02/06/2017, 13:17

Soạn bài Đôi mắt trong thơ Quang Dũng

Soạn bài Đôi mắt trong thơ Quang Dũng I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả. – Quang Dũng là một nhà thơ tài năng, vẽ tài, hát giỏi đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng cũng như nền văn học Việt Nam. – Năm 2001, ông được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học ...

Soạn bài Đôi mắt trong thơ Quang Dũng I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả. – Quang Dũng là một nhà thơ tài năng, vẽ tài, hát giỏi đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng cũng như nền văn học Việt Nam. – Năm 2001, ông được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. – Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh ...


I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
1. Tác giả.

– Quang Dũng là một nhà thơ tài năng, vẽ tài, hát giỏi đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng cũng như nền văn học Việt Nam.
–  Năm 2001, ông được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
– Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)… Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng…

2. Tác phẩm.

Mắt người Tây Sơn là một trong những tác phẩm đặc sắc của Quang Dũng, bài thơ nói lên được cuộc gặp gỡ đượm màu chia ly giữa nhà thơ với người con gái trong thời loạn lạc, một thoáng quen nhau và chia tay ly biệt – một cuộc tình buồn.

II. Tìm hiểu tác phẩm.

– Quang Dũng là một nhà thơ tiền chiến thời chống Pháp, đọc thơ ông dễ dàng cảm nhận được tinh thần và nghệ thuật thời kì này: đầy tính lãng mạn, kiêu hùng tràn tính nhạc với những câu thơ dài ngắn khác nhau. “ Đôi mắt người Tây Sơn” là một bức tranh hùng tráng không kém gì so với bài “Tây Tiến” của Quang Dũng.

1. Khung cảnh ở thời hiện tại với cảnh chiến tranh đau thương (5 khổ đầu ).

– Khi mở đầu bài thơ tác giả đã vẽ nên khung cảnh chia li đượm buồn- một cuộc tình ngắn ngủi của những con người thân yêu:

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

– Người con gái này chắc hẳn ở Tây Sơn, và đã gặp nhà thơ? Nhưng nàng là ai, tên gì, làm gì, ở đâu…?tác giả còn chưa biết gì về “nằng” này. 

Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương?

– Nhưng với câu thơ “ Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương” tưởng như Quang Dũng đã quen cô gái này. Tác giả điệp từ “nhớ” nhằm thể hiện diễn tả trực tiếp nỗi nhớ thương vô cùng, ước vọng sẽ gặp lại người con gái ấy và quê hương ấy. Nhưng do hiện thực chiến tranh khốc liệt niềm ước vọng ấy đã không trở thành hiện thực, nỗi chia lìa đau xót của nhà thơ và cô gái Tây Sơn đó. Nỗi tiếc thương như những dòng lệ luôn rơi trên những trang thơ của Quang Dũng, như tiếng lòng khóc thương mở đầu nỗi đau, cái mà chiến tranh đã dội tới.

– Những vần thơ của Quang Dũng mang đậm chất hiện thực, hiện thực đến đau lòng với hình ảnh người mẹ.

“ Mẹ tôi em có gặp đâu không.
Bao xác già nua ngập cánh đồng.
Tôi nhớ một thằng em bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông”

– Quang Dũng trong con mắt một người con quê hương, một người chiến sĩ cách mạng với tình yêu thương bao la với những con người nhỏ nhắn nơi quê hương ấy, khi chứng kiến cảnh giặc tiến đánh, nỗi đau xót thương, đau đến cắt lòng: “xác nhà nua”, “xác trẻ trôi sông”. Những hình ảnh rất thật như đánh vào tâm lý người đọc một cảm xác kinh người của chiến tranh, nỗi căm hờn đối với lũ giặc cướp nước.

Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan?

– Tác giả đến câu thơ này nhấn mạnh thểm khung cảnh của hiện thực chiến tranh “ điêu tàn” “ đất đá ong khô”. Đó là khung cảnh sau chiến tranh, nó như một bức tranh bị nhàu nát, những cảnh tượng đẹp đẽ của quê hương bị phá tan tành. Thật thương xót! Qua câu thơ này Quang Dũng cũng gửi gắm lời của chính mình cho người con gái kia “em dã bao ngày lệ chứa chan”. Nỗi cô đơn, buồn tủi của người ở lại, của sự chia li đứt quãng.

Đôi mắt người Sơn Tây
U ẩn chiều lưu lạc
Thương vườn ruộng khôn khuây

– Đến khổ thứ năm này đột phá bình thương đều là những khổ thơ bốn câu, nhưng ở khổ này chỉ có ba câu như nhấn mạnh nỗi đau hụt hẫng, hiện thực ngang trừng, một kết thúc đau thương. Nỗi đau của chính tác giả như nghẹn lại trong tim, tình “thương” ôi sao xuyến nhường nào.

2. Tình cảm đối với quê hương và mong ước về một tương lai tươi sáng(2 khổ còn lại).

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.
 
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?

– Chiến tranh lan rộng, nàng theo mẹ về thành bỏ lại người xưa…tan vỡ một mối tình. Đến năm 1954 nàng di cư vào Nam, nàng đã để lại cho Quang Dũng một nỗi nhớ ơ hờ chỉ biết:

Bên nầy đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào…

– Nỗi tiếc thương đã để lại trong lòng Quang Dũng nỗi u sầu, với mong ước về một tương lai tươi đẹp hơn, về sự hòa bình trở lại. Nhà thơ mong có ngày sẽ được gặp lại “nàng” khi thanh bình trở lại “Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca”, khi “đã hết sắc màu chinh chiến cũ”. Liệu rằng lúc đó gặp lại nàng Tây Sơn còn nhớ nhà thơ không. Một nỗi niềm mong mỏi, niềm tin vào chiến thắng cuối cùng để những mảnh đời, những con người mang trái tim đến gần với trái tim hơn.

0