09/06/2018, 23:29

Ánh sáng trên đường tới Trái Đất có bị hấp thu không? - Câu hỏi hay

Theo tôi được biết, ánh sáng từ các vật thể ngoài vũ trụ mà chúng ta quan sát được có khi cách đây nhiều tỷ năm ánh sáng, thậm chí ngôi sao đó đã chết thì ánh sáng của nó mới tới Trái Đất. Xin hỏi ánh sáng của nó cứ đi mãi như vậy, không có điểm dừng, hoặc có bị những ...

Theo tôi được biết, ánh sáng từ các vật thể ngoài vũ trụ mà chúng ta quan sát được có khi cách đây nhiều tỷ năm ánh sáng, thậm chí ngôi sao đó đã chết thì ánh sáng của nó mới tới Trái Đất. Xin hỏi ánh sáng của nó cứ đi mãi như vậy, không có điểm dừng, hoặc có bị những vật thể khác hấp thu không? (Quang Trung)

anh-sang-tren-duong-toi-trai-dat-co-bi-hap-thu-khong

Ánh sáng phát ra từ một hố đen. Ảnh minh họa: Telegraph

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Chào bạn. Đặc tinh cùa ánh sáng như chúng ta biết là lưỡng tinh: vừa là hạt photon không có khối lượng nghỉ vừa là sóng lan truyền. Ánh sáng mà ta nhìn thấy được bao xa còn tùy thuộc vào năng lượng (do vật chủ cấp nguồn), động lượng nó được tạo ra (động lượng của hạt photon bằng năng lượng của nó chia cho tốc độ AS) và còn do sự hấp thu hay phản xạ AS của môi trường trên đường đi của nó (làm giảm hay mất năng lượng), thậm chí bị hút mất bởi Lỗ đen.

Bạn đứng trước 1 đống lửa đang cháy, ánh sáng sẽ phủ hết bề mặt trước của cơ thể bạn; đặt 1 vật chắn (không phải thủy tinh hay 1 bể nước) phía trước, che đi 1/2 cơ thể bạn, lúc này AS chiếu tới bạn chỉ còn 1/2; phần nửa còn lại hoặc được vật thể che chắn đó hấp thụ hay phản xạ lại. Lượng AS còn lại tiếp tục chu du trong không gian. Vì là sóng nên nó lan truyền mãi mãi, nhưng do năng lượng, động lượng có hạn nó sẽ mờ dần, mờ dần đến khi chẳng còn nhìn thấy, tựa như 1 ngọn nến cách xa vài Km, nhưng nếu bạn dùng 1 kính viễn vọng bạn sẽ thấy AS của ngọn nến rõ mồn một.

Năng lượng phát ra từ nguồn sẽ không bao giờ mất đi vì trong Vũ trụ, tổng năng lượng không đổi (Định luật bảo toàn năng lượng) mà nó sẽ tương tác với các vật thể, vật chất khác để chuyển hóa sang dạng khác.

Kính viễn vọng khi quan sát 1 Ngôi sao cách xa nhiều tỉ năm AS, mặc dù hướng nhìn bị che khuất 100% bởi 1 Sao gần hơn, nhưng nó vẫn nhìn thấy 100% Ngôi sao ở phía xa nhưng lại ở 1 vị trí lệch sang một bên, đó là vì lực hấp dẫn của Ngôi sao gần hơn hay một vùng có mật độ vật chất tối dày đã uốn cong đường đi AS của Ngôi sao kia. Hiện tượng này người ta gọi là Thấu kính hấp dẫn. Có những Ngôi sao đang tồn tại mà ta không thể nhìn thấy vì trên đường đi của AS nó rơi ngay vào 1 Lỗ đen và bị hút hết ! nên AS không bao giờ đến được với ta. Nhưng, với kính viễn vọng không gian Hubble có thể nhìn xa tới 12 tỉ năm AS thì nó lại có thể thấy được Ngôi sao đó. vài ý kiến chia sẻ với bạn. xin chào. - (Mỹ An Trương)

