây không phải là một cuộc chiến của quốc gia, đây là một quốc chiến của lý tưởng. Chúng ta – những người tốt ở các quốc gia đang hướng đến sự kết nối toàn cầu và chống lại những điều tiêu cực đó.

This isn’t going to be decided at the UN either. It’s going to happen at the local level, when enough of us feel a sense of purpose and stability in our own lives that we can open up and start caring about everyone. The best way to do that is to start building local communities right now.

Những điều này sẽ không được quyết định tại cuộc họp của Hội đồng Liên Hợp Quốc. Chúng sẽ diễn ra ở quy mô địa phương, khi mỗi chúng ta đều cảm thấy ổn định và có mục đích sống. Lúc ấy chúng ta sẽ sẵn sàng cởi mở và bắt đầu quan tâm tới tất cả mọi người. Cách tốt nhất để làm điều đó là bắt đầu xây dựng những cộng đồng từ địa phương, ngay lúc này.

We all get meaning from our communities. Whether our communities are houses or sports teams, churches or music groups, they give us that sense we are part of something bigger, that we are not alone; they give us the strength to expand our horizons.

Chúng ta đều được hưởng một ý nghĩa nào đó từ các cộng đồng. Dù cộng đồng của ta có là phường xã, là các đội tuyển thể thao, là nhà thờ hay các nhóm hát bè, chúng cũng sẽ cho ta cảm giác được là một phần của điều gì đó lớn lao hơn, cảm giác rằng ta không cô độc; chúng cho ta sức mạnh để mở rộng giới hạn của mình.

That’s why it’s so striking that for decades, membership in all kinds of groups has declined as much as one-quarter. That’s a lot of people who now need to find purpose somewhere else.

Đó là lí do mà việc trong vài thập kỉ gần đây, số lượng tham gia các tổ chức cộng đồng giảm sút khoảng ¼ quả là một cú sốc lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc rất nhiều người đang phải kiếm tìm mục đích ở một nơi nào đó khác.

But I know we can rebuild our communities and start new ones because many of you already are.

Nhưng tôi biết chúng ta có thể tái lập lại những cộng đồng của mình và xây dựng những cộng đồng mới, vì tôi biết rất nhiều người trong số các bạn đã và đang làm điều đó.

I met Agnes Igoye, who’s graduating today. Where are you, Agnes? She spent her childhood navigating conflict zones in Uganda, and now she trains thousands of law enforcement officers to keep communities safe.

Tôi đã gặp Agnes Igoya, một sinh viên cũng tốt nghiệp ngày hôm nay. Cô ấy đã dành toàn bộ thời thơ ấu của mình để giải quyết những mâu thuẫn liên quan đến nạn buôn bán người ở Uganda, và giờ cô ấy đang đào tạo cho hàng ngàn nhân viên hành pháp khác nhằm giúp đảm bảo an ninh trong cộng đồng.

I met Kayla Oakley and Niha Jain, graduating today, too. Stand up. Kayla and Niha started a non-profit that connects people suffering from illnesses with people in their communities willing to help.

Tôi đã gặp Kayla Oakley và Niha Jain, cũng tốt nghiệp ngày hôm nay. Kayla và Niha đã khởi động dự án phi lợi nhuận nhằm kết nối những người mắc bệnh mãn tính với những người khác sẵn sàng giúp đỡ họ trong cộng đồng.

I met David Razu Aznar, graduating from the Kennedy School today. David, stand up. He’s a former city councilor who successfully led the battle to make Mexico City the first Latin American city to pass marriage equality — even before San Francisco.

Tôi đã gặp David Razu Azar, tốt nghiệp từ Kennedy School hôm nay. Anh ấy là một cựu thành viên hội đồng thành phố, người đã lãnh đạo thành công cuộc chiến giúp đưa Mexico City trở thành thành phố đầu tiên của Mỹ Latinh đạt sự bình đẳng về hôn nhân – trước cả San Francisco.

This is my story too. A student in a dorm room, connecting one community at a time, and keeping at it until one day we connect the whole world.

Đây cũng là câu chuyện của tôi. Một sinh viên trong một phòng ngủ kí túc, kết nối từng cộng đồng một, và giữ phong độ đó cho đến một ngày chúng tôi kết nối với cả thế giới.

Change starts local. Even global changes start small — with people like us. In our generation, the struggle of whether we connect more, whether we achieve our biggest opportunities, comes down to this — your ability to build communities and create a world where every single person has a sense of purpose.

