02/06/2017, 13:18

Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh ngữ văn 12

Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh ngữ văn 12 I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm. 1. Tác giả. – Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân ...

Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh ngữ văn 12 I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm. 1. Tác giả. – Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. – Xuân Quỳnh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. – Những tác phẩm ...


I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm.
1. Tác giả.

– Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
– Xuân Quỳnh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
– Những tác phẩm chính của Xuân Quỳnh như: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Bầu trời trong quả trứng…

2. Tác phẩm.

– Sóng được sáng tác trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền ( Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu.
– Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
– Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào.

II. Tìm hiểu nội dung tác phẩm
1. Em soi vào sóng để tự nhận thức về tình yêu ( qua 4 khổ thơ đầu).

– Khổ thơ mở đầu là nét tương đồng thứ nhất giữa “sóng” và “em”, tính phong phú đối lập.

+ Nhà thơ mở đầu bằng những đối lập của sóng biển:
“dữ dội” >< “dịu êm”
“ồn ào” >< “lặng lẽ”
+ Phép liệt kê của Xuân Quỳnh đã truyền cho người đọc có thêm nhiều cảm nhận về tính phong phú của sóng và nhiều gương mặt đặc điểm tính cách. Khi “ dữ dội ồn ào” lúc biển động bão tố, phong ba nổi lên vỗ sóng lúc lại “dịu êm, lặng lẽ” khi biển lặng, bình minh lên nhẹ nhàng sóng vỗ.
+ Dù phong phú về tính cách như thế nào “sóng” vẫn được quy chiếu về hai mặt đối lập nhau trong một chỉnh thể thống nhất là biển cả.
+ Sóng được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển và đồng thời cũng ẩn dụ thể hiện cho những cung bậc cảm xúc khác nhua khi yêu lúc giận hờn, lúc lại yêu thương của người con gái.
+ Xuân Quỳnh sử dụng nghệ thuật đối lập giữa “sông” >< “bể”. Cũng như sóng trái tim tình yêu tuổi trẻ cũng không bao giờ chấp nhận không gian nhỏ bé mà luôn ước nguyện làm cuộc hành trình vượt “sông” ra biển lớn của tình yêu nhân loại để tìm đối tượng đáng yêu của mình.
– Khổ thơ tiếp theo là nét tương đồng thứ hai giữa “sóng” và “em” thể hiện tính vĩnh hằng.
+ Thán từ “ôi” thể hiện bao nỗi niềm xúc động của nhà thơ khi phát hiện ra điều kì diệu là sóng. Sóng trở thành quy luật của biển cả.
+ Trong trái tim lửa dội của nhà thơ khám phá ra một quy luật vĩnh hằng nữa là chỉ “trong ngực tẻ” mới có “ khát vọng tình yêu” mãnh liệt, dữ dội “ bồi hồi”.

– Nét tương đồng thứ ba: tính bí ẩn, khó lí giải:

+ Đứng trước biển cả mênh mông bao la của vũ trụ Xuân Quỳnh khao khát muốn khám phá cội nguồn của “sóng” và cội nguồn của tình yêu lứa đôi.
+ Điệp ngữ “em nghĩ về” lặp lại liên tiếp nhấn mạnh suy tư trăn trở của nhân vật trữ tình em, muốn biết rõ ràng về cội nguồn của tình yêu “anh em”, cội nguồn của sóng từ đâu?. Tác giả đã nhấn mạnh “từ nơi nào sóng lên, sóng bắt  đầu từ gió” nhưng rồi “ gió bắt đầu từ đâu”.
+ Cũng giống như tính khó lí giải của sóng thì tình yêu lứa đôi “anh em” cũng khó lí giải như vậy.

– “Đố ai định nghĩa được tình yêu” nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng đã khẳng định không lí giải được tình yêu là gì.

2. Em soi vào sóng để tự biểu hiện tình yêu ( qua 3 khổ thơ tiệp).

– Cả bài thơ Xuân Quỳnh kết cấu khổ thơ nào cũng có bốn câu nhưng ở đoạn thơ này tác giả đã sử dụng một kết cấu rất lạ thường đó là một khổ thơ có sáu câu thơ. Thể hiện nỗi nhớ với kết cấu lạ như vậy như muốn nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, nhớ không nguôi của nhân vật trữ tình.

 – Điệp hình ảnh “con sóng” lặp lại 3 lần nhấn mạnh nỗi nhớ nhung cồn cào, cháy bỏng cứ ào ạt nối tiếp nhau trùng điệp vô hồi vô tận không dứt.

– Phép tu từ đối lập cũng là sóng đôi “dưới lòng sâu” “trên mặt nước” diễn tả nỗi nhớ của “con sóng” với “bờ” rất nhiều, rất lớn, nó tràn ngập không gian mênh mông, đồng thời nó chảy dài vô tận theo thời gian hết ngày đến đêm, hết đêm đến ngày, không bao giờ ngừng nghỉ.

– Lòng chung thủy được nhà thơ khẳng định dẫu có đi đâu về đâu, dù có vào Nam ra Bắc thì trái tim của em vẫn hướng về anh.

– Kết đoạn Xuân Quỳnh đã đặt niềm hy vọng vào tình yêu dù có khó khăn, “muôn vời cách trở” nhưng những con sóng ngoài khơi kia “con nào chẳng tới bờ”. Minh chứng cho lòng chung thủy đợi chờ rồi sẽ đạt được ước vọng hạnh phúc.


3. Em hòa tan vào sóng để dâng hiến và bất tử ( hai khổ thơ còn lại)

– Đến đoạn này nữ thi sĩ đã thể hiện sự lo âu, trăn trở, tiếc nuối khi tuổi trẻ cứ qua đi, cứ thế sợ rằng tình yêu sẽ dần mất đi. Cuộc đời, năm tháng vẫn trôi đi theo thời  gian mà không đợi chờ ai. Tuổi trẻ cũng vậy cứ đi qua mà không quay trở lại, Tác giả đã sâu sắc thể hiện nỗi lo ấy.

– Đoạn cuối cùng của bài thơ Xuân Quỳnh thể hiện được khao khát mãnh liệt hiến dâng tình yêu.

– Có lẽ trái tim Xuân Quỳnh luôn day dứt, khao khát được sống để vỗ sóng vĩnh hằng nên nó dâng trào bật ra câu hỏi tu từ “ làm sao”, khát vọng đó “ được tan ra” . Tình yêu nhỏ bé riêng tư, cá nhân trong trái tim “em” để hòa nhập “thành trăm con sóng nhỏ” ở biển cả thiên nhiên, chính là “trăm con sóng nhỏ” tình yêu của muôn người “giữa biển lớn tình yêu”.

III. Kết luận.

Qua hình tượng sóng trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hào hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Từ khóa tìm kiếm:

soan bai song cua xuan quynh lop 12

soạn bài sóng của xuân quỳnh lớp 12

0