24/06/2018, 16:53

Câu hỏi ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (phần 2) – Lịch sử 12

Câu 13. Vì sao khi ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc chọn nước Pháp là nước đầu tiên để Người đặt chân đến? Những nét chính về quá trình hoạt động của Người ở đất nước này, HƯỚNG DẪN * Vì: – Nước Pháp là nước giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản 1789, đây là ...

Câu 13. Vì sao khi ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc chọn nước Pháp là nước đầu tiên để Người đặt chân đến? Những nét chính về quá trình hoạt động của Người ở đất nước này,

HƯỚNG DẪN

*  Vì:

–   Nước Pháp là nước giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản 1789, đây là cuộc cách mạng tư sản trệt để nhất ở châu Âu.

–   Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp rêu rao khẩu hiệu Tự do, bịình đẳng, bác ái!. Người đến nước Pháp để tìm hiểu sự thật của sự tự do, bịình đẳng, bác ái đó.

*  Những nét chính:

–   Ngày 5/6/1911, Người bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Đầu tiên Người đến nước Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.

–   Năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nguyễn Ái Quốc từ Luân Đôn (Anh) về Pari (Pháp) để nghện cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga.

–   Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai để đòi các quyền tự do dân chủ, bịình đẳng và dân tộc tự quyết cho dân tộc Việt Nam.

–   Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định muôn cứu nước và giải phóng dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

–   Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại bịểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp tại thành phô Tua Người đã đứng về phía địa số đại bịểu bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

–   Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Người còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

    Cống hiến to lớn nhất trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đó là đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn — con đường cách mạng vô sản.

–    Sau một thời gian bôn ba ở hải ngoại, Người vừa khảo sát thực tiễn cách mạng các nước vừa đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đến tháng

7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đến đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Người quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường này. Người khẳng định: Muốn cứu nước, muôn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản ngày

–    Từ việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và xác định cách mạng Việt

Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản để rồi Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động truyền bá con đường này vào Việt Nam, trên cơ sở đó chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng, rồi tiến đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đế lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đúng quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản.

=> Như vậy, việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì thế, đây là cống hiến lớn nhất

của Nguyễn Ái Quốc đốĩ với dân tộc Việt Nam trong quá trình hoạt động cứu nước của mình.

Câu 15. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời và hoạt động như thế nào? Ý nghĩa của việc thành lập Hội và vai trò của Nguyễn Ai Quốc đối với tổ chức cách mạng này

Hướng dẫn

Tháng 11/ 1924, khi về đến Quảng Châu ( Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ. Phần lớn học sinh là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học hoạt động bí mật. Phần lớn số học sinh đó sau khi học xong bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân, Một số người được gửi sang học trường đại học Phương Đông hoặc trường quân sự Hoàng Phố. Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn (2/1925)

—           Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại, kịch liệt  tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu mình.

*   Hoạt động của Hội:

–                  Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận trung ương của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Số báo đầu tiên ra ngày 21/6/1925.

– Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp lại thành tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản vào năm 1927.

—           Báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

—           Từ cuối năm 1928, sau khi có chủ trương vô sản hóa nhiều cán bộ của Hội đã đi sâu vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cùng lao động và sống với công nhân đê tuyên truyền và vận động cách mạng. Phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ.

*   Ý nghĩa của việc thành lập Hội:

—           Thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ nghĩa Mác-Lênin lần lượt được truyền bá vào trong nước, có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.

—           Việc thành lập Hội là sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản

Việt Nam.

*   Vai trò của Nguyễn Ái Quốc:

—           Sáng lập và lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

—           Vạch ra mục đích và chương trình hoạt động của Hội.

–   Mở các lớp huấn luyện để trang bị chủ nghĩa Mác – Lênin cho những thành viên của Hội.

–   Xuất bản báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh làm cơ sở lí luận cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước.

Câu 16. Lập bảng thống kê về tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng theo yêu cầu dưới đây và nêu những nét yếu về tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng.

Yêu cầu Nội dung
Thời gian thành lập
Lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Thành phần
Tôn chỉ mục đích
Nguyên tắc hoạt động
Xu hướng phát triển
HƯỚNG DẪN
* Lập bảng thống kê:
Yêu cầu Nội dung
Thời gian thành lập Ngày 25/12/1927.
Lãnh đạo Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu,  Phó Đức Chính.
Địa bàn hoạt động Chủ yếu ở Bắc Kì. ngày
Thành phần Gồm tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, bịinh lính, công chức…
Tôn chỉ mục đích Đẩy mạnh cách mạng dân tộc; xây dựng nền dân chủ trịực tiếp; giúp đõ các dân tộc bị áp bức.
Nguyên tắc hoạt động Tự do – Bình đẳng – Bác ái.
Xu hướng phát triển Đi theo con đường tư sản nhưng cuối cùng bế tắc, tan rã. ngày
* Những non yếu:

–   Những tổ chức trong đảng chưa trịở thành hệ thống trong cả nước.

