Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực nam Á
BÀI 10: GIẢI BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nằm ở Nam Á, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. + Địa hình chia làm ba miền: phía Bắc là dãy Himalaya, phía Nam là sơn nguyên Đêcan, ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn. + Khí hậu: ...
BÀI 10: GIẢI BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nằm ở Nam Á, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. + Địa hình chia làm ba miền: phía Bắc là dãy Himalaya, phía Nam là sơn nguyên Đêcan, ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn. + Khí hậu: nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Gió Tây Nam có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. + Nam Á có nhiều sông lớn như: sông An, ...
BÀI 10: GIẢI BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Nằm ở Nam Á, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng.
+ Địa hình chia làm ba miền: phía Bắc là dãy Himalaya, phía Nam là sơn nguyên Đêcan, ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn.
+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.
Gió Tây Nam có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
+ Nam Á có nhiều sông lớn như: sông An, sông Hằng, ...
+ Nam Á có nhiều cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 36 SGK địa lí 8: Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu như thế nào?
Trả lời:
Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu đặc biệt là lượng mưa.
- Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm cho sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000 mm/năm. Nhưng ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít.
- Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya, chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn.
- Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đêcan lượng mưa rất ít.
Giải bài tập 2 trang 36 SGK địa lí 8: Tại sao nói: "sản xuất nông nghiệp ở Nam Á phụ thuộc vào gió Tây Nam".
- Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thiên nhiên, nhân dân trong vùng đã làm gì?
Trả lời:
- Gió Tây Nam là gió thổi từ biển vào mang theo mưa lớn, vì vậy gió Tây Nam đến sớm hay đến muộn có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của vùng.
- Đế giảm bớt sự phụ thuộc vào thiên nhiên, nhân dân trong vùng đã xây dựng công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước, xây dựng kênh mương và đào giếng.
Giải bài tập 3 trang 36 SGK địa lí 8: Tại sao hoang mạc Tha lại ăn sát ra tận biển.
Trả lời:
Vì vùng này vào mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió tây và tây bắc từ sơn nguyên Iran thổi tới nên khô và nóng, lượng mưa không đáng kế đã hình thành hoang mạc Tha ăn sát ra biển.
III. THÔNG TIN BỔ SUNG
NAM Á
Nam Á (còn được nói như là tiểu lục địa Ấn Độ) là bộ phận nằm ở rìa phía nam lục địa, bao gồm miền núi Himalaya, đồng bằng Ân - Hằng và bán đảo Inđôxtan.
1. Himalaya là hệ thống núi uốn nếp trẻ, cao và đồ sộ nhất thế giới. Himalaya được phân cách với sơn nguyên Tây Tạng bởi một thung lũng kiến tạo hẹp (thung lũng Bramapút).
Hệ thông Himalaya được hình thành vào chu kì tạo núi Tân sinh và được nâng lên rất cao tạo thành một hệ thống núi cao và đồ sộ nhất thế giới. Đĩnh cao nhất là Chomolungma (Êvơrét), cao nhất thế giới (8448 m). Ngoài ra còn 7 đỉnh núi khác cao hơn 8000m.
Himalaya thực tế là một ranh giới khí hậu của châu Á. Các sườn núi phía nam thuộc đới khí hậu nóng ẩm, với lượng mưa trung bình năm từ 1000 - 3000 mm, trong khi đó trên sườn bắc khí hậu lại khô và lạnh, lượng mưa hằng năm không vượt quá 100 mm.
Các cảnh quan thiên nhiên của Himalaya có sự thay đổi theo chiều cao và theo hướng sườn. Trên các sườn phía nam từ thấp lên cao lần lượt có các đai kế tiếp nhau, từ rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng cận nhiệt ẩm, rừng hỗn hợp, rừng lá kim rồi đến đồng cỏ núi cao. Từ độ cao 4500 m trở lên bắt đầu đới băng tuyết vĩnh viễn. Trên các sườn núi phía bắc, do khí hậu khô, phát triển các loại cây bụi ưa hạn và trảng cỏ ưa khô. Trong các rừng có giới động vật phong phú và có dự trữ về gỗ khá lớn.
