02/06/2017, 13:18

Soạn bài Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại của Nguyễn Khắc Viện

Soạn bài Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại của Nguyễn Khắc Viện I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả. – Nguyễn Khắc Viện là người Hà Tĩnh, học y khoa ở Hà nội và ở Pháp, là bác sĩ nội trú của một bệnh viện tại Pa ri. – Ông có nhiều đóng góp cho ngành báo chí, là nhà văn hóa ...

Soạn bài Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại của Nguyễn Khắc Viện I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả. – Nguyễn Khắc Viện là người Hà Tĩnh, học y khoa ở Hà nội và ở Pháp, là bác sĩ nội trú của một bệnh viện tại Pa ri. – Ông có nhiều đóng góp cho ngành báo chí, là nhà văn hóa lớn, đóng góp hết mình trong việc làm cho thế giới hiểu đúng về đất nước và con người Việt Nam. – Ông là hình mẫu của sự kết hợp hai nền văn hóa Đông – Tây. 2. Tác ...


I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
1. Tác giả.

– Nguyễn Khắc Viện là người Hà Tĩnh, học y khoa ở Hà nội và ở Pháp, là bác sĩ nội trú của một bệnh viện tại Pa ri.
– Ông có nhiều đóng góp cho ngành báo chí, là nhà văn hóa lớn, đóng góp hết mình trong việc làm cho thế giới hiểu đúng về đất nước và con người Việt Nam.

– Ông là hình mẫu của sự kết hợp hai nền văn hóa Đông – Tây.

2. Tác phẩm ( bố cục làm 2 phần).

– Phần 1: Từ đầu đến trưởng thành (nêu những ưu điểm của Nho giáo).
– Phần 2: Còn lại (sự tu dưỡng của bản thân và những bài học rút ra trên con đường phấn đấu trở thành kẻ sĩ hiện đại).

II. Tìm hiểu văn bản
1. Ưu điểm của Nho giáo.

– Nhắc đến Nho giáo đây là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đặc biệt tôn giáo này ảnh hưởng đến Việt Nam rất lớn từ đời xa xưa đến nay, đó một phần cũng bị ảnh hưởng và du nhập của văn hóa Trung Quốc thời Bắc thuộc đã mang đạo Nho dẫn vào nước ta.

–  Ở đây Nguyễn Khắc Viện đã nói về ưu điểm của Nho giáo như ở Nho giáo thì đặt vấn đề xử thế đầy đủ, rõ ràng hơn những học thuyết khác.

– Tinh thần của Nho giáo có mức độ và ứng xử vừa phải.

– Theo Nho giáo thì vấn đề tu thân và trách nhiệm của con người với xã hội luôn được quan tâm và đề cao.

Theo quan điểm của ông nhìn từ góc độ tu dưỡng đạo đức cá nhân và được trình bày xoay quanh vấn đề đạo lí. Ông là con người có tri thức hiện đại thấm nhuần đọa lý nho giáo, có cốt cách của một nho sĩ chân chính.

– Tính chất nhân bản của đạo Nho "lấy con người, lấy cuộc sống xã hội làm gốc". Trong chương đầu của cuốn Bàn về đạo Nho, ông viết: "Khổng Tử là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên của nhân loại đã tập trung mọi sự chú ý của con người vào những vấn đề thuần tuý của con người. Ông là nhà nhân văn chủ nghĩa đầu tiên theo đúng nghĩa của nó. Đọc lại sách Luận Ngữ, ta thấy hầu hết các câu truyện của ông đều xoay quanh chữ Nhân".

– Ông không được hiểu nhầm là người sùng đạo Nho, ông chỉ ra đó là “đạo nhà” mà đạo nhà nên noi theo và đi theo để tiến đến thành công. Trong đoạn trích ông cũng đã thanh minh trước tránh dẫn đến sự hiểu lầm rằng: "Tôi không phải là tín đồ của Đạo Nho, cũng không phải là một học giả hiểu thấu Nho học. Tôi thuộc một dân tộc đã mấy trăm năm đã thấm nhuần Đạo Nho, là con một gia đình Nho sĩ, truyền thống ấy nằm trong bản tính, dù có muốn bỏ đi cũng không được. Chỉ cố gắng cần nhận thức ra, cần cố gắng giữ lại những gì, bổ sung những gì".

