02/06/2017, 13:24

Soạn bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão văn 10

Soạn bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão văn 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), sinh ra trong triều đại nhà Trần – Ông là người Phù Ủng Đường Hào – Hải Dương ngày nay thuộc tỉnh Hưng Yên – Ông là một vị tướng thời nhà Trần vô cùng giỏi, ông đã nhiều phen bôn ba ...

Soạn bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão văn 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), sinh ra trong triều đại nhà Trần – Ông là người Phù Ủng Đường Hào – Hải Dương ngày nay thuộc tỉnh Hưng Yên – Ông là một vị tướng thời nhà Trần vô cùng giỏi, ông đã nhiều phen bôn ba trên chiến trường vì nhà Trần – Ngoài là một vị tướng giỏi thì Phạm Ngũ Lão còn là một con người yêu thơ văn chính vì thế mà ông cũng ...


I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), sinh ra trong triều đại nhà Trần

–    Ông là người Phù Ủng Đường Hào – Hải Dương ngày nay thuộc tỉnh Hưng Yên

–    Ông là một vị tướng thời nhà Trần vô cùng giỏi, ông đã nhiều phen bôn ba trên chiến trường vì nhà Trần

–    Ngoài là một vị tướng giỏi thì Phạm Ngũ Lão còn là một con người yêu thơ văn chính vì thế mà ông cũng tham gia sáng tác thơ văn tuy nhiên số lượng không nhiều

2.    Tác phẩm

–    Bài thơ được nhà thơ sáng tác vào thời điểm nhà Trần chống lại quân xâm lược Nguyên Mông

–    Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn mà hàm súc

–    Bố cục: 2 phần

•    Phần 1: hai câu thơ đầu: khí thế mạnh mẽ của người anh hùng và quân đội nhà Trần

•    Phần 2: còn lại: nỗi lòng của người anh hùng

II.    Phân tích


1.    Hai câu thơ đầu

–    Hoàng sóc là cầm ngang ngọn giáo trong tay

–    “kháp kỉ thu” là đã trải qua biết bao nhiêu mùa thu ngọn giáo ấy vẫn trong tay người quân tử để bảo vệ nền hòa bình độc lập của đất nước

–    ở bản dịch “hoành sóc” thành “múa giáo” đã làm mất đi ý nghĩa của hai từ đó

–    Ở đây ngọn giáo đã được đo bằng không gian của giang sơn và thời gian của lịch sử

->    Đúng là một ngọn giáo mang tầm vóc lớn

–    Tam quân chính là ba thứ quân của nhà Trần mạnh mẽ

–    “tì hổ khí thôn ngưu” -> khí thế và sức mạnh của quân đội nhà Trần giống như hổ mạnh có thể nuốt trôi cả một con trâu lớn, cũng có thể hiểu đó là khí thế quân đội nhà Trần làm át hẳn sao Ngưu trên trời

–    Dù hiểu theo cách nào thì câu nói trên cũng thể hiện được sức mạnh đáng quý của quân đội nhà Trần

->    Hai câu đầu như thể hiện được trách nhiệm cũng như ý chí của tướng nhà Trần mà cụ thể ở đây là Phạm Ngũ Lão. Với cây giáo trong tay người tướng lĩnh ấy cầm ngang để trấn yên tổ quốc, đuổi lũ xâm lăng trở về nơi mà chúng đến. Còn quân đội nhà Trần cũng mạnh mẽ vô cùng, không chỉ có sức mạnh mà khí thế còn cao ngút trời

2.    Hai câu thơ cuối

–    Nỗi lòng của nhà thơ được thể hiện khi mà ông đã đóng góp biết bao nhiêu công sức cho triều đại thời kì ấy mà vẫn thấy thẹn khi lắng nghe tai chuyện Vũ Hầu

–    Ông nêu lên chí làm trai cũng giống như các bậc trí nhân cùng thời

–    Công danh với đất nước đối với ông như thế là vẫn còn vương nợ

–    Cho nên vẫn còn thấy thẹn với những bậc thánh nhân thời xưa đã giúp được vua trị nước

->    Phạm Ngũ Lão quả là một con người khiêm tốn, có ý chí và quyết tâm vươn lên. Biết nhìn xa trông rộng thật là đáng quý

III.    Tổng kết

–    Bài thơ thể hiện được hào khí Đông A. Một phần nó nói lên sức mạnh của tướng và quân đội thời nhà Trần, mặt khác thể hiện nỗi lòng của một vị tướng quân hết lòng lo cho nhân dân đất nước. thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn súc tích như cô đọng sức mạnh ấy

0