24/06/2018, 16:53

Câu hỏi ôn tập bài 28: Xây dựng và phát triển nhà nước độc lập, thống nhất (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) – Lịch sử 10

Câu 1. Trình bày khái quát sự hình thành nhà nước phong kiến thời Ngô – Đinh – Tiền Lê Gợi ý làm bài – Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Hán, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa – kinh đô cũ thời Âu Lạc, thành lập chính quyền mới. – Năm 944, Ngô ...

Câu 1. Trình bày khái quát sự hình thành nhà nước phong kiến thời Ngô – Đinh – Tiền Lê

Gợi ý làm bài

–              Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Hán, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa – kinh đô cũ thời Âu Lạc, thành lập chính quyền mới.

–              Năm 944, Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha chiếm ngôi vương. Nội bộ chính quyền trung ương lục đục, một số thế lực địa phương nhân đó nổi dậy, gây nên tình trạng chia cắt, tranh chấp lẫn nhau, sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.

–              Từ Hoa Lư (Ninh Bình), Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp yên nội loạn, thống nhất đất nước.

–              Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

–              Tiêp nốí nhà Đinh, nhà Tiền Lê (980 – 1009) củng cố hơn nữa bộ mấy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo, giao cho các con và các tướng lĩnh trung thành cai quản. Quân đội được chán chỉnh.

–              Quan hệ Việt -Tống được thiết lập trên cơ sở nhà Tống công nhận nền độc lập của nước Đại cồ Việt. Nhà Tiền Lê bắt đầu đặt quan hệ với Cham-pa, củng cố các vùng biên cương của đất nước.

Câu 2. Nhà nước Đại Việt thời Lý, Trần được xây dựng và phát triển như thế nào? Gợi ý làm bài

–              Tổ chức nhà nước:

+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.

+ Chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lễ đối ngoại. Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần có chức An phủ sứ cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Các chức đứng đầu xã được gọi là xã quan. Kinh đô Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phố phường của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại doãn (thời Trần) trông coi.

–              Quân đội: được tổ chức quy củ.

+ Cám binh bảo vệ nhà vua và kinh thành.

+ Lộ binh ở các địa phương, được tuyển chọn theo chế độ “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông – nghĩa là đến phiên thì tập trung luyện tập và canh gác, hết phiên thì về quê sản xuất) Những lúc có chiến tranh, các vương hầu, quý tộc đều được quyền mộ quân, góp sức cùng nhà nước đánh giặc, nhân dân cũng được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà.

– Ban hành luật pháp:

+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

+ Thời Trần có bộ Hình luật riêng.

–              Việc tuyển chọn quan lại: ban đầu ở thời Lý, Trần quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. về sau, do sự phát triển của đất nước, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số” chức vụ quan trọng.

–              Sự quan tâm của nhà nước đôi với nhân dân:

+ Các vua nhà Lý cho dựng lầu chuông ở hai bên thềm điện Long Trì để mọi người dân ai có điều oan uổng đều có thể đánh chuông mời vua xét xử.

+ Hằng năm, vua thường rời kinh thành đi các nơi làm lễ “cày tịch điền”, xem nhân dân cày cấy gặt hái. Các vua đầu thời Trần thường vi hành các nơi để tìm hiểu cuộc sống của nhân dân. Vào những ngày lễ hội, vua quan và nhân dân thường tổ chức các cuộc vui chung.

–              Đoàn kết dân tộc: Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc nên độc lập tự chủ phải luôn đi liền với thống nhất quốc gia. Các triều đại Lý, Trần đã sớm ý thức được điều đó. Nhà Lý, ngay từ thời Lý Thái Tổ, đã chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người như gả công chúa, ban chức tước và cho mời họ về kinh,… Các thế lực chống đối, phản loạn ở miền xuôi nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp.

–              Chính sách đối ngoại: đốii với các triều đại phong kiến phương Bắc* tuy giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập. Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Cham-pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà Lý, Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

Câu 3. Trình bày sự đoàn kết dân tộc và chính sách ngoại giao của các triều đại Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ.

Gợi ý làm bài

–              Đại Việt là một quốcgia đa dân tộc. Từ xa xưa, các tộc người khác nhau trong nước đã cùng nhau đáu ưanh chông sự đô hộ của phương Bắc để giành lại độc lập và tình nguyện sống chung trên cùng một lãnh thổ.