Những thay đổi bắt đầu từ chính địa phương của bạn. Ngay cả những thay đổi toàn cầu cũng bắt đầu từ những bước rất nhỏ – từ chính những người như chúng ta.

Class of 2017, you are graduating into a world that needs purposes. It’s up to you to create it.

Khóa 2017, các bạn tốt nghiệp vào lúc mà thế giới cần những mục tiêu. Điều đó tùy thuộc vào cách bạn tạo ra nó.

Now, you may be thinking: can I really do this?

Bây giờ, bạn có thể đang nghĩ rằng: Tôi có thể làm được điều này hay không?

Remember when I told you about that class I taught at the Boys and Girls Club? One day after class I was talking to them about college, and one of my top students raised his hand and said he wasn’t sure he could go because he’s undocumented. He didn’t know if they’d let him in.

Hãy nhớ lại câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe về lớp học tôi dạy ở Câu lạc bộ Boys and Girls. Một ngày, sau khi tan học, tôi nói chuyện với các em về trường đại học, và một trong những học sinh xuất sắc nhất của tôi giơ tay nói rằng em không chắc liệu em có thể vào đại học hay không khi em không có giấy tờ gì cả. Em không biết liệu rằng họ có cho em vào hay không.

Last year I took him out to breakfast for his birthday. I wanted to get him a present, so I asked him and he started talking about students he saw struggling and said “You know, I’d really just like a book on social justice.”

Năm ngoái, tôi đưa em đi ăn sáng để chúc mừng sinh nhật em. Tôi đã muốn tặng cho em một món quà, vì vậy tôi hỏi em và em bắt đầu nói về những học sinh khác mà em chứng kiến cảnh chật vật của họ, rồi em bảo: “Anh biết không, em nghĩ là em chỉ muốn một cuốn sách về công bằng xã hội là được”.

I was blown away. Here’s a young guy who has every reason to be cynical. He didn’t know if the country he calls home — the only one he’s known — would deny him his dream of going to college. But he wasn’t feeling sorry for himself. He wasn’t even thinking of himself. He has a greater sense of purpose, and he’s going to bring people along with him.

Tôi đã rất bất ngờ. Trước mặt tôi là một chàng trai trẻ có đủ mọi lý do để hoài nghi thế giới. Cậu ấy không biết rằng đất nước mà cậu gọi là quê hương – đất nước duy nhất cậu biết – liệu có chối bỏ giấc mơ vào đại học của cậu hay không. Nhưng cậu không cảm thấy tủi cho phận mình. Cậu ấy thậm chí còn không nghĩ về bản thân. Cậu ấy mang trong mình một nhận thức lớn lao về mục đích, và cậu ta sẽ mang mọi người đi cùng với mình.

It says something about our current situation that I can’t even say his name because I don’t want to put him at risk. But if a high school senior who doesn’t know what the future holds can do his part to move the world forward, then we owe it to the world to do our part too.

Tôi không thể nói tên em ở đây vì tôi không muốn em gặp rủi ro, đó cũng là một tình huống chúng ta đang gặp phải. Nhưng nếu như một học sinh trung học không biết rằng tương lai mình có gì, mà vẫn có thể làm phần việc của mình để đưa thế giới đi lên, thì chúng ta đang nợ thế giới phần việc của chính mình.

Before you walk out those gates one last time, as we sit in front of Memorial Church, I am reminded of a prayer, Mi Shebeirach, that I say whenever I face a challenge, that I sing to my daughter thinking about her future when I tuck her into bed. It goes:

Trước khi bạn bước ra khỏi những cánh cổng kia một lần cuối cùng, tôi được nhắc nhớ về một lời thỉnh nguyện mà tôi sẽ đọc mỗi khi phải đối diện với thách thức, hay mỗi đêm tôi ôm con tôi vào giường ngủ, vừa hát vừa nghĩ đến tương lai của cháu. Lời thỉnh nguyện đó như thế này:

“May the source of strength, who blessed the ones before us, help us *find the courage* to make our lives a blessing.”

“Hỡi cội nguồn sức mạnh, người đã ban ơn cho tất cả những ai trước đó, hãy giúp chúng con có được lòng can đảm để biến cuộc đời chúng con thành một niềm ơn”.

I hope you find the courage to make your life a blessing.

Tôi hy vọng rằng bạn có được lòng can đảm để biến cuộc đời mình thành một niềm ơn.

Congratulations, Class of ’17! Good luck out there.

Xin chúc mừng lớp 2017! Chúc các bạn mọi điều may mắn trong cuộc sống.

0