50 năm sự kiện Mậu Thân (1968-2018)- Phần 3
Lý Đăng Thạnh III- Chiến sự năm 1969 1- Một số tình hình tháng 1-1969 Ngày 1-1-1969, ba tù binh Mỹ được trả tự do sau một cuộc gặp thương lượng giữa đại diện Việt Cộng và đại diện Lực lượng dã chiến 2 Mỹ tại một cánh đồng ở tỉnh Tây Ninh. Ngày 20-1, Richard M.Nixon, ...
Lý Đăng Thạnh
III- Chiến sự năm 1969
1- Một số tình hình tháng 1-1969
Ngày 1-1-1969, ba tù binh Mỹ được trả tự do sau một cuộc gặp thương lượng giữa đại diện Việt Cộng và đại diện Lực lượng dã chiến 2 Mỹ tại một cánh đồng ở tỉnh Tây Ninh.
Ngày 20-1, Richard M.Nixon, người vận động tranh cử cam kết một cuộc hòa bình trong danh dự cho cuộc chiến tại Việt Nam, bắt đầu nhậm chức tổng thống đời thứ 37 của nước Mỹ.
Ngày 25-1, bắt đầu cuộc hòa đàm tại Paris giữa bốn bên là Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng sản Bắc Việt và Cộng sản Giải phóng miền Nam.
Trong tháng 1-1969, các đơn vị Quân lực Hoàng gia Thái Lan sang Việt Nam gồm: Lữ đoàn 2 bộ binh (9-1), Sở chỉ huy Sư đoàn viễn chinh (20-1), Liên đội 1 thiết kỵ (20-1), đóng tại trại Bearcat, Long Thành.
Các đơn vị Mỹ thay đổi vị trí đóng quân trong tháng gồm: Tiểu đoàn 3/26 thủy quân lục chiến chuyển sang Chiến đoàn đổ bộ, thay cho Tiểu đoàn 2/7 TQLC rút đi (5-1); Sở chỉ huy Lữ đoàn 1/Sư đoàn 1 kỵ binh chuyển tới Củ Chi; các tiểu đoàn kỵ binh 2/5, 1/8, 1/12 chuyển tới Củ Chi; Sở chỉ huy Lữ đoàn 1/Sư đoàn 4 bộ binh chuyển tới Plei Herel; các tiểu đoàn bộ binh 1/8, 3/8, 3/12 và Tiểu đoàn 6/29 pháo binh chuyển tới Plei Herel; Sở chỉ huy Lữ đoàn 3/Sư đoàn 4 bộ binh chuyển tới Catecka; các tiểu đoàn bộ binh 1/14, 1/35 và Tiểu đoàn 2/9 pháo binh chuyển tới Catecka; Tiểu đoàn 6/33 pháo binh chuyển tới Đông Hà; Tiểu đoàn 5/42 pháo binh chuyển tới Long Thành; Tiểu đoàn 2/35 bộ binh chuyển tới Ban Mê Thuột Đông (18-1); Phi đoàn 334 tiêm kích tấn công TQLC chuyển tới Liên đoàn 13 không quân TQLC ở Chu Lai (24-1).
2- Mỹ bắt đầu ném bom lãnh thổ Cambodia (1969)
Do bất mãn xã hội của nông dân nghèo ngày một tăng lên, cộng sản Khmer Đỏ phát triển từ 3.000 du kích lên 30.000. Toàn bộ việc huấn luyện và trang cấp cho bộ đội Khmer Đỏ đều do Việt Cộng đảm trách. Năm 1969, Mỹ bắt đầu mở một loạt không kích mạnh mẽ vào các vị trí Việt Cộng đóng sâu trong lãnh thổ Cambodia.
3- Tình hình Lào tháng 1-1969
Năm 1969, Mỹ và Quân đội Hoàng gia Lào thành lập các đơn vị biệt kích tại các quân khu 1 và 4. Áp lực cộng quân ở Lào cũng tăng lên trong suốt năm 1969. Ngày 4-1-1969, quân Việt Cộng tấn công làm cháy nổ kho đạn tại kilomet 21 gần thủ đô Vientiane.
4- Luận thuyết Nixon (tháng 1-1969)
Tháng 1-1969. sau khi thay Johnson làm tổng thống Mỹ, Nixon đã đề ra một chiến lược toàn cầu mới gọi là Luận thuyết Nixon, dựa trên ba nguyên tắc: 1- Sức mạnh của Mỹ. 2- Chia sẻ trách nhiệm. 3- Thương lượng trên thế mạnh.
Đối với Việt Nam, Nixon chủ trương thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Mục tiêu cơ bản là bình định, bảo vệ tốt an ninh và cải thiện mọi mặt đời sống cho dân chúng, làm cho Việt Cộng nằm vùng mất hết chổ dựa, đồng thời bằng mọi cách ngăn chặn đường vận chuyển chiến lược của Bắc Việt, tiến tới bao vây, cô lập, làm cho chiến tranh lùi về trạng thái du kích đơn thuần và tàn lụi dần để kết thúc toàn bộ lực lượng Việt Cộng ở miền Nam. Biện pháp chủ yếu đạt được mục tiêu trên là: đẩy mạnh bình định nông thôn, xóa bỏ cơ sở nằm vùng cộng sản nhằm kiểm soát phần lớn dân chúng; ra sức xây dựng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thành đội quân thiện chiến làm lực lượng chủ yếu ở Việt Nam và lực lượng xung kích ở Đông Dương, có thể thay dần quân Mỹ trong vai trò chiến đấu trên bộ; củng cố chánh quyền các cấp; bao vây, triệt phá kinh tế, tìm mọi cách cắt đứt sự chi viện của miền Bắc vào Nam, cô lập lực lượng Việt Cộng ở miền Nam; đồng thời dùng biện pháp ngoại giao gây sức ép với Việt Cộng, buộc phải chấp nhận một giải pháp chánh trị phù hợp với nguyện vọng nhân dân miền Nam Việt Nam. Trong các biện pháp trên, bình định nông thôn được coi là biện pháp chủ yếu. Dự kiến kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 1971, tiếp tục hoàn thiện trong năm 1972 để kết thúc chiến tranh trong năm 1973.
Đối với Lào và Cambodia, Nixon chủ trương dùng các biện pháp ngoại giao, chánh trị, kể cả quân sự để chấm dứt tình trạng Việt Cộng sử dụng lãnh thổ các nước này chuyển quân đánh phá Việt Nam, đồng thời hỗ trợ các chánh phủ quốc gia kiểm soát hữu hiệu tình hình, xóa bỏ các lực lượng phiến quân cộng sản, cải thiện bộ mặt kinh tế và đời sống dân chúng.
Từ nửa cuối năm 1968 được quân Mỹ làm chỗ dựa, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa huy động toàn bộ binh lực thực hiện kế hoạch bình định nông thôn. Quân Mỹ là lực lượng nòng cốt trong các cuộc hành quân truy quét vùng giáp ranh, vùng cộng sản tạm chiếm nhằm tiêu hao chủ lực cộng quân. Một bộ phận quân Mỹ phối hợp với quân Việt Nam Cộng Hòa hành quân có trọng điểm ở nông thôn đồng bằng, tìm diệt cán bộ, đảng viên và bộ đội địa phương, tập trung dân vào các khu dân cư được bảo vệ gọi là các ấp tân sinh, khu hòa bình. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa lập thêm hàng ngàn đồn trại, nỗ lực đôn quân, bắt lính, phát triển binh lực, đặc biệt là địa phương quân và lực lượng phòng vệ dân sự. So với năm 1968, trong năm 1969 quân chủ lực VNCH tăng 20.000 người, đạt 300.000 quân; địa phương quân tăng 35.000 người, đạt 310.000 quân; phòng vệ dân sự có võ trang tăng 200.000 người, đạt 263.000 người. Quân chủ lực phát triển thêm hơn 30 tiểu đoàn pháo binh, xe tăng thiết giáp và 4 phi đoàn không quân với hơn 150 máy bay các loại.