Ánh sáng từ các sao hay thiên hà, các vụ nổ trong quá khứ...đi trong vũ trụ sẽ bị hấp thụ khi gặp các môi trường vật chất đủ đậm đặc-đơn giản như ánh sáng chiéu đến 1 tấm bìa đen. Ngoài ra ánh sáng cũng bị bẻ cong đi nếu đi qua "gần" một trường háp dẫn mạnh. Tuy nhiên vì vũ trụ vốn là "loãng" hơn nữa lại đang giãn nỡ nên cơ hội để ánh sáng không bị hấp thụ và triyeenf được đi xa vẫn là cao. đó là nguyên nhân ta vẫn còn ghi nhận được 1 phần. - (Hoàng Vinh)

Để trả lời thẳng câu hỏi của bạn thì: ánh sang không tự mất đi năng lượng của nó nếu truyền trong chân không. Ánh sang vừa có dạng hạt (photon) vừa có dạng sóng. Theo công thức E = MC^2 cua Einstein, năng lượng (E = energy) và trọng lương (M = mass) của vật thể được chuyển hóa qua lại khi di chuyên; vì vậy hạt photon không có trọng lượng (M) nên khi di chuyển năng lượng không tự mất đi. Để hiểu sâu hơn thì tôi khuyên bạn nên đọc them về Vật Lý lượng tử (quantum physics)
Từ câu hỏi của bạn, người ta dễ lien tưởng đến câu hỏi thứ 2, đó là “tại sao trong vũ trụ có rất nhiều vì sao đã và đang phát sang mà bầu trời đêm lại tối mịt?” Có 2 lí do:
-Thứ 1: Theo thuyết Big Bang thì các Galaxies đang di chuyển ra xa nhau dần theo tốc độ rất cao, tạo ra Red Shift, tức là ánh sang từ các galaxies ấy di chuyển đến trái đất bị shift (làm lệch) về phía sóng ánh sang đỏ. Vì vậy visible light (ánh sang nhìn thấy duoc) sẽ bị làm lệch thành infrared không nhìn thấy duoc bằng mắt thường (nếu các bạn dung loại kính thiên văn có thể dò dược ánh sáng infrared thì sẽ thấy bầu trời rất sáng)
-Thứ 2: Những vì sao cách xa trái đất hang tỉ năm ánh sáng sẽ mất hang tỉ năm để ánh sáng từ chúng đến được trái đất.
Hy vọng tôi đã giải thích rõ.
Vĩnh Thái Chinh.
- (baohuan_nguyenphuc)

Về cơ bản ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt, do đó năng lượng của nó là vô tận, nó có thể lan truyền viễn trong không gian. Ánh sáng sẽ tới trái đất nếu không bị một vật cố định ngăn cản, tuy nhiên trong vũ trụ không có vật chất nào cố định! Trừ trường hợp các hố đen vũ trụ, ánh sáng cũng bị nuốt bởi từ trường của hố đen và không thể thoát ra được - (Bình luận trên Vnexpress lâu được đăng quá)

Nếu có cái gì đó cản lại (kể cả các phân tử khí) thì nó sẽ bị hấp thụ, còn nếu di chuyển trong môi trường chân không thì không bị. - (Hồng Minh)

Thắp bóng điện 50w rồi đi xa 1km xem ánh sáng có giảm không nếu giảm chắc có thứ gì cản ánh sáng lại rồi. Mình nghĩ ánh sáng ngoài không gian cũng vậy khoảng cách càng xa ánh sáng sẽ càng giảm do bụi, hơi nước... trong không khí cản lại. - (Tri Doi)