–   Thành phần đảng viên phức tạp.

–    Tố chức lỏng lẻo, kỉ luật không nghịêm minh, kết nạp đảng viên bịừa bãi, thiếu thận trọnng.

Câu 17. Tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa này.

HƯỚNG DẪN

*  Tóm tắt diễn biến:

–   Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm khủng bố như Badanh ở Hà Nội. Thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khủng bố dã man. Hàng loạt đảng viên và quần chúng cảm tình với đảng bị bắt.

–   Các lãnh tụ của quốc dân đảng như Nguyễn Thái Học, Nguyên Khắc Nhu bị địch trịuy lùng ráo riêt. Nội bố lãnh đạo Quốc dân đảng bị chia rẽ.,

–   BỊ động trưốc tình thế, những cán bộ lãnh đạo chủ chốt còn lại của đảng đã quýêt định dốíc hết lực lượng để thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng: Không thành công củng thành nhânr.

–   Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra đêm 9/2/1930 ở Yên Bái. Cùng đễm, khởi nghĩa nổ ra ở Phú Thọ, Sơn Tâý, sau đó là Hải Dương, Thái BỊình…

ở Hà Nội có cuộc ném bịom của quân khởi nghĩa để phối hợp.

–   Thực dân Pháp đàn áp khởi nghĩa làm cho khởi nghĩa nhạnh chóng bị thất bại.

*  Nguyên nhân thất bại:

–   Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đi theo ngọn cờ dân chủ tư sản không còn phù hợp với yêu cầu lịch sử.

–   Thực dân Pháp còn mạnh, đủ khả năng đàn áp cuộc khởi nghĩa vừa yếu về lực lượng vừa nổn kém về tổ chức như cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

–   Khởi nghĩa nổ ra trong điều kiện chuẩn bị vội vàng, cơ sở đảng địang bị phá vỡ.

*  Ý nghĩa lịch sử:

–   Đã cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

–   Nối tiêp truyền thống đấu. trị&nh bịât khiist CI3. CỈ3.Ĩ1 tọc ts.

Câu 18. Lập bảng thống kê các sự kiện chính của phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 – 1930. Nêu đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1926 – 1929.

HƯỚNG DẪN

* Lập bảng thống kê:
Thời gian Sự kiện • •
1919 Cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ ở Hải Phòng.
1920 Cuộc đấu tranh của công nhân ở cảng Sài Gòn.
1922 Công nhân viên chức sở công thương Bắc Kì đòi nghịỉ ngày chủ nhật có lương.
8/1925 Công nhân Ba Son bãi công chống thực dân Pháp dùng tàu của họ đi đàn áp cách mạng Trung Quốc.
1926 -1927  Nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân.
1928 Phong trào công nhân phát triển mạnh, trịở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.
1928-1929 Cả nước có 40 cuộc đấu tranh của công nhân
* Đăc điểm:

–    Phong trào nổ ra liên tục, rộng khắp.

–    Nhiều nhà máy, xí nghệp thành lập được Công hội đỏ.

–    Các cuộc đấu tranh đã có sự phối hợp khá chặt chẽ và có sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

–    Khẩu hiệu đấu tranh từ đòi quyền lợi kinh tế chuýến sang đòi cả quyên lợi chính trị.

Câu 19. Vì sao có sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929? Quá trình ra đời của ba tổ chức công sản này và ý nghĩa lịch sử của nó,

HƯỚNG DẪN

*   Vì:

–    Từ cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ ở nước ta.

–    Trước tình hình đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ khả năng lãnh đạo phong trào.

–    Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có chính  đảng  của  giai cấp vô sản    lãnh

đạo nhằm đưa phong trào tiếp tục phát triển.

–    Đáp ứng ứng yêu cầu lịch sử đó, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.

*   Quá trình ra đời:

–    Cuối tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chi bộ mở rộng cuộc vận động để thành lập một Đảng Cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

–    Tháng 5/1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp tại Hương cảng. Tại đại hội, đoàn đại bếu Bắc Kì đặt vấn đề thành lập ngaý Đảng Cộng sản để thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, song không được đại hội chấp nhận nên đã bỏ đại hội về nước.