Phát hiện nơi nào có lực lượng Việt Cộng bám trụ, quân đồng minh lập tức cho trực thăng đổ quân biệt kích đến lùng sục, rồi cho bộ binh và xe tăng đến diệt hoặc dùng hỏa lực không quân, pháo binh oanh kích.
Quân Việt Nam Cộng Hòa phong tỏa các cửa khẩu, ngăn chặn đường vận chuyển tiếp tế từ đồng bằng lên căn cứ, đồng thời kiểm soát, theo dõi tình trạng lưu thông hàng hóa, lương thực để ngăn chặn việc thu mua lậu của kinh tài Việt Cộng. Đối với các hành lang tiếp tế của cộng quân, ngoài việc đánh phá bằng binh đội, quân đồng minh còn dùng thám báo, biệt kích đốt phá các kho tàng nhằm bịt nguồn sinh hoạt của đối phương. So vơi năm 1968, số phi vụ máy bay B-52 trong năm 1969 trên tuyến vận chuyển chiến lược của Đoàn 559 tăng bốn lần, máy bay cường kích tăng 2,5 lần, số lượng bom đạn tăng ba lần. Quân đồng minh tập trung oanh kích ác liệt cửa khẩu của các con đường số 8, 10, 12, 20 nhằm ngăn chặn các tuyến chi viện của Bắc Việt. Các hoạt động tâm lý chiến, tình báo, phản gián, chiêu hồi, chiêu hàng được đẩy mạnh cũng như thu nhiều thành tích so với những năm trước. Một phần do trình độ và kinh nghiệm của cán bộ sau mấy năm chiến tranh ác liệt có được nâng cao, thêm vào đó sau loạt trận tổng tấn công 1968, phần lớn lực lượng cộng sản nằm vùng bị lộ mặt hoặc bị phát hiện, do đó Việt Cộng bị hụt hẫng và chưa kịp hình thành một lực lượng mới thay thế có đủ kinh nghiệm như trước đây.
5- Quan hệ Mỹ-Trung trên đà cải thiện (đầu 1969)
Từ tháng 11-1968, Bộ Ngoại giao Trung Cộng ra tuyên bố ngỏ ý muốn nối lại các cuộc đàm phán Trung-Mỹ ở Varsaw và cùng với Mỹ ký một thỏa thuận cùng tồn tại hòa bình. Tiếp đó, Trung Cộng đã đáp ứng tích cực những tín hiệu từ phía Mỹ.
Richard Nixon trở thành tổng thống thứ 37 của Mỹ sau cuộc bầu cử ngày 5-11-1968. Sau khi lên nhậm chức tổng thống đầu năm 1969, Nixon báo cho phía Trung Cộng là các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Trung Cộng có thể tiến hành ở Trung Cộng. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Cộng lập tức tuyên bố: Bản thân tổng thống Mỹ Quốc có thể được tiếp đón nồng hậu tại Bắc Kinh hoặc cử một phái đoàn đến để thảo luận về vấn đề Đài Loan.
6- Việt Cộng đấu tranh đòi Mỹ rút quân (1969)
Cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird trong hồi ký sau này khẳng định trong năm 1968, quân Việt Cộng đã chết 289.000 quân và năm 1969 chết thêm 123.000 quân nữa. Vì thế từ năm 1969, cộng quân không còn đủ lực lượng trở về giành lại vùng nông thôn vì nơi đây đã bị Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm và tiến hành việc bình định, thực hiện chương trình Người cày có ruộng. Từ đó cộng sản Bắc Việt cố công thực hiện ý đồ mới là tìm mọi cách qua đàm phán yêu sách quân Mỹ và các nước đồng minh khác rút khỏi Việt Nam, tạm thời chấp nhận Hiệp định hòa bình ký tại Pasis 1973, để có thời gian củng cố binh lực chiếm trọn miền Nam.
7- Phong trào đấu tranh chống chánh quyền đầu năm 1969
Từ cuối năm 1968, trong khi ở Mỹ ngày càng có nhiều cuộc biểu tình lớn đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam, đòi rút quân Mỹ về nước do các tổ chức cánh tả, cộng sản và phản chiến chuyên nghiệp nhận lương từ Liên Xô, Trung Cộng tổ chức, thì tại Việt Nam, mật vụ Việt Cộng cũng liên tục tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình, với lực lượng tham gia chủ yếu là những thanh niên trốn quân dịch, với khẩu hiệu Đòi hòa bình và hòa hợp, hòa giải dân tộc.
Nhiệt thành hoạt động cho phong trào đòi hòa bình còn có các nhân vật nỗi tiếng như dân biểu Trần Ngọc Liễng, Trần Thúc Linh, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, các linh mục Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, các thượng tọa phái Phật giáo Ấn Quang như Thích Minh Châu, Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Thiện Hoa…
Ngày 24-1, tại trụ sở Đoàn Thanh niên Phật tử trên đường Công Lý, Sài Gòn, thượng tọa Thích Thiện Minh diễn thuyết đả kích Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, phủ nhận chánh thể dân chủ, hô hào dân chúng nổi dậy lật đổ chánh quyền để có hòa bình. Ngày 4-2-1969, Thích Thiện Minh bị Bộ Nội vụ ra văn bản cảnh cáo.
Ngày 6-2, Bùi Ngọc Phương vận động thành lập Nội các hòa bình nhằm thay thế chánh phủ đương nhiệm, trong đó toàn là những nhân vật của Việt Cộng điều khiển. Phương lập tức bị cảnh sát bắt giữ. Cảnh sát cũng bắt sáu sinh viên Luật khoa thuộc nhóm Khai Phá khi tranh cử vào Ban chấp hành trường đại học Luật Sài Gòn vì tuyên bố ủng hộ Mặt trận Giải phóng. Ngày 7-2, Tòa án mặt trận lưu động Vùng 3 chiến thuật đưa 13 sinh viên thuộc Đoàn liên hiệp Sinh viên giải phóng Sài Gòn – Gia Định bị bắt cuối năm 1968 ra xét xử, tuyên 11 người án tù giam từ 1 đến 7 năm, một án tù treo và một tha bỗng.
Ngày 25-2, Cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa khám xét cư xá Quảng Đức của thượng tọa Thích Thiện Minh, phát hiện nhiều tài liệu chống chánh quyền, võ khí và cán bộ cộng sản nằm vùng. Thích Thiện Minh và 66 người khác bị bắt, trong đó phần lớn đang tham gia các phong trào sinh viên ủng hộ cộng sản chống chánh quyền.
Ngày 15-3, Tòa án quân sự mặt trận Vùng 3 chiến thuật tuyên phạt Thích Thiện Minh (thế danh Đỗ Xuân Hàng, sinh năm 1921 tại Quảng Trị) 10 năm tù giam, một số cán bộ nằm vùng và đào binh cũng bị án tù từ 2 đến 5 năm.
Ngày 16-3-1969, phái Phật giáo Ấn Quang làm lễ cầu an cho Thích Thiện Minh, huy động hàng ngàn người tham dự. Thượng tọa Thích Trí Quang tuyên bố người Mỹ phải chịu trách nhiệm về vụ án Thích Thiện Minh. Ngày 18-3, nhật báo Chánh Đạo đăng bài phản đối vụ án, bị phạt đình bản 30 ngày. Ngày 9-4, một nhóm 52 dân biểu và 22 nghị sĩ ký kiến nghị yêu cầu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu can thiệp. Tổng thống Thiệu ra sắc lệnh ngày 24-5-1969, giảm án Thích Thiện Minh xuống còn 3 năm tù giam và đến 29-10-1969, ra sắc lệnh ân xá Thích Thiện Minh cùng 310 người khác nhân lễ Quốc khánh 1-11.
