02/06/2017, 13:17

Soạn bài Nguyễn Khuyến lớp 12

Soạn bài Nguyễn Khuyến (Đôi điều về nhà văn Nguyễn Khuyến) lớp 12 I. Tiểu sử – Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Văn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi. Ông sinh năm 1835 mất năm 1909. Quê làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, nhưng có ...

Soạn bài Nguyễn Khuyến (Đôi điều về nhà văn Nguyễn Khuyến) lớp 12 I. Tiểu sử – Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Văn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi. Ông sinh năm 1835 mất năm 1909. Quê làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, nhưng có truyền thống khoa bảng. Cụ bốn đời của Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mai, đỗ Tiến sĩ lên làm quan đến Hiến sát sứ Thanh Hóa. Cha thân sinh của Nguyễn Khuyến cũng là người ...

Soạn bài Nguyễn Khuyến (Đôi điều về nhà văn Nguyễn Khuyến) lớp 12


I. Tiểu sử

 –      Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Văn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi. Ông sinh năm 1835 mất năm 1909. Quê làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, nhưng có truyền thống khoa bảng.  Cụ bốn đời của Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mai, đỗ Tiến sĩ lên làm quan đến Hiến sát sứ Thanh Hóa. Cha thân sinh của Nguyễn Khuyến cũng là người có trí học hành chính là nhà thơ Nguyễn Liễn, đỗ 3 khoa Tú tài, chuyên nghề dạy học để kiếm sống ở xứ vườn Bùi. Mẹ Nguyễn Khuyến là bà Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

  –      Ông được sinh ra trong gia đình có nhiều người đỗ đạt, Nguyễn Khuyến cũng là bậc tài trí nhưng con đường thi cử, con đường đến với sự nghiệp của ông lận đận, phải trải qua nhiều sóng gió. Từ thuở nhỏ Nguyễn Khuyến đã theo cha học hành kinh sử. Đến năm 1825 ông tham gia kì thi hương lần đầu tiên cùng cha nhưng không đỗ.  Thời gian sau đó là thời gian “tiêu điều, xơ xác, đời sống ngày càng đói rét” của Nguyễn Khuyến, những người thân trong gia đình đều mắc bệnh và qua đời. Từ năm 1854 ông bắt đầu đi dạy học để kiếm tiền lo ăn ở để thi cử song cá kì thi Hương tiếp theo 1855, 1858 ông đều trượt.

  –     Năm 1871, ông thi đỗ cả Hội nguyên và Đình nguyên. Vì ông đỗ đầu trong cả ba kì thi nên ông được mệnh danh là “Tam Nguyên Yên Đổ”. Sau khi đỗ đạt thành danh Nguyễn khuyến ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn. Nhưng do khi ông ra làm quan thì xã hội Việt Nam có rất nhiều biến chuyển to lớn, không chịu được cảnh đen tối trong chốn quan trường, đạo dức bị lụy tàn đến cùng, bất lực trước cảnh đất nước bị xâm lược Nguyễn Khuyến quyết định lui về ẩn dật quê nhà.

II. Sự nghiệp và phong cách sáng tác.

  –     Nguyễn Khuyến là bậc nho tài, có cốt cách thanh cao, nhưng bất lực trước trời cuộc. Ông sáng tác rất nhiều thơ, văn, câu đối, nhưng thành công hơn cả là về thơ chữ Hán và chữ Nôm. Do ông xuất thân từ làng quê thuần Việt, gắn liền với lũy tre làng, bến nước nên những sáng tác của ông gắn liền với những hình ảnh thân thuộc ấy.

–      Ông được mệnh danh “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Thơ ông viết mang đượm  nỗi niềm yêu quê hương, đất nước, trái tim của một thi sĩ trân thực.
     

Những mảng sáng tác chính của Nguyễn Khuyến:
     

1. Tâm sự yêu nước, u hoài trước sự thay đổi của thời cuộc:

Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp đã có những chuyển biến to lớn. Dưới cái nhìn của những nhà Nho không gì chỉ riêng Nguyễn Khuyến có cái nhìn rất tiêu cực. Cái nhìn về xã hội suy tàn về đạo đức, trốn quan triều thối nát, những chuẩn mực không giống với thời phong kiến. Trước tình thế đó Nguyễn Nguyễn thể hiện nỗi day dứt, băn khoăn, bất lực của chính bản thân mình đối với thời cuộc với vận mệnh dân tộc.
    

2. Thơ về làng cảnh Việt Nam:

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Ông rất thành công khi viết về đề tài này. Lí do hay cũng là cảm hứng chính để Nguyễn Khuyến sáng tác là sự thanh bình yên ả nơi quê hương, chốn làng quê quen thuộc. Bức tranh làng cảnh của ông càng thêm sinh động và phong phú nhưng luôn rõ nét cái yên bình trong đó. Sau khi cáo quan về ở ẩn ông luôn chăm chú cho việc viết thơ, dạy học. Trong những sáng tác ấy nổi lên chùm thơ thu đã gắn liền với tên tuổi của ông.

3. Thơ trào phúng:

Về thơ trào phúng Nguyễn Khuyến sử dụng giọng điệu châm biếm, phê phán để nói về những sự suy đồi của đạo đức, đặc biệt về tình trạng thi cử, quan liêu. Ngoài ra ông còn có những bài viết ra để tự trách mình, trách sự bất lực của mình trước thời cuộc với bao nỗi suy tư.
Cả ba thể loại trên Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều sáng tác có giá trị với ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
     

4. Một số nét nghệ thuật tiêu biểu:

Nguyễn Khuyến thành công hơn cả là về những tác phẩm được viết bằng chữ Nôm. Những tác phẩm ấy hầu hết được ông viết viết vào những năm tháng ông về ở ẩn.

Điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến là ông đã “đưa tiếng nói sinh hoạt dân dã, bình dị vào thơ một cách tinh tế, sâu sắc, nhiều khi hóm hỉnh, tự nhiên mà thành thơ”. Ông vận dụng nhiều thủ pháp dân gian thân thuộc cùng với ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Nguyễn Khuyến đã đưa thơ Nôm của mình lên một đỉnh cao mới.

0