Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực nam Á
ĐỊA LÍ 8 BÀI 11: GIẢI BÀI TẬP DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nam Á là khu vực tập trung dân cư đông nhất thế giới, trong đó Ấn Độ có dân số hơn 1 tỉ người. Dân cư Nam Á chủ yếu là theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn theo Thiên Chúa giáo, đạo Xích và Phật giáo. ...
ĐỊA LÍ 8 BÀI 11: GIẢI BÀI TẬP DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nam Á là khu vực tập trung dân cư đông nhất thế giới, trong đó Ấn Độ có dân số hơn 1 tỉ người. Dân cư Nam Á chủ yếu là theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn theo Thiên Chúa giáo, đạo Xích và Phật giáo. Tôn giáo có vai trò rất lớn đối với đời sống kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực này. - Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển. + Khu vực Nam Á trước kia mang ...
ĐỊA LÍ 8 BÀI 11: GIẢI BÀI TẬP DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Nam Á là khu vực tập trung dân cư đông nhất thế giới, trong đó Ấn Độ có dân số hơn 1 tỉ người. Dân cư Nam Á chủ yếu là theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn theo Thiên Chúa giáo, đạo Xích và Phật giáo. Tôn giáo có vai trò rất lớn đối với đời sống kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực này.
- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.
+ Khu vực Nam Á trước kia mang tên chung là Ấn Độ, thuộc địa của đế quốc Anh. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển, đế quốc Anh buộc phải trao trả độc lập cho vùng đất đai rộng lớn và giàu có này. Nhưng trước đó nhằm thực hiện âm mưu thâm độc chia để trị của chủ nghĩa đê quốc, chúng đã chia khu vực này thành nhiều nước để chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các dân tộc và các tôn giáo.
Năm 1947, các nước Nam Á giành được độc lập và xây dựng nền kinh tế tự chủ của mình. Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (từ 1763 - 1947), lại luôn có những mâu thuẫn xung đột xảy ra giữa các dân tộc, sắc tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị trong khu vực thiếu ổn định. Đây là những trở ngại lớn đối với sự phát triển nền kinh tế vốn đã nghèo nàn, lạc hậu của các nước Nam Á.
- Ấn Độ là nước lớn nhất, đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:
+ Công nghiệp Ấn Độ có nhiều ngành đạt trình độ cao, sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.
+ Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu lớn, nhờ cuộc “cách mạng xanh” “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết được nạn đói triền miên xưa kia. Cuộc cách mạng xanh tiến hành trong ngành trồng trọt đã làm tăng sản lượng lương thực của Ân Độ. Cuộc cách mạng trắng tập trung vào ngành chăn nuôi làm tăng sản lượng sữa, món ăn ưa thích của người Ấn Độ vốn thường kiêng ăn thịt bò. Không những cung cấp đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, Ấn Độ còn dư thừa để xuất khẩu.
II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 40 SGK địa lí 8: Quan sát hình sau: (các bạn xem hình trong SGK)
Em có nhận xét gì rề sự phân bố dân cư ở Nam Á?
Trả lời:
- Dân cư ở khu vực Nam Á tập trung đông đúc ở: khu vực đồng bằng sông Hằng, dọc theo sông Ân, khu vực ven biền vịnh Bengan và Ả Rập, phía nam và tây quần đảo Xri Lanca.
Dân cư còn tập trung đông ở các thành phố Niuđêli, Cancônta, Mumbai (An Độ), Carasi (Pakixtan); các đô thị này có số dân đông, trên 8 triệu người.
- Dân cư thưa thớt ở: sơn nguyên Pakixtan, vùng hoang mạc Tha, núi cao Himalaya, sơn nguyên Đêcan.
Giải bài tập 2 trang 40 SGK địa lí 8: Hãy giải thích tại sao khu rực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều
Trả lời:
- Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Khu vực đồng bằng sông Hằng, sông Ân và các đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại các khu vực sơn nguyên, miền núi và hoang mạc khí hậu khô khan, đất đai để sản xuất hạn chế, địa hình đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt.
