26/04/2018, 07:56

Bài 8 trang 17 SBT Sinh 11 : Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít...

Bài 8 trang 17 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11 : Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta được một hỗn hợp sắc tô màu xanh lục. Từ các thí nghiệm : a) Chiết rút sắc tố Lấy ...

Bài 8 trang 17 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11 : Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta được một hỗn hợp sắc tô màu xanh lục.

Từ các thí nghiệm :

a) Chiết rút sắc tố

Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta được một hỗn hợp sắc tô màu xanh lục.

b) Tách các sắc tố thành phần

Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân làm hai lớp ề. Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hoà tan trong benzen. Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hoà tan trong axêtôn 

Trả lời các câu hỏi sau :

1. Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ ?

2. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp
sắc tố ?

Trả lời:

1. Phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ vì chỉ có dung môi hữu cơ mới có thể tách được các tế bào sắc tố và hòa tan chúng.

2. Benzen nhẹ hơn axeton, benzen hòa tan được carotenoit, axeton hòa tan được clorophyl.

0