8- Hoạt động của quân đồng minh tại Vùng 2 chiến thuật đầu năm 1969
Nỗ lực chủ yếu của Vùng 2 chiến thuật trong ba tháng đầu năm 1969 là nhắm vào mục tiêu bình định và phát huy sức mạnh tác chiến của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Quân Hàn Quốc tiếp tục duy trì sự kiểm soát có hiệu quả tại vùng duyên hải Trung Phần từ Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) tới bắc Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Tất cả lực lượng đồng minh nỗ lực tìm diệt căn cứ và kho bí mật của cộng quân đang xuất hiện với tần số tăng dần. Tỉnh Bình Định tiếp tục dẫn đầu các tỉnh khác về số vụ đánh phá của cộng quân. Các đơn vị đồng minh, đặc biệt là Hàn Quốc, tiếp tục mở các cuộc hành quân nhỏ gọn nhưng có hiệu quả cao để truy quét đối phương. Quân Việt Cộng tiếp tục lẩn tránh các trận đánh lớn với quân đồng minh mà chủ yếu là chống lại lực lượng địa phương quân, nghĩa quân và đánh phá các khu vực đông dân cư.
9- Chiến dịch Market Time (tỉnh Gia Định) tiếp tục năm 1969 (1-1 đến 1-12)
Từ ngày 11-3-1965 đến tháng 12-1972, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Chiến đoàn 115 Mỹ phối hợp mở chiến dịch trường kỳ Market Time, nhằm mục đích tăng cường tuần tra, giám sát vùng sông biển và bờ biển, bảo vệ đặc khu Rừng Sác (tỉnh Gia Định) giáp phía đông nam thủ đô Sài Gòn. Chiến dịch Market Time tiếp diễn trong năm 1969, từ 1-1 đến 31-12.
10- Chiến dịch Arc Light tiếp tục trong năm 1969 (1-1 đến 31-12)
Từ ngày 18-6-1965 đến 15-8-1973, Bộ tư lệnh Không quân chiến lược Mỹ chỉ đạo thực hiện chiến dịch Arc Light, chuyên sử dụng máy bay B-52 ném bom các vị trí Việt Cộng tại Bắc Việt, Nam Việt, Lào và Cambodia. Các đơn vị Mỹ trực tiếp thực hiện các cuộc không kích B-52 gồm các phi đội ném bom số 43, 307, 376, 3960, 4252, 4258. Chiến dịch Arc Light tiếp tục được thực hiện trong năm 1969 (từ 1-1 đến 31-12).
11- Chiến dịch Hancock Knight, Skysweep (tỉnh Bình Định, Lâm Đồng)(1-1 đến 31-3-1969)
Từ ngày 1-1 đến 31-3-1969, Lữ đoàn 173 không vận Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/503 mở chiến dịch Skysweep, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Bình Định.
Từ ngày 31-1 đến 12-2, Lữ đoàn 173 chỉ huy Tiểu đoàn 3/503 bộ binh mở chiến dịch Hancock Knight, tìm quét cộng quân tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
12- Chiến dịch Quyết Thắng (Vùng 4 chiến thuật) (1-1 đến 31-12-1969)
Từ ngày 1-1 đến 31-12-1969, chiến dịch Quyết Chiến chánh thức kết thúc tại Vùng 4 chiến thuật (ngoại trừ chiến dịch Quyết Chiến/BK/44/55) và được đổi thành chiến dịch Quyết Thắng, quy tụ toàn bộ các chiến dịch hành quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại Vùng 4 chiến thuật. Các đơn vị Việt Nam tham chiến gồm Sư đoàn 7 bộ binh, Sư đoàn 9 bộ binh, Sư đoàn 21 bộ binh, Biệt khu 44 chiến thuật, Liên đoàn 4 biệt động quân, và một số tiểu đoàn của Sư đoàn thủy quân lục chiến.
Pha đầu tiên của chiến dịch Quyết Thắng là một cuộc hành quân của một số tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 7 bộ binh, lùng sục, tập kích mật khu Cẩm Sơn của Việt Cộng tại tỉnh Định Tường, nằm cách quận lỵ Cai Lậy 10 cây số về phía nam-đông nam.
Từ ngày 11 đến 18-1, Tiểu đoàn 2 thủy quân lục chiến VNCH và Giang đoàn 15 xung phong mở cuộc hành quân tìm quét quân Việt Cộng dọc theo sông Cái Tứ từ tỉnh lỵ Vị Thanh (tỉnh Chương Thiện) tới quận kỵ Kiên Hưng để quét sạch mật khu 480.
Từ ngày 23 đến 26-1, Sư đoàn 21 bộ binh và Liên đoàn 4 biệt động quân VNCH mở cuộc hành quân tìm quét quân Việt Cộng tại ven khu rừng U Minh, cách tỉnh lỵ Quản Long (Cà Mau) 30 cây số về phía bắc-đông bắc, đồng thời để giải tỏa quốc lộ 12 nối từ quận lỵ Kiên Long tới quận lỵ Thới Bình, nằm tại khu vực giáp ranh ba tỉnh An Xuyên, Chương Thiện và Kiên Giang.
Ngày 1-3, Sư đoàn 21 bộ binh mở cuộc hành quân tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực thuộc tỉnh Phong Dinh, cách tỉnh lỵ Cần Thơ 27 cây số về phía tây nam.
Ngày 7-3, Sư đoàn 9 bộ binh mở cuộc hành quân truy quét quân Việt Cộng tại khu vực cách quận lỵ Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 12 cây số về phía tây nam.
Ngày 31-3, Sư đoàn 21 bộ binh chỉ huy các tiểu đoàn 1/31, 1/32, 4/32 hành quân truy quét quân Việt Cộng tại khu vực thuộc tỉnh Bạc Liêu cách quận lỵ Phước Long 3 cây số về phía đông.
13- Chiến dịch Tiger Balm (tỉnh Phước Tuy) (2 đến 4-1-1969)
Từ ngày 2 đến 4-1-1969, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 1 mở chiến dịch Tiger Balm, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và truy tìm quân Việt Cộng tại xóm Mỹ Xuân và làng Phước Hòa ở vùng tây nam tỉnh Phước Tuy.
14- Các chiến dịch Cocava, Dawson River South, Dawson River West, Deway Canyon (tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên) (2-1 đến 18-3-1969)
Từ ngày 2 đến 21-1-1969, Trung đoàn 9/Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy bốn tiểu đoàn 1/9, 2/9, 3/9, 2/12, cùng với một tiểu đoàn của Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Dawson River West, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn phía tây bắc tỉnh Quảng Trị. Quân đồng minh đã thám sát hoạt động cộng quân dọc theo đường biên giới giáp Lào và trên quốc lộ 9 từ căn cứ hỏa lực Argonne (quận Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) phía tây căn cứ Khe Sanh tới sát biên giới Lào.
Tiếp theo đó từ ngày 21-1, Trung đoàn 9/Sư đoàn 3 TQLC Mỹ chỉ huy ba tiểu đoàn 1/9, 2/9, 3/9, có tăng cường thêm Tiểu đoàn 2/3 TQLC Mỹ và hai tiểu đoàn 1/2, 2/2 của Sư đoàn 1 bộ binh VNCH, đã mở chiến dịch Dawson River South, tìm quét cộng quân tại thung lũng Da Krong. Mục tiêu hành quân nhằm tập kích cắt đứt một tuyến đường xâm nhập quan trọng của Việt Cộng từ Lào vào phía nam tỉnh Quảng Trị. Trong hai ngày 21 và 22-2-1969, Bộ tư lệnh MACV Mỹ cho phép Tiểu đoàn 2/9 Mỹ được đột nhập sang lãnh thổ Lào và tấn công triệt hạ các đoàn xe vận chuyển của cộng quân đang di chuyển dọc theo trục đường 922.