–              Các triều đại Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần đã sớm ý thức được điều đó. Nhà Lý, ngay từ thời Lý Thái Tổ, đã chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người như gả công chúa, ban chức tước và cho mời họ về kinh,… Nhà Trần cũng giải quyết một cách tốt đẹp các vụ chông đôi, li khai của một số” tù trưởng.

–              Ở miền xuôi, các thế lực chông đói, phản loạn cũng nhanh chóng được được giải quyết một cách êm đẹp. Nhà nước và nhân dân cùng hợp lực chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cô” đê điều, chông lụt bão.

–  Đối với các triều đại phong kiến phương Bắc, các nhà nước thời Lý, Trần, Hồ tuy giữ lộ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập.

–              Đóì với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Cham-pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà nước Lý, Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

Câu 4. Vì sao vua Lý Thái Tể cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long? Ý nghĩa của việc làm đó?

Gợi ý làm bài

a) Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, vì:

–              Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại Là (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

–              “Thành Đại La, đô  cũ của Cao vương  (tức Cao Điền), ở   giữa khu vực trời đất có thế rồng cuộn      hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây,  đông, tiện  hình thế  núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mở sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt, phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.

–              Hoa Lư có địa thế hiểm trở thuận lợi cho phòng thủ đất nước, nhưng không thật thuận lợi lắm để phát triển kinh tế – xã hội. Trong khi đó, Thăng Long là vùng đít có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước nên Lý Thái Tổ quyết định dời đô.

b) Ý nghĩa của việc dời đô:

–              Thể hiện được sự sáng suốt của vị vua đầu tiên thời nhà Lý.

–              Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần trở thành đô thị phồn thịnh.

–              Thể hiện được uy thế của Đại Việt: vào thế kỉ XI, Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bây giờ.

Câu 5. Các nhà nước phong kiến Việt Nam thời kì độc lập, thống nhất (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) được xây dựng và phát triển như thế nào?

Gợi ý làm bài

a) Bước đầu xây dựng nhà nước: Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê:

–              Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Hán, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa – kinh đô cũ thời Âu Lạc, thành lập chính quyền mới.

–              Năm 944, Ngô Quyền mát. Dương Tam Kha chiếm ngôi vương. Nội bộ chính quyền trung ương lục đục, một số thế lực địa phương nhân đó nổi dậy, gây nên tình trạng chia cắt, tranh cháp lẫn nhau, sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.

–              Từ Hoa Lư (Ninh Bình), Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp yên nội loạn, thống nhất đất nước.

–              Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban. Quân đội được thành lập.

–              Tiếp nốì nhà Đinh, nhà Tiền Lê (980 – 1009) củng cố hơn nữa bộ mấy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo, giao cho các con và các tướng lĩnh trung thành cai quản. Quân đội được chán chỉnh.

–              Quan hệ Việt – Tông được thiết lập trên cơ sở nhà Tống công nhận nền độc lập của nước Đại cồ Việt. Nhà Tiền Lê bắt đầu đặt quan hệ với Cham-pa, củng cố các vùng biên cương của đất nước.

b) Nhà nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ:

–              Nền độc lập thống nhất của đất nước ngày càng được củng cố. Các triều đại kế tiếp: Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 – 1407) ra sức hoàn chỉnh bộ mấy thống trị.

–              Tổ chức nhà nước:

+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.

+ Chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lễ, đóì ngoại. Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quô”c), các đại thần, các chức danh hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có chức An phủ sứ cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Các chức đứng đầu xã được gọi là xã quan. Kinh đô Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phô” phường của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại doãn (thời Trần) trông coi.

–              Quân đội: được tổ chức quy củ.

+ Câm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành.

+ Lộ binh ở các địa phương, được tuyển chọn theo chế độ “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông I nghĩa là đến phiên thì tập trung luyện tập và canh gác, hết phiên thì về quê sản xuất). Những lúc có chiến tranh, các vương hầu, quý tộc đều được quyền mộ quân, góp sức cùng nhà nước đánh giặc, nhân dân cũng được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà.

–              Ban hành luật pháp:

+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

+ Thời Trần có bộ Hình luật riêng.

–              Việc tuyển chọn quan lại: ban đầu ở thời Lý, Trần quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. về sau, do sự phát triển của đất nước, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức vụ quan trọng.