–    Ngày 17/6/1929, đại bịểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, quyết định thành lập Động Dương Cộng sản đảng, thống qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận và cử ra Ban chấp hành Trung ương của Đảng.

Khoảng tháng 8/1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiên trong Tống bộ và Kì bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng đã quyết định lập An Nam Cộng sản đảng. An Nam Cộng sản đảng đã tích cực vận động đê hợp nhất với Động Dương Cộng sán đảng, liên lạc với Quốc tế Cộng sản và một số đàng cộng sản trên thế giới. Đảng đã đẩy mạnh cuộc vận động phát triển tố chức Đảng, Công hội, Nổng hội, Đoàn thanh niên.

–    Một số đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt cũng tích cực vận động lập các chi bộ cộng sản và xúc tiên việc chuẩn bị lập Đảng Cộng sản. Tháng 9/1929, những người cộng sản trong Tân Việt tuyên bố thành lập Động Dương Cộng sản liên đoàn.

*   Ý nghĩa:

–    Đáp ứng yêu cầu khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

–    Đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.

–    Là bước chuẩn bị trịực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 20. Tại sao có Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Nội dung Hội nghị và ý nghĩa của sự thành lập Đảng.

HƯỚNG DẪN

*   Vì:

–    Cuối năm 1928 đầu năm 1929, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.

–    Đòi hỏi của lịch sử lúc này là phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

–    Đáp ứng yêu cầu đó, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Nhưng sự hoạt động riêng lẻ của ba tổ chức cộng sản làm ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng.

*   Nội dung:

–    Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu rõ chương trình của Hội nghị.

–    Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duý nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

–    Hội nghị thống qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng.

–    Hội nghị bàn kế hoạch về nước thống nhất ba tổ chức cộng sản.

*   Ý nghĩa:

–    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân

tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam. Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa

Mác – Lêmn với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới.

–    Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam.

–    Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 21. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Nêu và phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh.

HƯỚNG DẪN

*   Nộidung cơ bản:

–    Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng Đảng là tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

–    Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đố đế quốc Pháp, bọnn phong kiện và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công, nổng bịnh; tổ chức quân đội công nổng, tch thu ruộng đất của đê quốc và bọnn phản động cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành mạng ruộng đất

–    Lực lượng cách mạng là công nổng tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nổng, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản hoá thế giới.

–    Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tuý còn vắn tắt song đây là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, sớm kết hợp đúng đắn về vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do ỉà tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

*   Nêu và phân tích:

–    Cương lĩnh vạch rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn này nối tiếp nhau. Như vậy, ngaý từ đầu Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển của cách mạng nước ta là kết hợp và giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

–    Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc, phong kiện và tư sản phản cách mạng… Đó là nội động báo trùm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, nhưng nổi bật nhất là nội động dân tộc. Đặt nhiệm vụ dân tộc lên trên nhiệm vụ dân chủ là đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh của nước ta: một nước thuộc địa nửa phong kiến.

–    Cương lĩnh xác định rõ lực lượng nòng cốt của cách mạng nước ta là công – nổng, đồng thời thấy được các giai cấp và tầng lớp khác cũng là lực lượng cách mạng cần phải liên minh hoặc lôi kéo hay trung lập.

Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tổ quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với cách mạng nước ta, vì phải có chính đảng của giai cấp vô sản với đường lối cách mạng đúng đắn mới lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi.

– Cương lĩnh xác định: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Điều này vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, vừa phù hợp với thực tiễn của cách mạng nước ta.

Câu 22. So sánh những điểm chủ yếu trong nội động Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với Luận cương chính trị năm 1930 để thấy rõ sự đúng đắn của văn kiện trước và sự hạn chế của văn kiện sau.

HƯỚNG DẪN

Nội dung Cương lĩnh Luận cương
Hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ cách mạng Chống đế quốc, chông phong kiện. Đánh đổ phong kiện, đánh đổ đế quốc
Lực lượng cách mạng Công – nổng, liên lạc với trí thức, tiểu tư sản, trung nổng. Công – nông.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
V trí của cách mạng Là một bộ phận của cách mạng thế giới. Quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới.
Phương pháp cách mạng Tập hợp tổ chức quần chúng đấu tranh.
Qua bảng so sánh chúng ta thấy, Luận cương chính trị tiếp thu những vấn đề cơ bản của văn kiện thành lập Đảng và bịổ sung thếm phương pháp cách mạng, song hai vấn đề nhiệm vụ và lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền còn hạn chế: đặt nhiệm vụ chông phong kiện lên trên chông đế quốc và không thấy khả năng cách mạng của các tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam. Những hạn chế này phải trải qua một quá trình đấu tranh trong thực tiễn mối khắc phục được.