Ngày 23-1, chiến dịch Dawson River South đổi mật danh thành chiến dịch Deway Canyon và kéo dài đến đến 18-3. Mục tiêu đầu tiên của chiến dịch Deway Canyon là thiết lập căn cứ hỏa lực Tun Tavern, sau đó mở một loạt cuộc tập kích đường không xuống phía nam và phía tây nam căn cứ Tun Tavern, tiến về kiểm soát các tỉnh lộ 548 và 922, thung lũng Dak Krong và phía bắc thung lũng A Sầu-tỉnh Thừa Thiên và triệt hạ căn cứ 611 của Việt Cộng.
Tính chung trong loạt ba chiến dịch nói trên từ ngày 2-1 đến 18-3-1969, quân đồng minh đã đụng độ và giao tranh với cộng quân Quân khu Trị Thiên 34 trận lớn nhỏ; quân Mỹ chết 88; quân VNCH chết 45; quân Việt cộng bỏ lại trận 1.335 xác.
Từ ngày 24-1 đến 7-2-1969, quân Việt Nam Cộng Hòa gồm 5 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 1 bộ binh, và quân Mỹ gồm Trung đoàn 9/Sư đoàn 3 TQLC, tổng cộng 3.000 quân, phối hợp mở cuộc hành quân truy quét cộng quân tại vùng sơn động Cocava thuộc tỉnh Quảng Trị giáp với tỉnh Thừa Thiên.
Sau nửa tháng hành quân Cocava, quân đồng minh đã đụng độ và giao tranh với cộng quân Quân khu Trị Thiên 18 trận; quân Mỹ chết 27, bị thương 150; quân VNCH chết 43, bị thương 124; thiệt hại 9 trực thăng. Cộng quân bỏ lại trận 355 xác và 27 thương binh.
15- Chiến dịch Barrier Reef/Trần Hưng Đạo 9 (tỉnh Kiến Tường) (3-1-1969 đến 1-8-1971)
Để hoàn thành đầy đủ hàng rào chốt chặn dọc theo biên giới Cambodia theo Kế hoạch SEALORDS, Hải quân Mỹ và Vùng sông ngòi Việt Nam Cộng Hòa đã mở chiến dịch Barrier Reef/Trần Hưng Đạo 9 từ ngày 3-1-1969 đến 1-8-1971 tại địa bàn tỉnh Kiến Tường.
Xuất phát từ quận Tuyên Nhơn trên sông Vàm Cỏ Tây, hàng rào chốt chặn bao phủ khu vực Kinh Lagrange và tất cả sông rạch thuộc tuyến sông Ông Lớn, qua Kinh Quan và Kinh Bình Thành tới khu vực An Long trên bờ sông Tiền Giang.
16- Chiến dịch Water Trap (tỉnh Định Tường) (3 đến 7-1-1969)
Từ ngày 3 đến 7-1-1969, Giang đoàn cơ động Alpha Mỹ chỉ huy Chiến đoàn 117/2 mở chiến dịch Water Trap, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực cồn Thới Sơn, phía nam căn cứ Đồng Tâm, thuộc tỉnh Định Tường.
17- Các chiến dịch Bình Tây 48, 49 và 50 (tỉnh Kontum và Pleiku) (4-1 đến 8-2-1969)
Trong tháng 1-1969, Biệt khu 24 chiến thuật chỉ huy Trung đoàn 42 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở liên tiếp ba chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn hai tỉnh Kontum và Pleiku.
– Từ ngày 4 đến 21-1, Trung đoàn 42 phối hợp với hai tiểu đoàn 11, 22 thuộc Liên đoàn 2 biệt động quân, mở chiến dịch Bình Tây 48 tại thung lũng Ya Krong Bolah, cách tỉnh lỵ Kontum 24 cây số về phía tây nam, và cách quận lỵ Plei Mrong 10 cây số về phía tây bắc, dọc theo ranh giới hai tỉnh Kontum và Pleiku. Mục đích cuộc hành quân là tìm quét quân Việt Cộng và cắt đứt tuyến vận chuyển của cộng quân xuất phát từ Plei Trap và lãnh thổ Cambodia.
– Từ ngày 21 đến 27-1, Trung đoàn 42 có tăng cường Tiểu đoàn 1/Trung đoàn 47 đã mở chiến dịch Bình Tây 49, tìm quét cộng quân tại vùng rừng núi Chư Pa, tỉnh Pleiku.
– Từ ngày 28-1 đến 8-2, Trung đoàn 42 có tăng cường Tiểu đoàn 1/Trung đoàn 47 đã mở chiến dịch Bình Tây 50, tiếp tục tìm quét cộng quân tại vùng rừng núi Chư Pa.
Sau 35 ngày hành quân, quân Việt Nam Cộng Hòa đã đụng độ với cộng quân 24 trận lớn nhỏ. Quân VNCH chết 102, bị thương 328; thiệt hại 9 đại bác và súng cối, 15 trực thăng. Cộng quân chết 953, bị thương 544, bị bắt 66.
18- Chiến dịch Victory Dragon 7 (tỉnh Quảng Nam) (4-1 đến 1-2-1969)
Từ ngày 4-1 đến 1-2-1969, Lữ đoàn 2 thủy quân lục chiến Hàn Quốc mở chiến dịch Victory Dragon 7, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.
19- Các chiến dịch Big Muddy, Wheerler Place (tỉnh Bình Dương) (5-1 đến 3-2-1969)
Từ ngày 5 đến 17-1-1969, Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/27 bộ binh, phối hợp với các đơn vị thuộc Giang đoàn xung phong 28 Hải quân Việt Nam và Giang đoàn 594 Hải quân Mỹ, mở chiến dịch Big Muddy, lùng sục tìm quét quân Việt Cộng tại lưu vực sông Sài Gòn ở phía bắc quận Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, và đã phát hiện nhiều kho ngầm chứa võ khí, lương thực.
Từ ngày 22-1 đến 3-2, Sư đoàn 25 Mỹ chỉ huy Lữ đoàn 2 mở tiếp chiến dịch Wheerler Place, mở rộng cuộc hành quân tìm quét cộng quân tại địa bàn tỉnh Bình Dương.
20- Các chiến dịch Ohio Rapids, Platte Canyon, Sherman Peak (tỉnh Thừa Thiên) (6-1 đến 28-2-1969)
Từ ngày 6-1 đến 5-2-1969, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận Mỹ phối hợp với Trung đoàn 54/Sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam và Liên đội 7 thiết kỵ Mỹ, mở chiến dịch Platte Canyon, hành quân do thám địch tình và tìm quét quân Việt Cộng tại thung lũng Ruông Ruông, ở phía nam quận lỵ Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên.
Từ ngày 24-1 đến 28-2, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 101 Mỹ phối hợp với Trung đoàn 1/Sư đoàn 1 VNCH mở chiến dịch Ohio Rapids, hành quân do thám địch tình tại thung lũng Sông Ô Lâu phía tây nam căn cứ Camp Evans, thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Từ ngày 25-1 đến 9-2, Lữ đoàn 2/Sư đoàn 101 Mỹ phối hợp với Tiểu đoàn 3/3 của Sư đoàn 1 VNCH mở chiến dịch Sherman Peak tại tỉnh Thừa Thiên, tập trung quân quanh căn cứ hỏa lực Veghel rồi mở cuộc hành quân tìm quét cộng quân dọc theo tỉnh lộ 547 để ngăn chặn một kế hoạch đánh phá vào thị xã Huế ngay dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
21- Các chiến dịch Double Eagles 4 và 5 (tỉnh Bình Thuận) (7 đến 31-1-1969)
Trong tháng 1-1969, Chiến đoàn South Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/506 bộ binh phối hợp với Tiểu đoàn 2/44 thuộc Sư đoàn 23 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa, mở liên tiếp hai chiến dịch tại tỉnh Bình Thuận.