–              Sự quan tâm của nhà nước đối với nhân dân:

+ Các vua nhà Lý cho dựng lầu chuông ở hai bên thềm điện Long Trì để mọi người dân ai có điều oan uổng đều có thể đánh chuông mời vua xét xử.

+ Hằng năm, vua thường rời kinh thành đi các nơi làm lễ “cởy tịch điền”, xem nhân dân cởy cấy gặt hái. Các vua đầu thời Trần thường vi hành các nơi để tìm hiểu cuộc sống của nhân dân. Vào những ngày lễ hội, vua quan và nhân dân thường tổ chức các cuộc vui chung.

–              Tuy nhiên, những moi quan hệ tốt đẹp đó đã mát dần vào cuối các triều đại và cùng với sự gia tăng áp bức, bóc lột, góp phần quan ưọng đưa đến sự sụp đổ của nhà Lý, nhà Trần. Để duy trì sự ổn định xã hội, Tể tướng Hồ Quý Ly đã tiến hành một cuộc cải cách lớn và thành lập nhà Hồ.

–              về đòan kết dân tộc: Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc nên độc lập tự chủ phải luôn đi liền với thống nhất quốc gia. Các triều đại Lý, Trần đã sớm ý thức được điều đó. Nhà Lý, ngay từ thời Lý Thái Tổ, đã chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người như gả công chúa, ban chức tước và cho mời họ về kinh,… Các thế lực chống đối, phản loạn ở miền xuôi nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp.

–              Chính sách đôi ngoại: đôi với các triều đại phong kiến phương Bắc, tuy giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập. Đổi với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Cham-pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà Lý, Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

Câu 6. Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần.

Gợi ý làm bài

Nhà Lý (100911225), Trần (1226 – 1400) ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.

–              Chính quyền trung ương: từng bước được .tổ chức hoàn chỉnh.

+ Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, lễ nghi, đóì ngoại.

+ Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời.

+ Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

–              Chính quyền địa phương:

+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần có chức An phủ sứ cai quản.

+ Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Các chức quan đứng đầu xã được gọi là xã quan.

–              Kinh đô Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phô phường của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại doãn (thời Trần) trông coi.

Câu 7. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII, Thăng Long đã phát triển như thế nào?

Gợi ý làm bài

–              Thăng Long đã trở thành kinh đô của các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê sơ, Mạc và cả tập đoàn phong kiến vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

–              Thăng Long còn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước:

+ Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (thế kỉ X đến thế kỉ XV), Thăng Long đóng vai trò là trung tâm đầu não của các cuộc kháng chiến. Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII), triều đình phải ba lần tạm rút khỏi kinh thành Thăng Long và thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, Điện Diên Hồng cũng đi vào lịch sử,…

+ Thời Lý – Trần, Thăng Long là một đô thị lớn với nhiều phố, phường, chợ. Đến thời Lê sơ (thế kỉ XV), kinh thành Thăng Long có 36 phố phường vừa sản xuất hàng thủ công, vừa buôn bán.

+ Thăng Long còn là trung tâm ván hóa, nền văn hóa Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ đã đạt trình độ phát triển cao và toởn diện, thường được gọi là văn hóa Thăng Long.

  • Ở Thăng Long (thế kỉ XI), nhà Lý cho lập Văn Miếu, tổ chức khoa thi Nho học đầu tiên, lập Quốc Tử Giám. Đến thời Lê sơ, cứ 3 năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Những người đỗ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”.
  • Ngoài các cung điện, thấp chuông, đền đời, ở Thăng Long còn có hàng loạt công trình kiến trúc độc đáo như chùa Diên Hựu (còn gọi là chùa Một Cột), thấp Báo Thiên, chùa Chân Giáo, đền Đồng cổ. Đặc biệt là thấp Báo Thiên, chuông Quy Điền ở chùa Điên Hựu được xếp vào An Nam tứ đại khí.

–              Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, các đô thị mới hình thành, Thăng Long không ch1 là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa mở còn là trung tâm kinh tế lớn ĩứrat cả nước với 36 phố phường, 8 chợ như dân gian đã ca ngợi: “Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến”.

Câu 8. Đánh giá chung về công cuộc xây dựng nhà nước thời Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ.

