24/05/2018, 10:10

Phục linh là rễ của cây tùng phải không ?

Phần rễ của một số cây tùng thường có thể đào được những vật dạng khối giống như cà chua, đây là rễ của cây tùng phải không? Những vật này màu nâu đen, vằn nhăn khá sâu và thô, rất giống rễ cây tùng nhưng không phải là phần vỏ nhẵn và phần chất gỗ của cây tùng, cũng không có mùi thơm của ...

Phần rễ của một số cây tùng thường có thể đào được những vật dạng khối giống như cà chua, đây là rễ của cây tùng phải không?

Những vật này màu nâu đen, vằn nhăn khá sâu và thô, rất giống rễ cây tùng nhưng không phải là phần vỏ nhẵn và phần chất gỗ của cây tùng, cũng không có mùi thơm của tùng, mặt cắt của nó không phải chất gỗ cũng không là chất bột, từ những đặc điểm này chúng ta có thể xác định rằng nó không phải là rễ của cây tùng, mà là phục linh - loại thuốc Trung y nổi tiếng.

Phục linh là thực vật bậc thấp, nó rất giống nấm, thuộc loài chân khuẩn. Bản thân nó không thể sống độc lập mà phải ký sinh vào rễ cây tùng. Có khi phục linh cũng ký sinh trên rễ cây phỉ, cây sồi, linh sam, cây khuynh diệp, cây dâu .

Bào tử của phục linh sau khi thâm nhập vào cây tùng, thì sẽ sinh ra rất nhiều xơ nấm, xơ nấm hút chất dinh dưỡng trong cây, tiếp tục phát triển, dần dần ở rễ cây tùng sinh ra một nốt to, chúng ta gọi nó là hạt nấm. Hạt nấm rất cứng, hình cầu hoặc bầu dục, nhỏ thì khoảng 1-2 cân, to thì đến mấy chục cân, thậm chí mấy trăm cân, đây chính là phục linh chúng ta vẫn nói .

Phục linh ngoài có thể làm thuốc ra, còn có thể chế thành thức ăn như bánh kẹp phục linh có vị ngọt thơm đã từng là “món ăn cung đình” của triều nhà Thanh. Tới Bắc Kinh, bạn nhất định phải nhớ nếm thử món này đấy nhé!

Phục linh có ích cho con người nhưng đáng tiếc là nó lại có hại cho sự phát triển của cây tùng đấy các bạn ạ!

0