– mở chiến dịch Double Eagles 4 từ ngày 7 đến 25-1, hành quân do thám địch tình và tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực tây bắc Phan Thiết.
– mở chiến dịch Double Eagles 5 từ ngày 26 đến 31-1, thực hiện công tác bình định chung quanh tỉnh lỵ Phan Thiết.
22- Chiến dịch Treasure Island (tỉnh Bình Dương) (10 đến 18-1-1969)
Từ ngày 10 đến 18-1-1969, Trung đoàn 11 thiết kỵ Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/11 mở chiến dịch Treasure Island, hành quân bao vây, cách ly địa bàn và tìm quét quân Việt Cộng tại tỉnh Bình Dương.
23- Chiến dịch Quyết Thắng/SĐ/9/3 (tỉnh Sa Đéc) (12 đến 28-1-1969)
Từ ngày 12 đến 28-1-1969, Sư đoàn 9 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy Trung đoàn 15 mở chiến dịch Quyết Thắng/SĐ/9/3, tìm quét cộng quân tại khu vực cách tỉnh lỵ Sa Đéc 14 cây số về phía đông nam.
24- Các chiến dịch Bold Mariner, Russell Beach (tỉnh Quảng Ngãi) (13-1 đến 21-7-1969)
Từ ngày 13-1 đến 21-7-1969, hai chiến đoàn đổ bộ Alpha và Bravo Mỹ chỉ huy hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến 2/26, 3/26, mở chiến dịch Bold Mariner, từ hạm tàu đổ quân lên tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực Vạn Tường và mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là cuộc đổ bộ tập kích lên bãi biển lớn nhất của Thủy quân lục chiến Mỹ kể từ sau cuộc chiến trên bán đảo Cao Ly 1950-53.
Cùng lúc ấy, Chiến đoàn Cooksey với Tiểu đoàn 5/46 bộ binh và Tiểu đoàn 1/1 kỵ binh thuộc Sư đoàn 23 bộ binh (Americal) Mỹ cũng cùng lúc mở chiến dịch Russell Beach, thiết lập các chốt chặn trên cù lao. Trung đoàn 6 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa tiến quân vào mũi Ba Làng An bắt đầu thực hiện chương trình bình định nông thôn tại khu vực trước đây bị Việt Cộng kiểm soát trong một thời gian dài.
25- Giao tranh ở tỉnh An Giang (13-1-1969)
Trưa 13-1-1969, cộng quân Tây Nam Bộ và Tỉnh đội Cần Thơ pháo kích và tập kích vào sân bay Lộ Tẻ (Long Xuyên). Quân Mỹ chết 4, bị thương 7; quân VNCH chết 13, bị thương 29; thiệt hại 5 máy bay, cháy một kho hàng. Cộng quân bị phản kích, bỏ lại 56 xác, bị bắt 26, trong đó có 22 thương binh.
26- Chiến dịch Navajo Warhorse 2 (tỉnh Hậu Nghĩa, Kiến Tường, Tây Ninh) (17-1 đến 29-3-1969)
Từ cuối tháng 12-1968, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ cho Lữ đoàn 2 hành quân tấn công vào phía nam vùng Lưỡi Câu, Lữ đoàn 3 thọc sâu vào Chiến khu Đ, làm cho hệ thống hậu cần tại chỗ của cộng quân Khu 7 hoàn toàn bị triệt phá. Thế nhưng ngay sau đó, đại quân Việt Cộng gồm bốn sư đoàn chủ lực từ Cambodia lại tràn vào tấn công một số vị trí trọng yếu tại Vùng 3 chiến thuật, mở đầu Cuộc tấn công Mùa Xuân 1969.
Từ ngày 17-1 đến 29-3-1969, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ chỉ huy các tiểu đoàn 1/5, 2/5, 2/8, 2/12 mở chiến dịch Navajo Warhorse 2, lần lượt thay phiên nhau trực chiến tập kích bẻ gãy các cuộc xâm nhập của cộng quân xuất phát từ vùng Mỏ Vẹt, tỉnh Svay Rieng, Cambodia, theo các tuyến sông rạch và dãy biên giới xâm nhập vào các tỉnh Hậu Nghĩa, Kiến Tường, Tây Ninh.
Từ ngày 23-1, Sư đoàn 5 cộng quân mở hai cuộc tấn công cấp trung đoàn vào hậu cứ Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ ở Dầu Tiếng và tổng kho Long Bình, nhưng đều bị liên quân trú phòng đẩy lui. Ngày 24-1, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 kỵ binh tấn công vào chiến khu Đ thuộc địa phận tỉnh Phước Thành (cũ), giao tranh nhiều trận lớn với Sư đoàn 1 cộng quân.
27- Chiến dịch Quyết Thắng/44/49 (tỉnh Kiên Giang) (20 đến 27-1-1969)
Từ ngày 20 đến 27-1-1969, Liên đoàn 4 biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy ba tiểu đoàn 32, 42 và 43 mở chiến dịch Quyết Thắng/44/49, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực phía đông quận Hà Tiên phía bắc tỉnh Kiên Giang thuộc địa bàn Biệt khu 44 chiến thuật.
28- Chiến dịch Hae San Jin 6 (tỉnh Phú Yên) (20-1 đến 8-2-1969)
Từ ngày 20-1 đến 8-2-1969, Sư đoàn 9 (Bạch Mã) Hàn Quốc chỉ huy Trung đoàn 26 bộ binh mở chiến dịch Hae San Jin 6, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Phú Yên.
29- Các chiến dịch Hưng Quảng/1/03, Linn River (tỉnh Quảng Nam) (26-1 đến 7-2-1969)
Từ ngày 26 đến 31-1-1969, Biệt khu Quảng Đà của Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy Trung đoàn 51 bộ binh mở chiến dịch Hưng Quảng/1/03, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Từ ngày 27-1 đến 7-2, Chiến đoàn đổ bộ Alpha Mỹ chỉ huy hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến 1/7 và 2/26 mở chiến dịch Linn River, đổ bộ từ hạm tàu lên bờ biển, bao vây cách ly địa bàn và tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực Gò Nổi và phía đông nam đồi 55 thuộc tỉnh Quảng Nam.
30- Chiến dịch Arlington (tỉnh Quảng Tín) (27-1-1969)
Trong ngày 27-1-1969, Sư đoàn 23 bộ binh (Americal) Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 2/1 mở chiến dịch Arlington, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Tín.
31- Chiến dịch Quyết Thắng/21/04 (tỉnh Phong Dinh) (27-1 đến 3-2-1969)
Từ ngày 27-1 đến 3-2-1969, Sư đoàn 21 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Quyết Thắng/21/04, phối hợp với một cuộc không kích B-52 của Mỹ để tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực thuộc tỉnh Phong Dinh, cách tỉnh lỵ Cần Thơ 30 cây số về phía tây.
32- Các chiến dịch Greener Blue, Greene Thunder, Wayne Arrow (Vùng 2 chiến thuật) (31-1 đến 25-2-1969)
Cuối tháng 1 đầu tháng 2-1969, Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ chỉ huy các tiểu đoàn bộ binh bản bộ mở cùng lúc ba chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng tại Vùng 2 chiến thuật.
– chỉ huy Tiểu đoàn 2/35 mở chiến dịch Greener Blue từ ngày 31-1 đến 25-2, tại tỉnh Darlac.
– chỉ huy hai tiểu đoàn 1/12, 1/14 mở chiến dịch Greene Thunder từ ngày 31-1 đến 17-2, tại hai tỉnh Kontum và Pleiku.
– chỉ huy Tiểu đoàn 3/8 mở chiến dịch Wayne Arrow từ ngày 31-1 đến 8-2 tại tỉnh Bình Định.
