Bài 12: Đặc điểm tự nhiên của khu vực đông Á
BÀI 12: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC ĐÔNG Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khu vực Đông Á, về mặt địa lí tự nhiên không phải là khu vực rộng nhất, mà bao gồm hai bộ phận khác nhau đó là phần đât liền và phần hải đảo. Phần đất liền lại gồm hai khu vực, khu vực phía đông là vùng núi trung bình, ...
BÀI 12: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC ĐÔNG Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khu vực Đông Á, về mặt địa lí tự nhiên không phải là khu vực rộng nhất, mà bao gồm hai bộ phận khác nhau đó là phần đât liền và phần hải đảo. Phần đất liền lại gồm hai khu vực, khu vực phía đông là vùng núi trung bình, núi thấp và đồng bằng; khu vực phía tây có núi và sơn nguyên cao hùng vĩ. Do nằm trong hai bộ phận tự nhiên khác nhau, nên đặc điểm tự nhiên của Đông Á khá phức tạp, không theo những ...
BÀI 12: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC ĐÔNG Á
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khu vực Đông Á, về mặt địa lí tự nhiên không phải là khu vực rộng nhất, mà bao gồm hai bộ phận khác nhau đó là phần đât liền và phần hải đảo. Phần đất liền lại gồm hai khu vực, khu vực phía đông là vùng núi trung bình, núi thấp và đồng bằng; khu vực phía tây có núi và sơn nguyên cao hùng vĩ. Do nằm trong hai bộ phận tự nhiên khác nhau, nên đặc điểm tự nhiên của Đông Á khá phức tạp, không theo những quy luật chung của một khu vực thống nhất. Đó là điểm cần chú ý để không bị sai lệch khi muốn khái quát hóa đặc điểm chung toàn khu vực.
2. Sự khác nhau về chế độ nước của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang. Hoàng Hà và Trường Giang là hai sông lớn của Đông Á nằm gọn trong lãnh thổ Trung Quốc. Hai sông có những điểm giống nhau là cùng bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, cùng chảy về phía đông theo phương vĩ tuyến và đổ ra các biển thuộc Thái Bình Dương, song về chế độ nước hai sông lại khác nhau. Hoàng Hà có chế độ nước thất thường vì nó chảy qua các vùng khí hậu khác nhau: thượng nguồn thuộc khí hậu núi cao, trung lưu chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ thuộc khí hậu cận nhiệt gió mùa. Về mùa đông, lưu lượng nước rất nhỏ, nhưng đến mùa hạ do tuyết và băng tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa ở hạ lưu nên lưu lượng nước rất lớn. Lưu lượng nước chênh lệch giữa thời kì lũ lớn nhất với thời kì cạn nhất có thề gấp 88 lần, vì thế ở ha lưu thường xảy ra lũ lớn, sông đổi dòng gây tai họa khủng khiếp cho con người.
Trái lại, Trường Giang có thế tương đối điều hòa. Nguyên nhân là do phần trung và hạ lưu sông chảy qua phần phía nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. về mùa hạ có mưa nhiều, nhưng về mùa đông ở đây vẫn có mưa do hoạt động của khí xoáy. Lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn nhất chỉ chênh lệch nhau chưa đến 3 lần. Bởi vậy, về chế độ nước, có người đã so sánh: “Trường Giang tựa như một cô gái dịu hiền, còn Hoàng Hà như một bà già cay nghiệt”.
II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 43 SGK địa lí 8: Em hãy dựa rào hình sau dây VCI kiến thức đã học:
Các bạn xem hình trong SGK
a) Hãy cho biêt khu vực Đông Á bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ nào? Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển nào?
Trả lời:
Lãnh thổ Đông Á gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Đài Loan.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển: Biển Nhật Bản, Biển Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Thái Bình Dương.
b) Nêu những điếm khác nhau về địa hình phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.
Trả lời:
Địa hình phần đất liền |
Địa hình phần hải đảo |
- Phần đất liền chiếm tới 83,7%diện tích lãnh thổ. - Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc, nhiều núi có băng hà bao phủ quanh năm. |
- Nằm trong "vòng đai lửa Thái Bình Dương". - Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động gây tai họa cho nhân dân. |
- Các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. - Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn. |
- Ở Nhật Bản có các núi cao, phần lớn là núi lửa. |
|
Giải bài tập 2 trang 43 SGK địa lí 8: Những điểm giống và khác nhau giữa hai sông Hoàng Hà tù Tntờng Giang.
Trả lời:
a) Giống nhau:
- Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển.
- Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.
- Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.
- Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.
b) Khác nhau:
- Sông Trường Giang:
Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.
- Sông Hoàng Hà:
Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc.
Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân.
Giải bài tập 3 trang 43 SGK địa lí 8: Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phấn của khu vực Đông Á. Diều kiện khí hậu đố có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?
Trả lời:
|
Nửa phía đông, phần đất liền và hải đảo |
Nửa phía tây phần đất liền |
Khí hậu |
Trong một năm có hai mùa gió khác nhau: - Về mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh. Riêng Nhật Bản, gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa - Về mùa hạ có gió mùa đông nam |
Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn. |
|
từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều. |
|
Cảnh quan |
Cảnh quan rừng là chủ yếu, ngày nay phần lớn rừng đã bị con người khai thác, diện tích rừng còn lại rất ít. |
Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc. |
III. THÔNG TIN BỔ SUNG
NÚI PHÚ SĨ
Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tôkiô. Nó nằm gần bờ biển Thái Bình Dương và trung tâm đảo Honshu.
Nó là một núi lửa còn sống và là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản (độ cao tuyệt đối: 3776 mét). Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn, đó là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi.
Các nhà khoa học đã xác định được 4 thời kỳ hoạt động núi lửa khác nhau hình thành nên ngọn núi Phú Sĩ. Thời kỳ đầu tiên là Sen-kơmitake, được tạo nên từ lõi anđêxit mới được phát hiện gần đây ở sâu bên trong núi. Cái tên Sen-komitake được lấy theo chữ "Phú Sĩ Komitake" là một lớp đá bazan được hình thành từ hàng trăm nghìn năm trước. Khoảng 100.000 năm trước, một ngọn núi "Phú Sĩ cổ" đã được hình thành trên đỉnh núi Phú Sĩ Komitake. Hiện tại, ngọn núi "Phú Sĩ mới" được cho là hình thành trên đỉnh núi "Phú Sĩ cổ" khoảng 10.000 năm trước. Hiện nay, ngọn núi lửa này thuộc loại đang hoạt động với nguy cơ phun trào thấp. Khoảng thời gian mọi người thường leo núi Phú Sĩ nhiều nhất trong năm là từ mồng 1 tháng 7 đến 27 tháng 8. Có khoảng 200.000 lượt người leo lên ngọn núi này mỗi năm và 30% trong số họ là người nước ngoài. Thời gian leo lên có thể mất 3 đến 7 giờ trong khi thời gian đi xuống mất khoảng 2 đến 5 giờ. Hàng nghìn người đã leo lên núi Phú Sĩ trong thời gian khoảng 2 tháng này. Hầu hết trong số họ leo vào ban đêm để có thế nhìn mặt trời mọc vào buổi sáng, số lượng người leo núi rất lớn hàng năm gây ra các vấn đề về rác thải trên suốt đường đi. Tuy nhiên, điều này cũng không làm giảm đi sự hấp dẫn của ngọn núi.