24/06/2018, 01:06

Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV – Lịch sử 10

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam liên tiếp phải đương đầu với những cuộc xâm lược của kẻ thù phương Bắc, có thể kể đến như quân xâm lược Nguyên Mông, quân nhà Minh…Bài học ngày hôm nay sẽ tìm hiểu về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X- XV. A. Lý ...

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam liên tiếp phải đương đầu với những cuộc xâm lược của kẻ thù phương Bắc, có thể kể đến như quân xâm lược Nguyên Mông, quân nhà Minh…Bài học ngày hôm nay sẽ tìm hiểu về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X- XV.

A. Lý thuyết

I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

–       Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.

–       Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

–       Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt  chiến  đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)

–       Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.

–       Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.

+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân” đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.

–       Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.

+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.

–       Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.

Nhung cuoc khang chien chong ngoai xam (X-XV)

Lược đồ đường tiến công thành Ung Châu  của Lý Thường Kiệt  1075 ( mũi tên mầu đỏ ),quân Tống 1077 (Mũi tên màu xanh )

Nhung cuoc khang chien chong ngoai xam (X-XV)

Lược đồ trận  chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

 II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII)

–       Năm 1258 – 1288 quân Mông – Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.

–       Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.

–       Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình – Hà Nội).

+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.

Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

+         Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.

+        Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình Þ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.

Nhung cuoc khang chien chong ngoai xam (X-XV)

Bạch Đằng năm 1288

Nhung cuoc khang chien chong ngoai xam (X-XV)

 Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn

III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN

–       Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

–       Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo.

–       Thắng lợi tiêu biểu:

+        Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.

+         Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.

+      Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.

–       Đặc điểm:

+         Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+         Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

+         Có đại bản doanh, căn cứ địa.

Diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động

Chi Lăng – Xương Giang năm 1427

B. Bài tập

Câu 1: Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà

Trả lời:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc Lỗ lai xâm phạm
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.

Quân Tống nghe thấy, xéo đạp lên nhau mà chạy, mạnh ai nấy chạy thoát thân, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể. Quân Tống vì thế đại bại mà về”.

Trong khi đó, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê thì ghi: “Nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân tướng, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người. Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta (người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Sau đó quả nhiên như thế. (Hai anh em Trương tướng quân, anh tên là Khiếu, em tên là Hát, đều là tướng giỏi của Triệt Việt Vương. [Triệu] Việt Vương bị [Hậu] Lý Nam Đế đánh bại mà mất nước. Nam Đế gọi cho làm quan, hai người đều nói: “Tôi trung không thờ kẻ làm vua đã giết hại chủ mình”. Rồi ẩn mình trốn ở núi Phù Long, Nam Đế gọi mấy lần không chịu ra, mới hạ lệnh ai chém được thủ cấp hai người thì thưởng nghìn vàng)”.

Như vậy, một thuyết cho rằng bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” xuất hiện khi vua Lê Đại Hành mang quân cự Tống năm 981, còn theo thuyết còn lại thì bài thơ ra đời khi Lý Thường Kiệt phụng mệnh vua Lý Nhân Tông mang quân chống giặc Tống xâm lăng hồi năm 1076-1077. Thế nhưng, khi đề cập đến bài thơ này đa số sách sử đều cho là gắn liền với trận đánh trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1076-1077. Như sách Việt Sử Tiêu Án của Ngọ Phong Ngô Thời Sĩ hay Việt Nam Sử Lược của Lệ Thần Trần Trọng Kim đều cho rằng bài thơ xuất hiện vào thời Lý Thường Kiệt.

Câu 2: Nêu ý nghĩa lời hịch nói trên của Trần Hưng Đạo

Trả lời:

Lời Hịch này được ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến Mông – Nguyên diễn ra vô cùng quyết liệt. Nhằm mục địch động viên tinh thần quân sĩ, đoàn kết dân tộc, Trần Quốc Tuấn đã viết lời Hịch nói trên. Đọc lời Hịch nói trên ta cảm nhận được nó thể hiện:
+ Lòng yêu nước thiết tha.

+ Sự căm thù quân xâm lược.

+ Quyết tâm xả thân vì nước.

+ Khích lệ tướng sĩ hăng hái chiến đấu.

Câu 3: Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

Trả lời:

Vì nhà Trần là một Triều đại danh chính ngôn thuận. Vua tôi nhà Trần rất đoàn kết, trên dưới một lòng vì dân vì nước.
Nhà Trần biết cổ vũ nhân dân, biết hiệu triệu nhân dân, điển hình là chuyện triệu tập hội nghị Diên Hồng, đây là một hành động thể hiện triều đình biết trân trọng ý kiến của nhân dân, nhất là những người lớn tuổi. Khi những người lớn tuổi vừa ủng hộ thì người nhỏ tuổi cũng phải dốc sức mà thôi.

Câu 4: Nêu một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần

Trả lời:

Trước những hành động tàn bạo của kẻ thù : “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn ; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ”, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo đã nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hoá) vào mùa xuân năm 1418. Mặc dù nhiều lần bị quân Minh tiến đánh dữ dội, nghĩa quân vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, mở rộng dần vùng hoạt động để rồi sau đó, làm chủ cả vùng đất từ Thanh Hoá vào phía Nam. Được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân, nghĩa quân đã tán cồng ra Bắc, chiến đấu quyết liệt với quân Minh, đẩy chúng vào thế bị động. Cuối năm 1427, 15 vạn quân cứu viện của giặc ồ ạt tiến vào nước ta đã bị nghĩa quân đánh tan tành ở trận Chi Lăng – Xương Giang lừng lẫy. Giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thề đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10

Trên đây chúng tôi đã trình bày khái quát về các cuộc xâm lược của quân nhà Tống, Nguyên- Mông và quân nhà Minh vào lãnh thổ Việt Nam, cùng với đó là cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của nhân dân ta. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

0