33- Giao tranh ở tỉnh Bình Dương (31-1-1969)
Đêm 31-1-1969, cộng quân Đông Nam Bô và tỉnh Thủ Dầu Một tập kích vào cụm căn cứ Mỹ ở Thị Tĩnh, trên đường số 30 thuộc quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cách quận lỵ Dầu Tiếng 14 cây số về phía đông bắc. Sau 80 phút giao tranh, quân Việt Cộng đã xâm nhập vào và phá được sở chỉ huy cụm căn cứ nhưng đến sáng thì bị đẩy lui. Kết quả, quân Mỹ chết 37, bị thương 113, thiệt hại 8 đại bác và súng cối. Cộng quân chết 176, bị thương 130, bị bắt 13.
34- Một số tình hình trong tháng 2-1969
Ngày 1-2-1969, Bộ tư lệnh MACV Mỹ thành lập Trung đoàn 75 biệt kích bộ binh, để chuyên cung cấp các đại đội thám báo đường dài tới các đơn vị tác chiến Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam.
Cũng trong ngày 1-2, các chiến dịch hành quân phối hợp Việt-Mỹ tại Vùng 2 chiến thuật được đặt mật danh theo từng cặp tên Mỹ-Việt và trở thành những chiến dịch có địa bàn hành quân cố định. Chiến dịch Macathur đổi thành chiến dịch Hines/Dân Quyền, chiến dịch Walker trở thành chiến dịch Marshall/Sức Mạnh, chiến dịch Cochise Green trở thành chiến dịch Lee/Dũng Cảm, chiến dịch McLain trở thành chiến dịch Sheridan/Dân Thắng, chiến dịch Bolling trở thành chiến dịch Wainwright/Lý Do. Các chiến dịch hành quân có quy mô cấp tiểu đoàn và lớn hơn được thực hiện trong các địa bàn hành quân trên đây với những mục tiêu ngắn hạn đặc biệt được vạch ra theo một mật danh như tại nơi nó xảy ra.
Ngày 16-2-1969, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố tạm ngừng các chiến dịch hành quân từ 18 giờ ngày 12-2 tới 18 giờ ngày 17-2 để đôi bên cùng thưởng Tết Nguyên đán.
Trong đội hình chiến dịch Deway Canyon, vào hai ngày 21 và 22-2-1969, Bộ tư lệnh MACV Mỹ cho phép Tiểu đoàn 2/9 thủy quân lục chiến Mỹ được đột nhập sang lãnh thổ Lào và tấn công triệt hạ các đoàn xe vận chuyển của quân Việt Cộng đang di chuyển dọc theo trục đường 922.
Trong tháng 2-1969, các đơn vị đồng minh sang Việt Nam gồm: Pháo đội 105 dã chiến Úc (4-2, đóng ở Núi Đất); Phi đoàn 225 tấn công TQLC Mỹ (5-2, đóng ở Đà Nẵng); Liên đội B/Trung đoàn 1 thiết kỵ Úc (11-2, đóng ở Núi Đất); Tiểu đoàn 1 pháo binh, Tiểu đoàn 1 công binh và Đại đội 1 không yễm Hoàng gia Thái Lan (15-2, đóng ở trại Bearcat, Long Thành); Tiểu đoàn 5 bộ binh Úc (16-2, đóng ở Núi Đất); Liên đội 3/Trung đoàn không vụ đặc biệt Úc (21-2, đóng ở Núi Đất); Tiểu đoàn 158 không yễm Mỹ (23-2, đóng tại Camp Eagle).
Các đơn vị đồng minh rời Việt Nam gồm: Pháo đội 102 dã chiến Úc (4-2); Liên đội C/Trung đoàn 1 thiết kỵ Úc (10-2); Phi đoàn 121 tấn công TQLC Mỹ (14-2); Tiểu đoàn 1 bộ binh Úc (16-2); Liên đội 2/Trung đoàn không phục vụ đặc biệt Úc (21-2).
Các đơn vị Mỹ di chuyển vị trí đóng quân trong tháng gồm: Tiểu đoàn 1/3 TQLC và Sở chỉ huy Trung đoàn 3 TQLC chuyển tới Quảng Trị (15-2); Tiểu đoàn 168 công binh chiến đấu chuyển tới Lai Khê.
35- Các chiến dịch Greene Thunder 2, Greene Tornado, Greener Cyclone, Putnam Panther, Wayner Dart, Wayner Green (tỉnh Darlac, Kontum và Pleiku) (1-2 đến 16-6-1969)
Sau khi Lữ đoàn 1/Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ chuyển quân tới căn cứ Plei Herel phía đông tỉnh lỵ Pleiku, thì trách nhiệm bảo vệ tại khu vực phía bắc địa bàn tác chiến của Sư đoàn 4 Mỹ từ ranh giới giáp Vùng 1 chiến thuật tới phía bắc tỉnh lỵ Kontum được chuyển giao sang cho Biệt khu 24 chiến thuật Việt Nam Cộng Hòa.
Từ ngày 1-2 đến 16-6-1969, Sư đoàn 4 Mỹ chỉ huy Lữ đoàn 2 mở chiến dịch Putnam Panther, nhằm hỗ trợ cho Chương trình bình định cấp tốc của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, ngăn chặn các cuộc xâm nhập của quân Bắc Việt vào phía tây tỉnh Kontum, từ căn cứ dân vệ Polei Kieng tới căn cứ dân vệ Plei Mrong, và liên tục hành quân tuần tra bảo vệ an ninh quốc lộ 14 từ tỉnh lỵ Kontum tới tỉnh lỵ Pleiku.
Trong tháng 2-1969, Sư đoàn 4 Mỹ cũng mở liên tiếp 5 chiến dịch tìm quét quân Việt Cộng.
– chỉ huy Tiểu đoàn 1/8 mở chiến dịch Wayner Dart từ ngày 2 đến 7-2 tại tỉnh Pleiku.
– chỉ huy Tiểu đoàn 1/35 mở chiến dịch Greener Cyclone từ ngày 7-2 đến 12-3 tại tỉnh Pleiku.
– chỉ huy năm tiểu đoàn 1/8, 2/8, 3/8, 1/12, 3/12 mở chiến dịch Wayner Green từ ngày 10 đến 28-2 tại hai tỉnh Kontum và Pleiku.
– chỉ huy Tiểu đoàn 2/35 mở chiến dịch Greene Tornado từ ngày 25 đến 27-2 tại tỉnh Darlac.
– chỉ huy Lữ đoàn 2 mở chiến dịch Greene Thunder 2 từ ngày 28-2 đến 2-4 tại tỉnh Pleiku.
36- Các chiến dịch Darby Crest 1, Darby Trail 1 và 2 (tỉnh Bình Định) (1-2 đến 15-4-1969)
Trong tháng 2-1969, Lữ đoàn 173 không vận Mỹ mở liên tiếp ba chiến dịch tại tỉnh Bình Định.
– chỉ huy Tiểu đoàn 1/503 bộ binh phối hợp với Trung đoàn 40/Sư đoàn 22 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Darby Crest 1, từ ngày 1-2 đến 3-3, tìm quét quân Việt Cộng tại quận Hoài Ân.
– chỉ huy Tiểu đoàn 2/503 bộ binh phối hợp với Trung đoàn 40/22 và Liên đội 14 thiết kỵ VNCH mở chiến dịch Darby Trail 1, từ ngày 1 đến 7-2, tìm quét cộng quân tại đồng bằng Bồng Sơn.
– chỉ huy Tiểu đoàn 2/503 mở chiến dịch Darby Trail 2 từ ngày 8-2 đến 15-4, hành quân do thám địch tình và tìm quét cộng quân dọc theo đường đèo từ đồng bằng Bồng Sơn tới thung lũng An Lão, cách thị trấn Bồng Sơn 12 cây số về phía bắc-tây bắc.