– Không thiên quá về đạo Nho nhưng ông cũng đã nhắc đến một số điểm mà ở đạo Nho hơn hẳn hoặc một số đạo có mặt hơn về đạo Nho: "Đạo Nho không giúp gì tôi trong việc chữa bệnh, tôi đã phải học thêm các thuật Yoga của Ấn Độ và khí công nhu quyền của Đạo giáo. Rồi kết hợp với sinh lí hiện đại, thành thuật dưỡng sinh". Điều này chứng tỏ ông không phải là người sùng đạo Nho mà ông là người tinh tế, nhận biết được những gì tốt, gì sai.


2. Sự tu dưỡng bản thân và con đường phấn đấu trở thành kẻ sĩ hiện đại
a. Chính kiến và đạo lí tỏng con người kẻ sĩ.

– Chính kiến được ông đặt ra về quan điểm và thái độ chính trị có thể tháy đổi tùy vào hoàn cảnh xã hội, chứ không bó hẹp vào khuôn khổ nhất định nào đó để đi ngược lại với cái đúng.

+ Theo ông chính trị là cái có tính nhất thời, gắn với những giai đoạn lịch sử cụ thể. Một nền chính trị thay đổi phù hợp với từng trạng thái xã hội, từng thời kì, hoàn cảnh.

+ Việc hoạch định đường lối cho sự phát triển của đất nước luôn được nhận thức, bổ sung, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Qua đó chính Nguyễn Khắc Viện cũng đã thừa nhận chính bản thân đã có những thay đổi về chính kiến.

– Về đạo lí ông vẫn giữ nguyên và thừa nhận rằng những yếu tố cơ bản tạo nên nhân cách con người là không thay đổi được.

+ Đã sinh ra làm một con người thì phải sống sao cho đúng là một con người.

+ Đã là một con người thì phải biết khép mình vào lễ nghĩa, có ý thức rèn luyện theo một nề nếp khuôn khổ nhất đinh để biết nắn mình thành một con người chính nghĩa.

+ Về đối nhân xử thế phải gắn bó với người khác, gắn với truyền thống cha ông, không bị đứt hết gốc rể, không vì giàu sang mà sa đọa, không vì nghèo khó mà xa rời, không khuất phục trước uy quyền, dũng cảm nhận trách nhiệm, rộng lượng với mọi người (kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân: điều gì mình không muốn, chớ thi hành với người khác).

+ Nặng nợ với đất nước, với làng xóm, với phố phường xung quanh.

Tất cả là tự ý thức của ông biết được và nhận ra làm động lực tu dưỡng bản thân, có tinh thần tự chủ cao độ, hiểu rõ về mình cần làm và nên làm gì.

b. Cốt cách kẻ sĩ của tác giả

– Khắc Viện thấm nhuần đạo lý truyền thông Nho gia nhưng không quá là mê muội mà ông biết chắt lọc những tinh hoa văn hóa của những học thuyết khác ngoài Nho giáo để lập cho mình một nền tảng bắt đầu vào đi tìm con đường kẻ sĩ hiện đại.

– Ông đã dám bày tỏ những chủ kiến cá nhân của mình trên cơ sở phân tích những mặt tích cực, ưu điểm và nhược điểm của từng học thuyết khác nhau.

– Không chỉ vậy nhà văn hóa đó đã giữ được thái độ độc lập với thế quyền, không đồng nhất con người chính trị với con người đạo lí và tư tưởng gắn liền với chính trị.

Nguyễn Khắc Viện cho thấy ông là người đã thấm nhuần đạo lý Nho giáo và tiếp thu những tinh túy của những học thuyết khác, kết hợp hài hòa và hiệu quả hai dòng tư tưởng phương Đông và phương Tây hiện đại.

III. Tổng kết.

– Bài văn với sự lập luận chặt chẽ, sắc bén và có sự kết tinh những trải nghiệm cuộc sống sâu sắc của Nguyễn Khắc Viện đã thuyết phục người đọc một cách hoàn mỹ.

– Bài học rút ra được vấn đề hun đúc gốc rễ đạo lý và biết cống hiến cho xã hội, cho dân tộc, cho cộng đồng.

0