Gợi ý làm bài

–              Thông qua các cuộc kháng chiến chống phong kiến phương Bắc thắng lợi, đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, đưa nước ta bước vào thời kì độc lập tự chủ, củng cố quốc gia dân tộc.

–              Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

–              Thiết lập quan hệ ngoại giao với các triều đại phong kiến Trung Quốc với tư cách là một quốc.gia- độc lập tự chủ, đồng thời cũng đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng khác.

–              Có những chính sách tích cực trong phát ưiển kinh tê, chăm lo đời sống nhân dân, ổn định xã hội.

–              Đã đạt được một số” thành tựu về văn hóa.

Câu 9. Trình bày những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Lý, Trần theo bảng sau:

Nội dung Nhà Lý (100911225) Nhà Trần (1226 -1400)
Quốc hiệu    
Kinh đô    
Bộ mấy chính quyền trung ương    
Tổ chức chính quyền địa phương    
Qua bảng tổng hợp trên, rút ra nhận xét về thể chế chính trị nhà nước thời Lý, Trần.
Gợi ý làm bài

a) Những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Lý, Trần:

Nội dung Nhà Lý (1009 -1225) Nhà Trần (1226 – 1400)
Quốc hiệu Thời gian đầu, Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông vẫn giữ quốc hiệu Đại cồ Việt; năm 1054, Lý Thánh Tông đổi thành Đại Việt. Đại Việt.
Kinh đô Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại Là và đổi gọi là Thăng Long. Thăng Long. Nhưng vào cuối đời Trần, dời về Thanh Hóa, gọi là Tây Đô.
Bộ mấy chính quyền trung ương –     Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính tri, luật pháp, quân sự, nghi lễ, đôi ngoại.

–      Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy), các đại thần văn, võ, tăng quan và nhiều cơ quan khác: Hàn lâm viện, Quốc Tử Giám,…

–     Vua đứng đầu quản lí đất cùng với Thái thượng hoàng.

–     Giúp việc cho vua có Tể tướng, các quan đại thần, không có hệ thống tăng quan, Thượng thư đứng đầu các bộ; nhà Trần đặt thêm một số cơ quan: Quốc sử viện, Ngự sử đời, Thái y viện, Tôn Nhân Phủ,…

Tổ chức chính quyền địa phương –          Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ, đặt các chức quan tri phủ, tri châu; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản.

–    Dưới phủ là huyện, hương, xã.

–     Cả nước được chia lại thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ.

–    Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản; châu, huyện do chức tri châu, tri huyện trông coi. Dưới cùng là xã, do xã quan đứng đầu.

  1. b) Nhận xét về thể chế chính trị nhà nước thời Lý, Trần:

–              Trong những năm trị vì, nhà Lý, Trần đặc biệt chú ý việc củng cố uy quyền của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự xã hội, phát triển sản xuất; là một bước tiến quan trọng về mặt thể chế nhà nước.

– Nhà Trần có thể chế chính trị gồm vua là người đứng đầu cùng với Thái thượng hoàng quản lí đất nước.

– Thể chế vua – Thái thượng hoàng đảm bảo tính kế thừa và để ngăn chặn sự tạo phản.

Như vậy, nhà Lý, Trần đã có những đóng góp quan trọng trong việc kiện toởn bộ mấy nhà nước, đảm bảo sự thống nhất của một quốc gia và cương quyết bảo vệ nền độc lập, tự chủ trước sự xâm lược của ngoại bang.

Câu 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý, Trần theo mẫu sau:

Nội dung Thời Lý Thời Trần
Thời gian    
Người chỉ huy    
Những danh tướng tiêu biểu    
Chủ trương đánh giặc    
Trận quyết chiến chiến lược    
Kết quả    
Gợi ý làm bài

Bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý, Trần

Nội dung Thời Lý Thời Trần
Thời gian 1075 – 1077 1258, 1285,1288
Người chỉ huy Lý Thường Kiệt  

Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo

Những danh tướng tiêu biểu Thân Cảnh Phúc, Lý Kế Nguyên,… Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão,…
Chủ trương đánh giặc “Tiên phát chế nhân” “Vườn không nhà trống”
Trận quyết chiến chiến lược Trên M Bắc sông Như Nguyệt (sông cầu – Bắc Ninh) Trận đánh trên sông Bạch Đằng (năm 1288)
Kết quả Đánh tan 30 vạn quân xâm lược Tống, buộc nhà Tống phải từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của dân tộc ta.