37- Các chiến dịch Darby March 1 và 2 (tỉnh Phú Yên) (1-2 đến 6-3-1969)
Trong tháng 2-1969, Lữ đoàn 173 không vận Mỹ mở liên tiếp hai chiến dịch tại tỉnh Phú Yên.
– chỉ huy Tiểu đoàn 4/503 bộ binh phối hợp với Trung đoàn 28/Sư đoàn 9 bộ binh Hàn Quốc mở chiến dịch Darby March 1, từ ngày 1 đến 3-2, tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực An Nghiệp.
– chỉ huy Tiểu đoàn 4/503 phối hợp với Trung đoàn 47/Sư đoàn 22 bộ binh VNCH mở chiến dịch Darby March 2, từ ngày 8-2 đến 6-3, tìm quét cộng quân tại tỉnh Phú Yên.
38- Các chiến dịch Hancock Eagle 1 và 2, Sheridan (tỉnh Bình Thuận, Bình Tuy) (1-2 đến 31-3-1969)
Trong tháng 2-1969, Chiến đoàn South Mỹ mở liên tiếp ba chiến dịch.
– chỉ huy Tiểu đoàn 3/506 bộ binh mở chiến dịch Sheridan từ ngày 1 đến 3-2, tuần tra và lùng sục tìm quét quân Việt Cộng dọc theo ranh giới hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy.
– chỉ huy Tiểu đoàn 3/506 phối hợp với Trung đoàn 44/Sư đoàn 23 bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Hancock Eagle 1 từ ngày 4 đến 20-2, tuần tra và lùng sục tìm quét cộng quân dọc theo quốc lộ 1 chạy ngang phía đông bắc tỉnh lỵ Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
– chỉ huy Tiểu đoàn 3/506 bộ binh mở chiến dịch Hancock Eagle 2 từ ngày 28-2 đến 31-3, một lần nữa trở lại tập kích tìm quét cộng quân tại khu rừng Lê Hồng Phong, thuộc tỉnh Bình Thuận. Tính chung trong hai pha chiến dịch Hancock Eagle, quân Mỹ chết 282; cộng quân bỏ lại trận 654 xác.
39- Chiến dịch Victory Dragon 8 (tỉnh Quảng Nam) (2 đến 28-2-1969)
Từ ngày 2 đến 28-2-1969, Lữ đoàn 2 thủy quân lục chiến Hàn Quốc mở chiến dịch Victory Dragon 8, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.
40- Chiến dịch Cheyenne Sabre (tỉnh Biên Hòa) (4-2 đến 19-4-1969)
Từ ngày 4-2 đến 19-4-1969, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 1/7 mở chiến dịch Cheyenne Sabre, tập kích đường không xuống bãi đáp Liz, để cắt đứt các tuyến đường xâm nhập của cộng quân từ Chiến khu Đ vào tỉnh Biên Hòa và liên tục hành quân tìm quét cộng quân tại địa bàn tỉnh.
41- Các chiến dịch Strangler 1/Roundup 1 và Strangler 2/Roundup 2 (tỉnh Gia Định) (4 đến 16-2-1969)
Cuối tháng 1-1969, Lữ đoàn 199 khinh binh Mỹ thành lập Chiến đoàn Kay gồm hai đại đội của Tiểu đoàn 3/7 bộ binh và một đại đội của Tiểu đoàn 5/12 bộ binh, chuyên xung kích cơ động trong các mục tiêu tác chiến mũi nhọn của lữ đoàn.
Trong tháng 2-1969, Lữ đoàn 199 chỉ huy Chiến đoàn Kay và Tiểu đoàn 2/3 bộ binh, phối hợp với hai tiểu đoàn 30, 33 biệt động quân Việt Nam mở liên tiếp các chiến dịch tại địa bàn tỉnh Gia Định.
– mở chiến dịch Strangler 1/Roundup 1 từ ngày 4 đến 12-2, nhằm triệt hạ tuyến đường thâm nhập của quân Việt Cộng và hỗ trợ chương trình bình định tại địa bàn quận Nhà Bè, tỉnh Gia Định, cách trung tâm Sài Gòn 10 cây số về phía nam.
– mở chiến dịch Strangler 2/Roundup 2 từ ngày 13 đến 16-2, nhằm hỗ trợ chương trình bình định tại tỉnh Gia Định.
42- Các chiến dịch Defiant Measure, Hưng Quảng/1/05, Hưng Quảng/1/05/D, Machete (tỉnh Quảng Nam) (10-2 đến 5-3-1969)
Từ ngày 10 đến 16-2-1969, Chiến đoàn đổ bộ Bravo Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 3/26 thủy quân lục chiến mở chiến dịch Defiant Measure, nhằm phối hợp với chiến dịch Taylor Common, đổ bộ lên tìm quét quân Việt Cộng tại khu vực Arizona Territory, tỉnh Quảng Nam.
Từ ngày 11 đến 15-2-1969, Thủy quân lục chiến Mỹ mở chiến dịch Machete, tìm quét cộng quân ở phía tây bờ sông Cái thuộc quận Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Trong nửa cuối tháng 2 sang đầu tháng 3-1969, Biệt khu Quảng Đà chỉ huy Trung đoàn 51 bộ binh mở liên tiếp hai chiến dịch tìm quét cộng quân tại địa bàn tỉnh Quảng Nam: mở chiến dịch Hưng Quảng/1/05 từ ngày 14-2 đến 5-3; mở chiến dịch Hưng Quảng/1/05D từ ngày 24 đến 27-2-1969.
43- Chiến dịch Toàn Thắng 3 (Vùng 3 chiến thuật) (16-2 đến 31-10-1969)
Từ ngày 16-2 đến 31-10-1969, Bộ tư lệnh Quân đoàn 3-Vùng 3 chiến thuật Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 dã chiến Mỹ mở chiến dịch Toàn Thắng 3, để nối tiếp chiến dịch Toàn Thắng 2 bao gồm toàn bộ các cuộc hành quân chiến đấu và bình định tại địa bàn Vùng 3 chiến thuật.
Quân Mỹ tham chiến gồm Sư đoàn 1 kỵ binh, Sư đoàn 1 bộ binh, Sư đoàn 9 bộ binh, Sư đoàn 25 bộ binh, Lữ đoàn 3/Sư đoàn 82 không vận, Lữ đoàn 199 bộ binh nhẹ, Trung đoàn 11 thiết kỵ. Quân Việt Nam Cộng Hòa tham chiến gồm Sư đoàn 5 bộ binh, Sư đoàn 18 bộ binh, Sư đoàn 25 bộ binh, Sư đoàn nhảy dù. Quân các nước đồng minh khác gồm Sư đoàn viễn chinh Thái Lan và Chiến đoàn 1 Úc – Tân Tây Lan. Để mở màn chiến dịch, Lữ đoàn 1 Thái Lan đã hành quân bảo vệ an ninh tuyến đường giao thông từ căn cứ Bearcat, Long Thành tới xã Phú Mỹ.
Ngày 1-4, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ chỉ huy Tiểu đoàn 4/9 thiết lập căn cứ hỏa lực Frontier City ở phía nam tỉnh lỵ Tây Ninh gần biên giới Cambodia để ngăn chặn tuyến đường xâm nhập của cộng quân từ vùng Cánh Thiên Thần thuộc tỉnh Svay Rieng vào đất Việt Nam. Ngày 15-5, Lữ đoàn 3/25 Mỹ lại chỉ huy Tiểu đoàn 3/22 thiết lập căn cứ hỏa lực Crook tại Suối Bến Đá để chọc nhử cho Việt Cộng xuất hiện tấn công mà tiêu diệt.