- Do các điều kiện về kinh tế - xã hội: Dân cư thường tập trung đông đúc ở các khu vực có sự tiện lợi về giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật, ... ở các cảng biển, đô thị và các trung tâm công nghiệp.
- Do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ: Đồng bằng sông Hằng và Đồng bằng sông An có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ lâu đời, đây là một trong những cái nôi văn minh cố của thế giới.
Giải bài tập 3 trang 40 SGK địa lí 8: Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ân Độ phát triển như thế nào?
Trả lời:
- Sự phát triển của các ngành nông nghiệp ở Ấn Độ :
Sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển, với cuộc cách mạng xanh và trắng Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
Phương tiện sản xuất được đổi mới, khâu làm đất sử dụng máy nông nghiệp, các công trình thủy lợi được xây dựng (hồ chứa nước, đào giếng), sử dụng phân bón, sử dụng giống mới,...
- Sự phát triển của các ngành công nghiệp ở Ấn Độ :
Sau khi giành độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng,... Các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt, vốn đã nổi tiếng từ lâu đời với hai trung tâm chính là Côncata và Mumbai.
Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ công nghệ cao, tinh vi, chính xác như điện tử, máy tính,...
Ngày nay, sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.
Dịch vụ: các ngành dịch vụ đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD.
Giải bài tập 4 trang 40 SGK địa lí 8: Dựa vào hình vẽ sau hãy kể tên các nước ở Nam Á, theo thứ tự từ diện tích lớn nhất đến nhỏ nhất.
Các bạn xem hình trong SGK
Trả lời:
Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađét, Nêpan, Xrilanca, Butan.
Câu 5 Cho bảng số liệu sau:
Các ngành kinh tế |
Tỉ trọng cơ cấu GDP |
||
1995 |
1999 |
2001 |
|
Nông-lâm-thủy sản |
28,4 |
27,7 |
25,0 |
Công nghiệp-xây dựng |
27,1 |
26,3 |
27,0 |
Dịch vụ |
44,5 |
46,0 |
48,0 |
a) Vẽ biểu dồ hình tròn thể hiện tỉ trọng của các ngành kỉnh tể trong cơ cấu GDP của Ấn Độ các năm 1995- 1999- 2001.
b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ.
Trả lời:
a) Biểu đồ:
Biểu đồ tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP của Ấn Độ các năm 1995 - 1999 - 2001 (%)
b) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ.
- Từ năm 1995 đến 2001 cơ cấu kinh tế của Ấn Độ có sự chuyển dịch.
- Tỉ trọng của ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 28,4% năm 1995 xuống 25% năm 2001.
- Tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng có sự biến động nhưng hầu như không đáng kể.
- Tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 44,5% năm 1995 lên 48% năm 2001.