Ánh sáng đến được với chúng ta thì đương nhiên chưa bị hấp thu nhưng cũng yếu đi rất nhiều. Hình dung bạn dùng bàn tay nắm một bóng đèn thì ánh sáng chói chang, nhưng bỏ tay ra cùng bóng đèn đó chiếu cho cả căn phòng thì ánh sáng đến tường đã dịu nhẹ rất nhiều. Nguyên nhân là cùng với lượng ánh sáng ban đầu càng đi xa điểm phát thì diện tích chiếu càng lớn nên ánh sáng đã bị chia nhỏ đi theo cấp mũ. Còn việc ánh sáng có đến được biên giới vũ trụ hay không và ứng xử của nó ở đó là câu hỏi không có giải đáp (biên giới vũ trụ thực ra là khái niệm vô nghĩa vì... không có). - (Nhật Minh)

Mình chỉ ví dụ đơn giản như thế này: Nhiệt độ mặt trời vào khoảng 5.537 độ C và mất khoảng 8 phút 19s để tới trái đất, khi tới trái đất bạn thấy nó có nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu độ? nếu ko bị hấp thụ và suy yếu thì liệu Trái đất có tồn tại hay không?
Trong không gian thì có nhiều môi trường khác nhau: Chân không, Hành tinh hoặc cát vũ trụ, Khí quyển, .... mỗi môi trường sẽ phản xạ, khúc xạ, hấp thụ ít hay nhiều hoặc thậm chí cản sáng và hấp thụ hoàn toàn!.... Tùy ánh sáng nó đi theo đường nào thôi bạn ah - (nn.tien)

Hoàn toàn có thể bị các vật thể khác trong không gian hấp thu bạn nhé. Ví dụ như trên lý thuyết lỗ đen có thể hấp thu và thậm chí bẻ cong đường đi của ánh sáng. - (Điền Vũ Văn)

Ở ngoài không gian đó chỉ là môi trường không trọng lực chứ không phải chân không. Nên bị hấp thu. - (Nông Văn Cạn)

Ánh sáng của các hành tinh xa khi tới trái đất nếu trên đường đi không gặp vật cản như các loại vật chất trong vũ trụ hoặc các lỗ đen thì chúng cứ lan truyền mãi chúng không mất đi năng lượng mà chỉ phân tán ra không gian rộng lớn hơn cho nên chúng mờ  phải dùng thiết bị đặc biệt mới quan sát được
Câu hỏi đặt ra như vây có lẽ nó cứ lan truyền mãi trong không gian? Nhưng theo tôi vũ trụ của chúng ta có khối lượng vật chất rất lớn lực hút do vậy cũng rất lớn cho nên ánh sáng và các loại sóng điện từ dù không có trọng lượng nhưng vẫn phải chịu lực bút này (hố đen vẫn hút được áng sáng) vì vậy ánh sáng không vượt ra ngoài vũ trụ được mà chúng sẽ di chuyển trong quỹ đạo của vũ trụ giống như các vệ tinh bay quanh quỹ đạo trái đất vậy. Như vậy vũ trụ của chúng ta có một lớp ánh sáng bao quanh - (Lee Nguyễn)

ánh sáng là 1 dạng năng lượng nên nó phải tuân theo định luật bảo toàn năng lượng. - (tran ngocchung)

NẾU NÓ KHÔNG BỊ HẤP THU THÌ BẠN CHÁY THÀNH TRO BỤI RỒI - (honhatsinh)

luồng ánh sáng có thể bị bẻ cong do tác động LỰC HẤP DẪN khi đi qua một hành tinh nào đó - (binhsd307)

Theo kiến thức của mình thì chỉ có những con số là tuyệt đối,còn tất cả những thứ còn lại là tương đối. nên ánh sáng từ mặt trời nói riêng và những ngôi sao khác nói chung đều có thể vào trái đất nhưng không đủ 100% năng lượng của nó do nhiều yếu tố như: do ánh sáng được tỏa ra cho nhiều vật thể trong không gian chứ không phải riêng trái đất và bị những vật thể đó hấp thụ. có những vật thể quay quanh ở quỹ đạo của trái đất như vệ tinh(do con tạo ra),rác vũ trụ (bị thải ra từ những sản phẩm của con người), thiên thạch,vệ tinh tự nhiên của trái đất như mặt trăng....đã hấp thụ một phần ánh sáng của các ngôi sao trước khi ánh sáng đó tới trái đất,do đó ánh sáng của mặt trời và các ngôi sao khác đã yếu đi khi tới trái đất (ngôi nhà thân yêu của chúng ta).Cảm ơn các bạn đã đọc. - (vtcong050981)