Từ ngày 4 đến 8-8, Lữ đoàn 1 hoàng gia Thái và Lữ đoàn Bravo thủy quân lục chiến Việt Nam mở cuộc hành quân tìm quét quân Việt Cộng tại phía nam quận Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hòa, thuộc Biệt khu Rừng Sát. Từ ngày 9 đến 15-8, Lữ đoàn 1 Thái và Lữ đoàn Bravo Việt Nam Cộng Hòa mở tiếp cuộc hành quân tại khu vực cách phía đông nam xã Bình Sơn, tỉnh Biên Hòa 5 cây số.
44- Chiến dịch Federal (tỉnh Biên Hòa) (17-2 đến 2-4-1969)
Từ ngày 17-2 đến 2-4-1969, Chiến đoàn 1 Úc chỉ huy Tiểu đoàn 4 Úc – Tân Tây Lan và Tiểu đoàn 9 Úc mở chiến dịch Federal, để bảo vệ trục lộ phía đông tỉnh lỵ Biên Hòa sau khi phát hiện tin tình báo cho thấy quân Việt Cộng chuẩn bị lực lượng đánh phá vào tỉnh lỵ, đồng thời liên tục hành quân tuần tra tìm quét cộng quân quanh khu vực căn cứ hỏa lực Kerry.
45- Chiến dịch Spokane Rapids (tỉnh Thừa Thiên) (20-2 đến 3-3-1969)
Từ ngày 20-2 đến 3-3-1969, Lữ đoàn 1/Sư đoàn 101 không vận Mỹ mở chiến dịch Spokane Rapids, tìm quét quân Việt Cộng dọc theo sông Tả Trạch thuộc tỉnh Thừa Thiên.
46- Việt cộng tiếp tục leo thang chiến tranh (tháng 2-1969)
Đầu xuân 1969, Hồ Chí Minh lại đọc bài chúc Tết qua đài phát thanh làm cho các cán binh cộng sản tại miền Nam nghe xong cực kỳ lo sợ.
Năm qua thắng trận vẻ vang
Năm nay tiền tuyến ắt càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào.
Tiến lên, chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.
Và quả thật, Bộ Chính trị và Quân uỷ trung ương lại vét hết thanh niên miền Bắc, bắt cả thiếu niên 15 tuổi trở lên vào bộ đội, thực hiện tiếp các đợt tổng tấn công từ ngày 22-2 đến 31-3-1969, từ 11 đến 31-5-1969 và từ 1-8 đến 15-9-1969 trên khắp các chiến trường miền Nam, mong gây sức ép cho cuộc đấu tranh trên bàn ngoại giao và xây dựng lực lượng chánh trị thân cộng. Khắp miền Bắc hầu như vắng bóng đàn ông trai tráng vì phần lớn phải nhập ngũ vào Nam. Phụ nữ phải đảm trách mọi việc từ khâu đồng áng, xưởng máy đến công chuyện gia đình. Dân chúng phổ biến câu ca chua xót: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đàn ông chả thấy, đàn bà thật đông…
Tháng 4-1969, Bộ Chính trị Đảng Việt Cộng lại ra nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ trước mắt, xác định các mục tiêu chiến lược và đề ra phương hướng tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, chống lại chủ trương phi Mỹ hóa, Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa.
47- Chiến dịch Tổng tấn công Tết Kỷ Dậu 1969 (22-2 đến 31-3-1969)
Từ ngày 22-2 đến 31-3-1969, quân Việt Cộng mở đợt tổng tấn công đồng loạt vào hơn 400 mục tiêu của Việt Nam Cộng Hòa ở 36 thành phố, tỉnh lỵ, hơn 100 thị trấn quận lỵ, 35 sở chỉ huy, 38 sân bay, 17 khu hậu cần lớn.
Khuya 22 rạng sáng 23-2-1969, quân Việt Cộng bắn hàng loạt đạn cối, rốc két, và tập kích vào 115 mục tiêu khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, các tỉnh Hậu Nghĩa, Quảng Nam và các căn cứ Mỹ ở Biên Hòa. Cuộc tấn công này xảy ra chỉ một ngày sau khi kết thúc thời hạn bảy ngày Việt Cộng tuyên bố tạm ngưng chiến dịp Tết.
Sau 40 ngày giao tranh, đến 31-3-1969, cộng quân khắp nơi đều bị đẩy lui. Kết quả quân Mỹ chết 2.004, bị thương 5.761; quân VCNCH chết 5.310, bị thương 9.270, bị bắt 150; quân các nước đồng minh khác chết 107, bị thương 279. Quân đồng minh thiệt hại 800 máy bay các loại, 1450 xe quân sự (trong đó có 720 xe tăng thiết giáp), 137 tàu thuyền chiến, 265 khẩu pháo và súng cối, 135 kho đạn, xăng dầu, phương tiện chiến tranh các loại.
Ngoài hoạt động quân sự, cộng quân còn tổ chức lực lượng du kích tại chỗ nổi dậy chiếm xã, ấp tại nhiều nơi. Cộng quân thiệt hại nhiều thiết bị quân sự, chết 30.180, bị thương 48.290, bị bắt và ra hàng 553, thiệt hại khoảng 20% tổng quân số trên chiến trường miền Nam Việt Nam lúc đó.
48- Giao tranh ở Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam (22 đến 27-2-1969) – Chiến dịch Lê Lợi 4 (27-2 đến 20-6-1969)
Nằm trong cuộc tổng tấn công toàn miền Nam, từ 22 đến 27-2-1969, cộng quân Quân khu 5 và Tỉnh đội Quảng Đà tấn công vào các khu vực Việt Nam Cộng Hòa gồm các sở chỉ huy các căn cứ, vị trí, sân bay, các cơ sở hậu cần chiến lược của Việt Nam và Mỹ ở trong và ngoài thành phố Đà Nẵng, tỉnh lỵ Hội An, các quận lỵ Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), và Tiên Phước (tỉnh Quảng Tín).
Trong 5 ngày, đôi bên đã xảy ra 80 trận giao tranh lớn nhỏ. Quân Mỹ chết 91, bị thương 317; quân VNCH chết 112, bị thương 186, bị bắt 6; thiệt hại 69 máy bay, 73 xe quân sự, nhiều kho dự trữ chiến lược ở An Đồn, Bàu Mộc, Liên Chiểu, hư hỏng nhiều cơ sở vật chất ở sân bay Đà Nẵng, sân bay Nước Mặn, 8 sở chỉ huy từ tiểu đoàn đến sư đoàn, 2 tiểu đoàn pháo, quân cảng Sơn Trà. Lực lượng du kích tại chỗ cũng đánh phá 24 khu tập trung và 12 ấp chiến lược. Cộng quân chết 956, bị thương 1.520, bị bắt 15, thiệt hại nhiều thiết bị quân sự.
Từ ngày 27-2 đến 20-6-1969, Liên đoàn 1 biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Lê Lợi 4, tìm quét quân Việt Cộng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.
49- Giao tranh ở tỉnh Quảng Ngãi (22-2 đến 30-3-1969) – Chiến dịch Quyết Thắng 22 (24-2 đến 10-3-1969)
Nằm trong cuộc tổng tấn công toàn miền Nam, từ 22-2 đến 30-3-1969, cộng quân Quân khu 5 và tỉnh Quảng Ngãi liên tục tấn công hầu hết các vị trí Việt Nam Cộng Hòa trong tỉnh lỵ Quảng Ngãi, các quận lỵ và chi khu quân sự như Bình Sơn, Sơn Tịnh, Trà Bồng,sân bay Quảng Ngãi. Quân Mỹ chết 122, bị thương 274; quân VNCH chết 483, bị thương 1.390, bị bắt 4; thiệt hại 13 máy bay, 90 xe quân sự 20 nhà lính. Cộng quân chết 2.539, bị thương 4.312, bị bắt 8, thiệt hại một số thiết bị quân sự.
Từ ngày 24-2 đến 10-3-1969, Sư đoàn 2 bộ