2. Dồng bằng An - Hằng: Đây là một trong những đồng bằng bồi tụ rộng lớn nhất lục địa Á - Âu, kéo dài từ bờ biển Arap đến vịnh Bengan dài hơn 3000 km, còn chiều rộng từ 250 - 350 km. Bề mặt đồng bằng bằng phẳng và cao không quá 100 m trên mực nước biển.
Phần lớn đồng bằng sông Ấn thuộc lãnh thổ Pakixtan và nằm chủ yếu trong miền khí hậu nhiệt đới khô hạn. Phần phía bắc đồng bằng cho đến chỗ hợp lưu của các phụ lưu lớn có tên là đồng bằng Pungiáp, ở đây lượng mưa trung bình năm khoảng 400 — 500 mm, phát triển cảnh quan xa van cây bụi. Ngày nay nhờ có hệ thông tưới nước tốt, đã trở thành vùng có dân cư đông và nông nghiệp phát triển. Phần đồng bằng trung và hạ lưu sông
Ấn có tên là Xinđơ, lượng mưa hằng năm không quá 200 mm, phát triển cảnh quan hoang mạc, nên chỉ sử dụng để chăn thả gia súc.
Đồng bằng sông Hằng nằm trong miền khí hậu gió mùa xích đạo. về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa tây bắc khô và lạnh, còn mùa hạ có gió mùa đông nam nóng và mưa nhiều. Lượng mưa giảm dần từ tây sang đông. Phần phía đông đồng bằng là nơi nóng ẩm nhất, phát triển rừng nhiệt đới ẩm rậm rạp. Càng đi sang phía tây rừng nhiệt đới chuyển sang rừng gió mùa rồi đến cảnh quan xa van. Ngày nay toàn bộ đồng bằng được khai thác đế trồng trọt. Đây là vùng có dân cư đông đúc và nông nghiệp phát triển nhất của An Độ.
3. Bán đảo Indôxtan: về cấu tạo địa chât, bán đảo Inđôxtan là một mảng nền cổ, có dạng một tam giác khổng lồ. Vào đầu Tân sinh toàn bộ được nâng lên mạnh nhưng không đều và bị đứt gãy. Ở vùng tây bắc do bị nứt vỡ, dung nham trào ra tạo thành một lớp phủ rộng khoảng 650.000 km2. Bờ phía tây và bờ phía đông được nâng lên cao hơn tạo thành các gờ núi cao: phía tây là dãy Gát Tây, còn phía đông là dãy Gát Đông. Phần trung tâm là một bán bình nguyên cao trung bình 500 - 600 m và bị các sông chia cắt thành các khối riêng lẻ. Dưới chân các dãy núi Gát dọc theo bờ biển có các dải đồng bằng hẹp. Đồng bằng duyên hải phía tây được gọi là Bờ Malaba, còn đồng bằng duyên hải phía đông được gọi là Bờ Côrômăngđen.
Ngoài ra, thuộc xứ này còn có đảo Xrilanca, một bộ phận của nền Ân Độ, nằm cách bờ lục địa bởi một eo biển hẹp.
Bán đảo Inđôxtan nằm hoàn toàn trong đới khí hậu gió mùa xích đạo, song do ảnh hưởng của địa hình nên sự phân bố mưa không đều. Dọc theo bờ phía tây là nơi mưa nhiều nhất, phát triển rừng nhiệt đới ẩm. Phần đông bắc bán đảo có lượng mưa tương đối nhiều, phát triển cảnh quan rừng gió mùa. Trong các miền trung tâm và phía đông nam bán đảo mưa ít nhất, phát triển cảnh quan xa van và xa van cây bụi gai. Giới động vật của Inđôxtan nói chung rất phong phú, bên cạnh các loài ăn cỏ như voi, sơn dương, trâu rừng, ... còn có nhiều hổ, báo, chó sói và rắn độc. Ngày nay phần lớn các cảnh quan tự nhiên của Inđôxtan đã được khai thác để trồng trọt và chăn nuôi.