28/05/2017, 20:08

Quan niệm về ứng xử, đạo đức của con người ở các câu tục ngữ con người và xã hội

Đề bài: Quan niệm về ứng xử, đạo đức của con người ở các câu tục ngữ con người và xã hội Bài làm Tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian. Không chỉ với đề tài phong phú, đa dạng, tục ngữ còn bao hàm những lời nói có tính nghệ thuật thể hiện sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm về ...

Đề bài: Quan niệm về ứng xử, đạo đức của con người ở các câu tục ngữ con người và xã hội Bài làm Tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian. Không chỉ với đề tài phong phú, đa dạng, tục ngữ còn bao hàm những lời nói có tính nghệ thuật thể hiện sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm về xã hội, về lịch sử, những phương châm xử thế của con người trong xã hội. Với những chủ đề khác nhau, tục ngữ thể hiện những quuan niệm dân gian khác nhau về cuộc ...

Đề bài: 

Bài làm

Tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian.  Không chỉ với đề tài phong phú, đa dạng, tục ngữ còn bao hàm những lời nói có tính nghệ thuật thể hiện sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm về xã hội, về lịch sử, những phương châm xử thế của con người trong xã hội. Với những chủ đề khác nhau, tục ngữ thể hiện những quuan niệm dân gian khác nhau về cuộc sống. Không thể không nhắc đến các những câu tục ngữ răn dạy về quan niệm ứng xử, đạo đức của con người được khéo léo truyền đạt lại qua bao đời đúc kết.

          Quan niệm ứng xử của con người cũng có thể hiểu là cách thức tạo lập và duy trì các mối quan hệ dựa trên đạo đức. Ví như câu: “ Thương người như thể thương thân” đã nhắc nhở về cách đối xử với mọi người bằng cả tình thương, cả tấm lòng, không so đo, tính toán hơn thua được mất. Có những câu tục ngữ phản ánh một cách sâu sắc tình cảm giữa người với người trong xã hội như :“ Có đi có lại mới toại lòng nhau”,” Cười người hôm trước hôm sau người cười”, “ Yêu trẻ, trẻ đến nhà, yêu già, già để phúc”… Những câu tục ngữ dạy con người cách ăn nói sao cho hợp tình hợp lý, sao cho được lòng người, bày tỏ tình cảm một cách chân thành nhất : “ Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “ Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “ Kính trên, nhường dưới”,…

          Bên cạnh đó, nhiều câu tục ngữ nhắc nhở ta về cội nguồn và cách báo đáp công ơn những người đi trước : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Kính lão đắc thọ”, “ Uống nước nhớ nguồn”,… Những hoạt động ứng xử hàng ngày cũng được khéo léo đưa vào tục ngữ một cách gần gũi, thân thương nhất . Hơn nữa, qua đó phần nhiều phản ánh được văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam từ đời xưa: “ Lễ vật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng” , “ Tháng giêng là tháng ăn chơi” ,…

          Quan niệm đạo đức của con người trong các câu tục ngữ đã dạy cho ta rất nhiều bài học quý báu trong cách sống, cách suy nghĩ sao cho đúng với chuẩn mực đạo đức, hợp lòng người và thanh thản trong tâm hồn. Từ những mối quan hệ gần gũi nhất đến những mối quan hệ trong xã hội đều có mặt trong các câu tục ngữ để giáo dục con người ngay từ những điều nhỏ bé, thân quen nhất. Không khó để chúng ta bắt gặp những câu tục ngữ ấy trong đời sống thường ngày từ lời răn dạy của những người bố, người mẹ, ông bà: “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “ Anh em như thể chân tay”, “ Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”,… Đó là sự khẳng định ý nghĩa quan trọng của quan hệ máu thịt, khuyên răn con người phải biết trân trọng tình nghĩa ruột thịt, phải biết báo đáp công ơn to lớn của bố mẹ, ông bà, nhưng người đã nuôi nấng, dạy bảo ta từ  thuở lọt lòng.

mam-dau-nanh-gay-ung-thu

          Với truyền thống đề cao tình nghĩa của người phương Đông, dân ta đã đúc kết thành những câu tục ngữ không chỉ đề cao tình nghiã gia đình mà còn tình cảm hàng xóm láng giềng : “ Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần” ,… Những câu tục ngữ ấy có ý khuyên con người nên sống thật lòng, sống chan hòa với mọi người xung quanh. Tình nghĩa quý giá hơn mọi thứ của cải vật chất, giúp con người có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. Vì vậy tình nghĩa là kho báu tinh thần đáng được trân trọng, nâng niu.

          Trong kho tàng những câu nói dân gian Việt Nam, tục ngữ về đạo đức, lối sống là mảng nội dung rất phong phú, đa dạng. Đó là những câu nói đưa ra những kinh nghiệm sống, những lời răn dạy. Đó cũng là nơi thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân lao động. Tục ngữ chứa đựng những tinh hoa ứng xử, nhưng quan niệm nhân văn về lối sống và những phẩm chất quý báu của con người. Dân ta có tính cần cù, chăm chỉ nên luôn đề cao tinh thần lao động, từ đó có những câu tục ngữ mang tính động viên con người phải cần cù trong lao động: “ Tay làm hàm nhai”, “ Có làm thì mới có ăn”, “ Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”,…Ngoài ra còn rất nhiều câu tục ngữ đề cao đạo đức và bản tính tốt đẹp của nhân dân: tình đoàn kết, sự cảm thông, san sẻ , tính nhân hậu, lòng biết ơn,… đó là những chuẩn mực đạo đức, ứng xử giữa người với người.

          Tục ngữ không chỉ là những lời ngợi ca và khuyên răn những điều tốt đẹp, phê phán lối sống, cách ứng xử sai trái, không phù hợp mà còn là nơi thể hiện những vẻ đẹp tâm hồn, văn hóa dân tộc. Những quan niêm đúng đắn mà ông cha ta để lại là một di sản tinh thần vô cùng quý giá đối với dân tộc. Qua tục ngữ có thể thấy những nét đẹp đạo đức của con người, đó là tinh thần nhân đạo xuyên thấm trong lối sống, trong quy tắc ứng xử và tinh thần yêu lao động thấm nhuần trong những câu nói về lao động sản xuất.

TỪ KHOA TIM KIẾM: 

QUAN DIEM VE UNG XU

QUAN NIEM VE DAO DUC

QUAN NIEM VE DAO DUC CUA CON NGUOI

QUAN NIEM VE UNG XU CUA CON NGUOI O CAC CAU TUC NGU

CAU TUC NGU CON NGUOI VA XA HOI

 

0