02/06/2017, 11:46

Soạn bài Tổng Quan Văn Học Việt Nam ngữ văn lớp 10

Soạn bài Tổng Quan Văn Học Việt Nam ngữ văn lớp 10. 1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam + Có 2 bộ phận hợp thành văn học việt nam: đó là văn học dân gian và văn học viết: – Văn học dân gian: là sản phẩm của cả một tập thể, được lưu truyền theo hình thức truyền miệng, có giá trị to ...

Soạn bài Tổng Quan Văn Học Việt Nam ngữ văn lớp 10. 1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam + Có 2 bộ phận hợp thành văn học việt nam: đó là văn học dân gian và văn học viết: – Văn học dân gian: là sản phẩm của cả một tập thể, được lưu truyền theo hình thức truyền miệng, có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, xưa nay văn học dân gian vẫn có giá trị rất to lớn trong đời sống. – Văn học viết: khác văn học dân gian ở chỗ được ...

.

1.    Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

+ Có 2 bộ phận hợp thành văn học việt nam: đó là văn học dân gian và văn học viết:

–    Văn học dân gian: là sản phẩm của cả một tập thể, được lưu truyền theo hình thức truyền miệng, có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, xưa nay văn học dân gian vẫn có giá trị rất to lớn trong đời sống.

–    Văn học viết: khác văn học dân gian ở chỗ được lưu truyền qua sách vở, nhưng văn học viết là sản phẩm của một cá nhân, có tên tuổi tác giả cụ thể, và văn học viết đã có những thành tựu rất to lớn cho nền văn học việt nam.

2.    Các bộ phận hợp thành của văn học việt nam

–    Lịch sử văn học từ xưa đến nay trải qua hai thời kì to lớn đó là:  thời kì trung đại và thời kì hiện đại:

+ Trung đại: là các tác phẩm viết bằng chữ hán, do những người đi trước ví dụ như Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn hay Lý Thường Kiệt, những tác phẩm trung đại đến ngày nay vẫn có những giá trị rất to lớn ngay cả về nội dung và hình thức.

+ Hiện đại đó là các tác phẩm có sự kế thừa những tinh hoa văn hóa của nhân loại có sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa, những tác phẩm hiện đại cũng có những thành tựu rất đáng kể, lối viết của văn học hiên đại thoáng hơn của văn học trung đại nó không theo một khuôn mẫu hay một quy luật nhất định.

3. Văn học việt nam thể hiện tư tưởng tình cảm, quan điểm chính trị văn hóa đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong mối quan hệ đa chiều: quan hệ với thế giới tự nhiên, với quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và ý thức bản thân.

+ Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng tình cảm: có rất nhiều những tác phẩm có giá trị thể hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc, giá trị của một tác phẩm văn học được thể hiện ở tư tưởng nhân sinh của tác phẩm, qua tác phẩm nó để lại bài học gì cho người đọc.
+Văn học Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị đạo đức: trong thời kì văn học trung đại các tác gia lớn đã có rất nhiều những quan điểm chính trị đạo đức thể hiện trong tác phẩm của mình ví dụ như Nguyễn Trãi đã thể hiện quan điểm của mình trong bài Côn Sơn Ca, Khổng Tử đã đề cập về vấn đề đạo đức trong tác phẩm của mình, đó đều là những thành tựu to lớn góp phần vào nền văn học việt nam.
+ Văn học thể hiện quan điểm thẩm mĩ: mỗi tác giả đều có cái nhìn riêng về sự vật của mình, vì vậy thẩm mỹ nghệ thuật trong một tác phẩm cũng có phần rất khác nhau, do có cái nhìn đa chiều về tác phẩm của mình, xét theo phương diện thẩm mĩ mỗi tác phẩm là một thẩm mĩ nghệ thuật do cái nhìn khách quan của tác giả tạo nên.
+ Văn học thể hiện mối quan hệ với thiên nhiên : văn học có mối quan hệ với thiên nhiên bởi các thi sĩ xưa thường mượn thiên nhiên để làm người bạn tri kỉ ví dụ trong thơ Hồ Chí Minh “ thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp mây gió trăng hóa tuyết núi sông”…thiên nhiên là đề tài rộng lớn trong sáng tác của tác giả.
+Thể hiện mối quan hệ với tổ quốc: văn học được viết ra nhằm phục vụ cho tổ quốc thể hiện cho bề dầy của tổ quốc nhiều tác phẩm được viết ra để chống thực dân đế quốc xâm lược, văn học là cuộc đời mỗi tấm gương trong văn học đều góp công vào xây dựng tổ quốc lớn lao.
+Văn học thể hiện ý thức cá nhân: mỗi cá nhân đều là một phần tử xây dựng vào việc góp phần làm cho đất nước tươi đẹp và giàu mạnh hơn, mỗi cá nhân đều phải có ý thức xây dựng và giữ gìn nền văn học nước nhà, mỗi cá nhân là một gương sáng cho nền văn học hiện đại, nó phản ánh được sâu sắc phong cách sáng tác cũng như con người của tác giả.
+ Văn học phản ánh mối quan hệ trong xã hội: mỗi tầng lớp giai cấp trong xã hội đều là đề tài nghiên cứu và sáng tác trong văn học, văn học bao quát toàn bộ cuộc sống của mọi người trong các mối quan hệ xã hội, nói cách khác văn học là cuộc đời nó phán ánh những tấm gương hay những mảnh đời những số phận con người trong xã hội.

0