Bài khấn khi đốt vàng mã
Văn khấn hóa vàng mã Bài khấn khi hóa vàng mã Trong dân gian lưu truyền một bài khấn (lời đọc) mỗi khi đốt vàng mã. Văn khấn hóa vàng mã này khá ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc thường được các cụ ...
Bài khấn khi hóa vàng mã
Trong dân gian lưu truyền một bài khấn (lời đọc) mỗi khi đốt vàng mã. Văn khấn hóa vàng mã này khá ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc thường được các cụ truyền rằng đọc lời khấn khi đốt vàng mã cho người âm nhận được tấm lòng của người dương. Cùng với bài khấn nhỏ là tục đổ rượu vào tro vàng mã với nhiều cách giải thích khác nhau.
Văn cúng cô hồn hàng tháng
Cúng rằm tháng Giêng
Văn cúng cô hồn, cúng Rằm tháng Bảy
Cách làm mâm cơm cúng rằm tháng 7
Người thì cho rằng đổ rượu vào tro vàng mã thì mới hoàn tất quá trình đốt mã, người âm mới nhận được đồ do người dương cúng. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng đổ rượu vào tro vàng mã có ý nghĩa là "hỏa tịnh", làm cho lửa tắt trong sạch sẽ mà thôi.
Vì có nhiều quan điểm khác nhau nên bài khấn nhỏ khi đốt vàng mã chỉ mang tính chất tham khảo cho mọi người trong dịp rằm tháng 7 hay ngày hóa vàng mùng 3 Tết nguyên Đán.
Nội dung bài khấn khi đốt vàng mã
Âm dương nhất lý
Lễ phật hoàn thành
Phần hoá kim ngân
Cúng giàng lễ tất
hoặc
Dương sao âm vậy
Lễ Phật đã xong
Phần* hoá ** vàng bạc
Cúng dàng đã xong
* phần: đốt cháy
** hóa: chệch âm của chữ Hoả = Lửa, đốt cháy
Lưu ý khi cúng cô hồn
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.
Một lưu ý nhỏ cho bạn là khi cúng cô hồn phải đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán).
Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.
Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong.
Tuy nhiên, hiện nay đối tượng cướp cỗ có thể là bất kỳ ai, từ trẻ em đến những tay anh chị quậy phá, được xem là "cô hồn sống".
Người ta tin rằng, nếu người sống giành giật càng đông là họ đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá gia đình.
Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay.
Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại. Nếu khi chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực giật có nghĩa là tín hiệu tốt.