- Kinh tế Ấn Độ đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
III. THÔNG TIN BỔ SUNG
MỘT SỐ CHỈ TIỀU KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ
Sản lượng |
1990 |
1997 |
1999 |
2001 |
2003 |
2005 |
Nghìn tấn |
||||||
Nông nghiệp |
||||||
Mía |
241048 |
279541 |
299324 |
297208 |
237308 |
266879 |
Thóc |
111517 |
123802 |
89683 |
93340 |
88285 |
87856 |
Lúa mì |
55135 |
66345 |
76369 |
72766 |
72108 |
73057 |
Khoai tây |
15206 |
17648 |
24713 |
23924 |
23060 |
|
Bỏng (lanh) |
1671 |
10851 |
11530 |
9997 |
13866 |
16452 |
Khai khoáng |
||||||
Quặng sắt |
55596 |
75723 |
77604 |
86226 |
122838 |
|
Quặng đôlômít |
2652 |
2991 |
2842 |
3251 |
4051 |
|
Quặng mànggan |
1480 |
1642 |
1586 |
1587 |
1776 |
|
Công nghiệp chế biến |
||||||
Xi măng |
48808 |
82873 |
100230 |
106491 |
117035 |
|
Đường |
11808 |
13250 |
17470 |
18497 |
16290 |
|
Thép thành phẩm |
9583 |
23587 |
22744 |
31625 |
39243 |
|
Sản phẩm từ đay |
1343 |
1678 |
1590 |
1396 |
1399 |
|
Chè |
719 |
838 |
816 |
842 |
851 |
|
Năng lượng |
||||||
Dầu thô |
33311 |
33830 |
32628 |
31972 |
33015 |
32463 |
Than |
202194 |
295784 |
292383 |
322260 |
351571 |
397800 |
Khí thiền nhiên (m3) |
17990 |
25296 |
29792 |
29629 |
32206 |
32010 |
Điện (Triệu kwh) |
289439 |
421747 |
481055 |
579120 |
633275 |
|
MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ
Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ thứ V trước Công nguyên, do Gautama Buddha sáng lập. Đức Phật (Budda) sinh ra tại miền Nam xứ Nêpan. Người đã sống từ năm 563 đến năm 483 trước Công nguyên. Đức Phật là con vua, trị vì một nước nhỏ ngày nay thuộc bang Uta Prađét và Biha ở miền Bắc Ân Độ. Năm 29 tuổi, thấy cảnh khổ của cuộc đời, ông bỏ cung điện và vợ con, đi tu khổ hạnh sáu năm trong rừng sâu. Ông vỡ lẽ rằng con đường khố hạnh cũng vô nghĩa như chôn cung đình. Ông ngồi thiền định dưới tán cây bồ đề yên tĩnh, tìm ra sự bừng sáng của tâm hồn, trí tuệ, hiểu được nguồn gốc của đau khổ. Ông tự gọi là Buddha. Người đời gọi ông là Thích Ca Mâu Ni.
Đạo Phật xuất hiện lúc Ấn Độ đang hình thành các nhà nước chiếm hữu nô lệ, sự phân chia đẳng cấp trong xã hội ngày càng sâu sắc. Quần chúng nhân dân gặp nhiều đau khổ, mong muốn thoát khỏi cảnh ngộ mà họ đang phải chịu đựng. Đạo Phật tuy không tuyên bố xoá bỏ chế độ đẳng cấp, nhưng nêu cao vấn đề bình đẳng, nêu lên khả năng chế ngự dục vọng, hướng tín đồ vào sự chịu đựng những đau khổ trong đời thường. Do đó đạo Phật đã nhanh chóng được truyền rộng ra các tiểu vương quốc trên bán đảo Ấn Độ.
Ngày nay, trên toàn thế giới có gần 350 triệu tín đồ Phật giáo, tập trung chủ yếu ở các quôc gia Đông Á (44% tổng số tín đồ), Đông Nam Á (49%, nhất là các nước Thái Lan, Mianma, Campuchia, Lào, Việt Nam....) và Nam Á (6,7%).
ĐẠO HIN ĐU (CÒN GỌI LÀ ẤN GIÁO)
Hiện có trên 750 triệu tín đồ, đứng hàng thứ 3 trong các tôn giáo lớn trên thế giới (sau đạo Cơ đốc và đạo Hồi), mặc dù chỉ là một tôn giáo địa phương- tôn giáo lớn nhât ở Ấn Độ.
Đạo Hindu là tôn giáo có lịch sử lâu đời nhất, có lẽ đã xuất hiện vào khoảng năm 3500 trước Công nguyên. Đạo Hin đu không có người sáng lập.
Đặc trưng nổi bật của đạo Hindu là tính chất đa thần, trong đó nổi bật nhất là thần sáng tạo tối cao Brahma, thần bảo vệ - Vishnu, thần huỷ diệt và tái tạo cuộc sống - Shiva. Sô tín đồ của đạo Hindu hiện nay chủ yếu ở Ân Độ (80% dân cư), sau đó là Nêpan (90%), Xrilanca (20%), Bănglađet (gần 18%). Việt Nam có rất ít tín đồ theo đạo Hindu.