24/06/2018, 16:53

Câu hỏi ôn tập bài 36: Tình hình văn hóa- tư tưởng thế kỉ XVI- đầu thế kỉ XVIII – Lịch sử 10

Câu 1. Trình bày tình hình văn hóa, tư tưởng ở nước ta thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVIII. Gợi ý làm bài * Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng: -Sự mất dần hiệu lực và vị trí độc tôn của Nho giáo. – Phật giáo, Đạo giáo và các hình thức tín ngưỡng dân gian khác lại có điều ...

Câu 1. Trình bày tình hình văn hóa, tư tưởng ở nước ta thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVIII.

Gợi ý làm bài

*             Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:

-Sự mất dần hiệu lực và vị trí độc tôn của Nho giáo.

–              Phật giáo, Đạo giáo và các hình thức tín ngưỡng dân gian khác lại có điều kiện phục hồi và phát triển. Nhiều chùa chiền, đền miếu, am, quán được khôi phục hoặc được xây dựng mới ở cả Đàng Trong và Đàng Ngòai.

– Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nhiều giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây vào Việt Nam truyền đạo. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi.

– Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta vẫn được duy trì và phát huy như thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng với nước…

– Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ đã ra đời. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ mới chính thức trở thành chữ viết của dân tộc Việt Nam.

*             Giáo dục và khoa cử:

–              Từ thế kỉ XVI trở đi, mặc dù tình hình chính trị không ổn định nhưng việc giáo dục và thi cử theo hệ thống Nho giáo vẫn được duy trì tương đổi liên tục.

– Thời kì nhà Mạc đã tổ chức được 22 kì thi Hội để lấy tiến sĩ.

–              Triều Lê trung hứng, tiếp tục tổ chức các kì thi. Tuy vậy, giáo dục thi cử thời kì này không còn được nghiêm túc và chặt chẽ như thời Lê sơ.

–              Ở Đàng Trong, hình thức khoa cử xuất hiện muộn và không được chú trọng như Đàng Ngoài. Họ Nguyễn quan tâm hơn đến kiến thức thực tế và tuyển dụng quan lại chủ yếu thống qua hình thức tiến cử.

*             Văn học và nghệ thuật:

–              Văn học: Thế kỉ XVI – XVII và đầu thế kỉ XVIII, ở nước ta, văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế với các tác giả tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khăc Khoan, Đào Duy Từ, Nguyễn Dữ, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Cư Trinh, Ngô Thế Lãn… Tuy vậy, nét nổi bật của văn học giai đoạn này là sự nở rộ của các tác phẩm văn thơ viết bằng chữ Nôm, trong đó đặc biệt là những truyện Nôm khuyết danh như Trê cóc, Trinh thử, Phạm Công – Cúc Hoa, Thạch Sanh Tống Trân – Cúc Hoa…

– Nghệ thuật: là giai đoạn đánh dấu sự phục hồi và phát triển của các loại hình nghệ thuật diễn xướng và tạo hình cổ truyền.

+ Nghệ thuật sân khâu như chèo, tuồng, hát ả đào, hát quan họ, hát trống quân… hết sức phong phú, đa dạng, phản ánh sinh động đời sống và ước vọng của nhân dân.

+ Nhiều đình, chùa và các công trình kiến trúc đương thời còn lưu giữ được các tác phẩm điêu khắc gỗ diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở làng quê như chèo thuyền, đáu vật, chọi gở, đánh cờ, đi cởy, tắm ao… Tiêu biểu nhất là tượng Phật Bở Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh).

*             Khoa học – kĩ thuật:

–              Thành tựu nổi bật nhất của thời kì này là sự xuất hiện nhiều công trình sử học lớn như Lê triều công nghiệp thực lực của Hồ Sĩ Dương, Ô châu cận lục của Dương Văn An, Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)… Đặc biệt, Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên khởi thảo từ thế kỉ XV, rồi được các sử thần triều Lê sau này bổ sung và hoàn chỉnh.

–              Khoa học quân sự thế kỉ XVI – XVII cũng đạt được những thành tựu rất quan trọng về cả hai phương diện lí luận và thực tiễn với sách HỔ trướng khu cơ và công trình lũy Thầy của Đào Duy Từ.

–              Do sự tiếp thu và vận dụng kĩ thuật của phương Tây, kĩ thuật đúc súng và đóng các loại thuyền chiến có trang bị đại bác của Đàng Trong được nâng cao thêm một bước.

Câu 2. Hãy so sánh về tình hình tôn giáo, giáo dục, văn học trong các thế kỉ XVI – XVIII với các thế kỉ X – XV để thấy được những điểm khác nhau.

Gợi ý làm bài

Những điểm khác nhau về tình hình tôn giáo, giáo dục, văn học trong các thế kỉ XVI – XVIII với các thế kỉ X – XV

 Nội dung Thế kỉ X-XV Thế kỉ XVI-XVIII  
Tôn

giáo

–   Ở các thế kỉ X – XV, ảnh hưởng của Nho giáo trong nhân dân còn ít. Thời Lê sơ, Nho giáo chính thức nâng lên vị trí độc tôn.

–     Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn với các tín ngưởng dân gian. Một số’ đạo quán được xây dựng.

–    Phật giáo giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong các thế kỉ X – XIV. Cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy thoái dần.

–     Nho giáo từng bước suy thoái.

–  Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí của mình nhưng không được như thời Lý – Trần.

–    Đạo Thiên Chúa được du nhập vào nước ta.

–  Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được duy trì và phát huy: thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng với nước.

 
Giáo

dục

Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành. Từ đó, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Số” người đi học ngày càng đông, dân trí được nâng cao. Tiếp tục mỏ các khoa thi nhưng dưới triều Lê trung hưng chất lượng giáo dục suy giảm.
Văn

học

 Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo.

– Văn học chữ Hán phát triển, thể hiện tình cảm yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

ị Thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI – XII) đều phát triển.

–  Văn học chữ Hán mát dần vị trí vốn có của nó.

–      Văn học chữ Nôm phát triển.

–   Văn học dân gian khá phong phú, đa dạng.’

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0