Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới
ĐỊA LÍ 7 BÀI 47: GIẢI BÀI TẬP CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI I. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1. Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục? Trả lời: - Châu Nam Cực nằm ở vùng cực. - Do nằm ở vùng ...
ĐỊA LÍ 7 BÀI 47: GIẢI BÀI TẬP CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI I. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1. Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục? Trả lời: - Châu Nam Cực nằm ở vùng cực. - Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí ...
ĐỊA LÍ 7 BÀI 47: GIẢI BÀI TẬP CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
I. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1. Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?
Trả lời:
- Châu Nam Cực nằm ở vùng cực.
- Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. Do vậy, châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.
Câu 2. Quan sát hình 47.2, nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.
Trả lời:
- Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can (nằm ở phần đông lục địa): nhiệt độ cao nhất là -10°c, thấp nhất là -42°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 2 cực tiểu về nhiệt độ (vào tháng IV và tháng IX).
- Trạm Vô-xtốc (nằm ở phần tây lục địa): nhiệt độ cao nhất là -42°c, thấp nhất là -74°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 3 cực tiểu về nhiệt độ (vào các tháng V, VII, X).
Cả hai phần của châu Nam Cực đều có nhiệt độ quanh năm rất thấp. Trong năm, nhiệt độ có sự dao động, biên độ nhiệt lớn.
Câu 3. Quan sát hình 47.3, cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực.
Trả lời:
Toàn bộ bề mặt lục địa Nam Cực bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
Câu 4. Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?
Trả lời:
Băng ở Nam Cực tan sẽ làm nước biển và đại dương dâng cao, làm ngập nhiều vùng ở ven biển, trong đó có nhiều đồng bằng châu thổ dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế đa dạng.
II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
Giải bài tập 1 trang 143 SGK địa lý 7: Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
Trả lời:
Những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
- Châu lục giá lạnh khắc nghiệt: nhiệt độ quanh năm dưới -10°c.
- Là nơi gió bão nhiều nhất thế giới.
- Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
- Thực vật không tồn tại. Động vật: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển, cá voi.
- Khoáng sản: than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
Giải bài tập 2 trang 143 SGK địa lý 7: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống?
Trả lời:
Chim cánh cụt, hải cẩu và hải báo, các loài chim biển sốhg ở ven lục địa và trên các đảo dựa vào nguồn cá, tôm và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh châu Nam Cực.
III. CÂU HỎI TỰ HỌC
1. Vị trí đặc biệt của châu Nam Cực là:
A. Được bao bọc bởi ba đại dương thế giới.
B. Chiếm trọn vùng cực Nam của Trái Đất.
C. Nằm kề lục địa Nam Mĩ.
D. Cả ba đều đúng.
2. So với các vùng khác trên Trái Đất, khí hậu Nam Cực có nhiều điểm độc đáo. Vì vậy, vùng đất này còn được gọi là:
A. "Cực băng". B. "Cực bão".
C. "Cực lạnh". D. Tất cả đều đúng.
3. Loại sinh vật nào là biểu tượng đặc trưng của "cư dân" vùng Nam Cực:
A. Hải cẩu. B. Cá voi xanh.
C. Hải báo. D. Chim cánh cụt.
4. Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây không đúng với châu Nam Cực?
A. Nhiệt độ quanh năm dưới -10°c.
B. Mùa đông, Mặt Trời không bao giờ lặn.
C. Gió bão hoạt động thường xuyên.
D. Băng ở đây ngày càng tan chảy nhiều hơn.
5. Loại động vật phổ biến ở châu Nam Cực bị con người săn bắt, đang có nguy cơ tuyệt chủng là:
A. Gấu trắng B. Cá voi xanh
C. Chim cánh cụt. D. Hải cẩu