Câu 23. Vì sao nói rằng, Đảng Công sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

HƯỚNG DẪN

–     Đảng ra đời đã vạch ra đường lối chiến lược cho cách mạng. Đường lối đó là: Trước làm cách mạng dân tộc dân chủ rồi sau tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa. Từ nay cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và có sự lãnh đạo đúng đắn để đi đến thắng lợi.

–     Đảng ra đời, xây dựng được một lực lượng mới cho cách mạng mà chủ yếu là liên minh công nổng. Đảng ra đòi đề ra hai khẩu hiệu chiến lược là: Độc lập dân tộc và Ruộng đất dân cày. Hai khẩu hiệu này đáp ứng được nguýện vọng của địa số nhân dân, nhất là nổng dân. Do đó, lôi cuốn được đôrig đảo nồng dân đi theo cách mạng, xây dựng được khốĩ liên minh công nổng, tạo ra được một nhân tổ cơ bản nữa, đảm bịảo thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.

–     Đảng ra đời vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn. Đó là dùng phương pháp đấu tranh cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhờ đó, ta bết xây dựng và sử dụng hai lực lượng chính trị, vũ trang để tiến hành khởi nghĩa.

–     Đảng ra đời xây dựng được bạn đồng minh mới. Đảng ra đòi làm cho cách mạng Việt Nam trịở thành một bộ phận khăng khít của thế giới. Nhờ vậy, từ đó đến naý, ta đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù.

Vì những lẽ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra một bước ngoặt lịch sử vĩ đại cho cách mạng Việt Nam.

Câu 24. Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng như thế nào?

HƯỚNG DẪN

* Vì :

–     Trước năm 1930, phong trào yếu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, do bị khủng hoảng về đường lối cách mạng. Tình hình địang đặt ra yếu cầu phải có đảng của giai cấp tiên tiến nhất với đường lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

–     Từ năm 1919 – 1929, thống qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quổc đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để thống qua tổ chức này truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.

–    Những năm 1928 – 1929, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam đưa phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu đó ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng Việt Nam, cần phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.

–    Trước tình đó, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc) chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).

*   Vai trò của Nguyễn Ái Quốc:

–    Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng – Trung Quốc vào ngày 6/1/1930.

–    Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước trong việc tranh giành quyền lãnh đạo, tranh giành quần chúng, tranh giành đảng viên.

–    Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

–    Viết và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Đó chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã vạch ra những nét cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam.

–    Để ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 25: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

HƯỚNG DẪN

*   Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc:

–    Năm 1911 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản.

–    Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản mới giành thắng lợi.

*   Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng:

–    Năm 1921 Nguyên Ai Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp. Năm 1922 viết báo Người cùng khổ và viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là cuốn Bản án chếđộ thực dân Pháp (1925).

–    Tháng 6/1923, sang Liên Xô, dự Hội nghị Quốc tế Nông dân, viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.

–    Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ năm 1920 đến năm 1924, chủ yếu trên mặt trận tư tưởng chính trị nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta.

–    Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc).

*   Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Công sản Việt Nam:

–    Năm 1929, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam: Động Dương Cộng sản đảng; An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

–    Sự hoạt động riêng lẻ của ba tổ chức này gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng, cần phải hợp nhất.

–    Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để đi đến thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 26: Nêu quá trình phân hoá của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sự cần thiết của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra như thế nào?

HƯỚNG DẪN

–    Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập từ tháng 6/1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

–    Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương vô sản hoá, đưa cán bộ về nước hoạt động trong phong trào công nhân nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cho họ.

–    Khi phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, yêu cầu phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Vai trò của Hội Việt Nam không còn phù hợp nữa.

–    Từ đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hoá như sau:

+ Một số thành viên của Hội ở Bắc Kì tiến tới thành lập Động Dương Cộng sản đảng (6/1929).

+ Một số thành viên của Hội ở Nam Kì và Quảng Châu — Trung Quốc tiến tới thành lập An Nam Cộng sản đảng (8/1929).

–    Đến năm 1930, cả hai tổ chức Động Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản cùng với Động Dương Cộng sản liên đoàn hợp nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919- 1930 (phần 1)

  • Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:
    • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
    • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
    • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
    • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0