06/06/2017, 14:41

Bài 15: Đặc điểm dân cư xã hội đông nam Á

ĐỊA LÍ 8 BÀI 15: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Những nét chung và riêng trong sản xuât, sinh hoạt của người dân Đông Nam Á. - Nét chung: + Cư dân Đông Nam Á biết trồng lúa nước từ lâu đời, bên cạnh đó có nghề rừng và nghề biển hỗ trợ cho việc ổn định cuộc ...

ĐỊA LÍ 8 BÀI 15: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Những nét chung và riêng trong sản xuât, sinh hoạt của người dân Đông Nam Á. - Nét chung: + Cư dân Đông Nam Á biết trồng lúa nước từ lâu đời, bên cạnh đó có nghề rừng và nghề biển hỗ trợ cho việc ổn định cuộc sông. Mưa nắng, sông nước là hai yếu tố chủ đạo cho hoạt động trồng lúa nước nên trong thần thoại, cố tích, trò chơi dân gian, lễ hội thường thấy xuất hiện những yếu tố này như ...

ĐỊA LÍ 8 BÀI 15: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Những nét chung và riêng trong sản xuât, sinh hoạt của người dân Đông Nam Á.

- Nét chung:

+ Cư dân Đông Nam Á biết trồng lúa nước từ lâu đời, bên cạnh đó có nghề rừng và nghề biển hỗ trợ cho việc ổn định cuộc sông. Mưa nắng, sông nước là hai yếu tố chủ đạo cho hoạt động trồng lúa nước nên trong thần thoại, cố tích, trò chơi dân gian, lễ hội thường thấy xuất hiện những yếu tố này như hội đua thuyền, hội đắp núi cát, chơi thả diều, chơi rồng rắn... Người Inđônêxia và người Việt Nam cùng có trống đồng; người Philippin và người Việt Nam cùng có điệu múa sạp với những thanh tre, bương, nứa; người Tây Nguyên có nhiều nét điêu khắc, điệu dân ca, điệu múa dân tộc và truyền thuyết giống ở nhiều dân tộc của Malaixia, Inđônêxia; người Thái ở miền Bắc Việt Nam có nhiều làn điệu dân ca gần với người Lào, người Thái Lan.

+ Bên cạnh lúa nước là cây lương thực chính, các nước còn trồng lúa nương (trên đồi, ruộng bậc thang), khoai, sắn; chăn nuôi ít phát triển do thói quen ăn uống của người dân không có nhu cầu cao về thịt, sữa.

+ Người nông dân chủ yếu sống trong các làng mạc núp dưới bóng tre hoặc dừa và tạo thành những cộng đồng gắn bó với nhau.

- Nét riêng:

+ Tính cách, tập quán, văn hoá từng dân tộc không trộn lẫn với nhau: cùng là cồng chiêng bằng đồng nhưng người Mường, người Bana, E Đê, Xtiêng và người Malaixia, người Inđônêxia, có cách đánh và múa không giống nhau. Từ tre, trúc người Tây Nguyên của Việt Nam tạo nên đàn K’rôngput, đàn Tơrưng, ... trong khi người Thái, người Lào, người Philippin lại làm ra cây sáo với các giai điệu, âm sắc khác nhau.

2. Sự đa dạng trong tôn giáo, tín ngưỡng

- Ấn Độ giáo và Phật giáo theo chân các thương gia Ấn Độ, tu sĩ Bà La Môn và các nhà sư xâm nhập vào các quốc gia cổ đại Đông Nam Á ngay từ đầu Công nguyên và hoà nhập với những tín ngưỡng và tập tục của người địa phương để dần trở thành nền văn hoá Ân Độ giáo hoặc Phật giáo rất khác biệt ở từng quốc gia và khác với chính những tôn giáo gốc ở Ấn Độ. Nhờ vào ảnh hưởng của các tôn giáo đến từ Ân Độ mà Đông Nam Á đã xây dựng những kỳ quan kiến trúc và nghệ thuật như Ăngco (Campuchia), Bôrôbuđua (Inđônêxia), tháp Chămpa (Lào)... Ngày nay ảnh hưởng của Ân. Độ giáo trong đời sống thường ngày của người dân Đông Nam Á không còn sâu sắc như trước kia.

 

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 53 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 6.1 SGK và kiến thức đã học nhận xét sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á. Vì sao có sự phân bố dân cư đó?

Trả lời:

- Dân cư ở khu vực Đông Nam Á phân bố không đều:

+ Dân cư tập trung đông ở các khu vực đồng bằng châu thổ như: đồng bằng sông Hồng, sông Mê Công, sông Mê Nam,...

+ Các khu vực ven biển dân cư tập trung đông đúc.

- Dân cư thưa thớt ở các khu vực sâu trong nội địa của các nước và các khu vực trung du và miền núi.

- Nguyên nhân: do vị trí địa 11, nguồn tài nguyên thiên nhiên, yếu tố địa hình và các nhân tố kinh tế xã hội khác.

Giải bài tập 2 trang 53 SGK địa lí 8: Kể tên và thủ đô của 11 nước Đông Nam á.

Trả lời:

Tên nước

Thủ đô

Việt Nam

Hà Nội

Lào

Viêng Chăn

Campuchia

Phnômpênh

Inđônêxia

Giacacta

Malaixia

Cualalămpơ

Philippin

Manila

Mianma

Yangun

Xingapo

Xingapo

Brunây

Banda Xêri Bêgaoan

Đông Timo

Đili

Thái Lan

Băng Cốc

 
 

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

 

Diện tích (Nghìn km2)

Dân số

(Triệu

người)

Mật độ (Người/k m2)

Tỉ lệ dân thành thị

(%)

Toàn thế giới

135641,0

6555,0

48,0

48,0

Đông Nam Á

4495,0

565,0

126,0

38,0

Brunây

6,0

0,4

69,0

72,0

Campuchia

181,0

14,1

78,0

15,0

Đông Timo

15,0

1,0

67,0

22,0

Inđônêxia

1919,0

225,5

117,0

42,0

Lào

237,0

6,1

26,0

19,0

Malaixia

330,0

26,9

82,0

62,0

Mianma

677,0

51,0

75,0

29,0

Philippin

300,0

86,3

288,0

48,0

Xingapo

0,6

4,5

7270,0

100,0

Thái Lan

513,0

65,2

127,0

33,0

Việt Nam

331,2

84,2

254,0

27,0


 
0