Bó tay - (Trai Cầu Đường)

Theo lý thuyết tương đối của Anh Sờ Tanh: Thì Ánh Sáng bị hấp thu và bẻ cong! (Khoa học hiện đại chưa có lý thuyết nào phủ nhận thuyết này) - (Nguyễn Gia Thiều)

vu tru duoc hinh thanh cach chung ta hon 13 ty nam anh sang vay thi chung ta chi nhan dc anh sang cach chung ta 13 ty nam thoi tai sau chung ta lai quan sat dc xa the - (vanlinh6477)

Hạt photon ánh sáng không có khối lượng và không bị hấp dẫn đó là nhận thức của vật lý lý thuyết theo Thuyết Tương đối. Nhưng khi phát hiện ra hố đen có thể hút cả hạt photon ánh sáng thì điều đó lại chứng minh hạt photon vẫn có khối lượng. Điều đó khẳng định khi ánh sáng di chuyển trong không gian vũ trụ sẽ bị lực hấp dẫn của các ngôi sao và các hố đen làm thay đổi đường di chuyển từ đường thẳng sang đường cong. Điều đó lại chứng minh không gian vũ trụ tuyệt đối không hề bị cong, mà hạt photon di chuyển trong vũ trụ không theo một đường thẳng tuyệt đối như nhận thức của Thuyết Tương đối “là coi không gian tương đối bị cong dưới tác dụng của lực hấp dẫn và ánh sáng di chuyển thẳng tuyệt đối” đây là sự nhận thức sai và hoang tưởng về Vũ trụ. - (Tran Xuan Xanh)

Hạt photon ánh sáng không có khối lượng và không bị hấp dẫn đó là nhận thức của vật lý lý thuyết theo Thuyết Tương đối. Nhưng khi phát hiện ra hố đen có thể hút cả hạt photon ánh sáng thì điều đó lại chứng minh hạt photon vẫn có khối lượng. Điều đó khẳng định khi ánh sáng di chuyển trong không gian vũ trụ sẽ bị lực hấp dẫn của các ngôi sao và các hố đen làm thay đổi đường di chuyển từ đường thẳng sang di chuyên theo đường cong. Điều đó lại chứng minh không gian vũ trụ tuyệt đối không hề bị cong, mà hạt photon di chuyển trong vũ trụ không theo một đường thẳng tuyệt đối như nhận thức của Thuyết Tương đối “là coi không gian tương đối bị cong dưới tác dụng của lực hấp dẫn và ánh sáng di chuyển thẳng tuyệt đối” đây là sự nhận thức sai và hoang tưởng về Vũ trụ.
Thuyết Tương đối cho rằng vận tốc nhanh nhất trong vũ trụ là vận tốc của hạt photon ánh sáng, đây là vận tốc giới hạn. Nhưng nhận thức này sẽ thay đổi hoàn toàn khi sóng hấp dẫn còn có tốc độ di chuyển nhanh hơn tốc độ của hạt photon ánh sáng./. - (Thien Thanh)

có thể - (Ngô Chí Bách)

Theo mình hiểu. Ánh sáng cũng là một dạng năng lượng. Ta chỉ nhìn thấy ánh sáng khi chúng chuyển hóa năng lượng thôi nhá bạn. Nếu trong môi trường không có bất kỳ vật chất gì không thể thấy được nó. Ánh sáng chỉ dừng lại khi gặp vật đối kháng nó. Đồng nghĩa với việc vật đó hấp thu toàn bộ ánh sáng - (tung thanh)

0