02/06/2017, 13:23

Soạn bài Chí Phèo của Nam Cao

Soạn bài Chí Phèo của Nam Cao ( phần tác giả) I. Vài nét về tiểu sử và con người – Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân )tỉnh Hà Nam. – Học ...

Soạn bài Chí Phèo của Nam Cao ( phần tác giả) I. Vài nét về tiểu sử và con người – Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân )tỉnh Hà Nam. – Học xong bậc thành chung, Nam Cao bôn ba khắp nơi và cuối cùng ông quay lại quê và sống bằng nghề dạy học và viết văn. Nhưng cuộc đời “giáo khổ trường tư” đó cũng không ...

( phần tác giả)
I. Vài nét về tiểu sử và con người

– Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân )tỉnh Hà Nam.
– Học xong bậc thành chung, Nam Cao bôn ba khắp nơi và cuối cùng ông quay lại quê và sống bằng nghề dạy học và viết văn. Nhưng cuộc đời “giáo khổ trường tư” đó cũng không yên.
– Đầu năm 1943, ông tham gia nhóm văn hóa cứu quốc ở Hà Nội và tham gia cách mạng tháng Tám.Sau đó, ông tham gia đội quân Nam Tiến tiếp tục hoạt động kháng chiến. Ngoài ra việc tham gia các hoạt động văn hóa kháng chiến ông còn tham gia làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ cho cách mạng ở Việt Bắc. Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại.
– Con người của Nam Cao bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về ít nói nhưng bên trong ông có một tâm hồn rất nhạy cảm, nhân hậu chan chứa yêu thương và luôn suy tư trăn trở, sục sôi có khi căng thẳng.
– Ông quan niệm, không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người (đời thừa). Đó chính là một trong những lí do dẫn Nam Cao đến với con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh” và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
– Trước cách mạng tháng Tám trong tư tưởng của ông nổi bật lên bởi những đặc điểm như:
+ Do chính sự bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời ông phải đối mặt.
+ Sự gắn bó sâu sắc với chính những người nông dân nơi làng quê tại quê hương của ông – nơi phải chịu nhiều đau thương của khói lửa.
+ Tinh thần tự đấu tranh một cách trung thực để vượt qua chính mình và vượt qua hoàn cảnh.


II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó.
– Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn nhưng ông đã dần nhận thấy ra thứ văn chương đó rất xa lạ và từ bỏ nó tiến đến với con đường nghệ thuật chủ nghĩa hiện thực. Quan điểm của ông văn chương không phải là “ánh trăng lừa dối” cũng không nên là “ánh trăng lừa dối” , phải bám sát vào đời sống của nhân dân chứ không nên đưa nó quá xa, quá cao.
– Trong quan niệm của Nam Cao, tư tưởng nhân đạo là một yêu cầu tất yếu đối với “một tác phẩm hay”, “một tác phẩm thật giá trị”.
– Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”
– Ông nhìn nhận văn chương bằng ánh mắt thông cảm và chia sẻ. Nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình: trung thực, thận trọng trong khi viết, không dối trá, cẩu thả. Với quan niệm “sống đã rồi viết”, chính vì thế mới trở thành một nhà văn chân chính được.


2. Các đề tài chính.

Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.
– Ở cả hai đề tài này thì Nam Cao luôn chú ý đến những số phận con người phải chịu những tấn bi kịch đặc biệt là tấn bi kịch bị tha hóa. Những con người nhỏ bé trong xã hội luôn phải chịu sự bóc lột đàn áp và bị đẩy đến đường cùng.
– Ở đề tài trí thức, đáng chú ý là các truyện ngắn: Giăng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt…Tất cả những tác phẩm của ông đều mang những triết lý, lẽ sống Nam Cao phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm  hồn con người, đồng thời thể hiện niềm khao khát một lẽ sống lớn, khao khát một cuộc sống sâu sắc, có ích và thực sự có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống của con người.
– Chính do Nam Cao xuất thân từ một gia đình nông dân trong một ngôi làng nghèo luôn phải chịu sự áp bức, bóc lột bất công nên đó cũng chính là nguồn cảm hứng chân thực để ông viết nên những tác phẩm về người nông dân nghèo hay đến vậy như: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh, Điếu văn, Trẻ con không được ăn thịt chó, Tư cách mõ, Nửa đêm. Nam Cao đã dựng nên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác vào những năm 1940 – 1945. Ngòi bút của Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân mà trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập, cướp mất nhân hình, nhân tính.
– Sau cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp.

3. Phong cách nghệ thuật

– Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, khám phá con người trong con người.
– Nam Cao có biệt tài đi sâu vào nội tâm nhân vật và tìm trong đó những cái mang giá trị nhân văn sâu sắc.
– Từ việc hiểu được nội tâm tâm ký nhân vật bởi vậy nên Nam Cao đã xây dựng được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất sinh động mà rất thực.
– Giọng điệu trong tác phẩm của ông thật đau thương, chua chát nhưng đầy thương cảm, yêu thương.

0