Câu 11. Trình bày những thành tựu cơ bản của nước ta thời nhà Lý.

Gợi ý làm bài

Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1225, xây dựng đất nước đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt.

a) về chính trị:

–              Ngày 21 – 11 – 1009, Lý Công uẩn lên ngôi hoàng đế (Lý Thái Tổ).

–              Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

–              Hoàng thành được xây dựng gồm nhiều cung điện và có thành, hào bao quanh. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.

–              Chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lẽ, đói ngoại. Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời. Ngoài ra, còn có các chức quan ưông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

–              Đất nước được chia thành nhiều lộ, dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phố phường của nhân dân, có chức Lưu thủ trông coi.

–              Quân đội được tổ chức quy củ. cám binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ binh ở các địa phương, được tuyển chọn theo chế độ “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông Ệ nghĩa là đến phiên thì tập trung luyện tập và canh gác, hết phiên thì về quê sản xuất).

–              Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

–              Ban đầu, quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. về sau, do sự phát triển của đất nước, những người thi đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức vụ quan trọng.

–              Các vua nhà Lý cho dựng lầu chuông ở hai bên thềm điện Long Trì để mọi người dân ai có điều oan uổng đều có thể đánh chuông mời vua xét xử. Hằng năm, vua thường rời kinh thành đi các nơi làm lễ “cày tịch điền”, xem nhân dân cày cấy gặt hái. Nhà nước hợp lực với nhân dân chăm lo việc sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão.

–              Nhà Lý chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người như gả công chúa, ban chức tước và cho mời họ về kinh,… Các thế lực chống đôi, phản loạn ở miền xuôi nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp.

–              Chính sách ngoại giao: đối với các triều đại phong kiến phương Bắc, tuy giữ lệ thần phục, nộp phú công đều đặn, nhưng luôn giữ tư thế của một dân tộc độc lập. Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Cham-pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà nước luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

b) về kinh tế:

–              Nhà nước khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Lấy một số” ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền.

–              Nhà Lý có luật lệ bảo vệ trâu. Chú ý cho dân đởo nhiều kênh máng, đắp đê. Nhiều năm được mùa.

– Thủ công nghiệp:

+ Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa,… phát triển, chất lượng sản phẩm ngày cởng được nâng cao.

+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công (gọi là cục Bách tác) để rèn vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền bè, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, chùa chiền, đền đời.

+ Một số mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ bạc được khai thác.

–              Thương nghiệp:

+ Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày cởng nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành.

+ Trên vùng biên giới Việt – Trung, đã hình thành các điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa là, hương liệu, vải vóc, ngở voi, giấy, ngọc, vàng,… đến trao đổi. Thuyền buôn các nước phương Nam như Gia-va, Xiêm, Án Độ cũng thường qua lại mua bán ở các cửa biển Đông Bắc. Năm 1149, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm vùng hải cảng buôn bán với nước ngoài. Lạch Trường (Thanh Hóa) cũng là một hải cảng buôn bán.

c) Về văn hóa

–              Tôn giáo: Phật giáo đạt mức cực thịnh ở thế kỉ X – XIII. Phật giáo, vốn đã được truyền bá sâu rộng, ngày càng thâm sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng. Nhiều nhà sư thức thời đã tham gia tích cực vào sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Một số vị vua thời Lý đã tìm đến Phật giáo. Chùa chiền mọc lên ở nhiều nơi.

–              Giáo dục: Nhà nước quan tâm nhiều đến giáo dục. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long. Năm 1075, nhà Lý tổ chức “thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường”. Năm 1076, mở Qucíc Tử Giám. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

–              Kiến trúc: Hoàng thành Thăng Long được xây dựng gồm nhiều cung điện và có thành, hào bao quanh. Các ngôi chùa lớn, tháp chuông, đền đời được xây dựng. Tiêu biểu là chùa Diên Hựu (còn gọi là chùa Một Cột) được vua Lý Thái Tông xây dựng vào năm 1049. Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau.

–              Nghệ thuật chèo, tuồng, hề phát triển cùng với ca nhạc, múa rối nước, múa vui ngày hội.

d) Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077):

–              Nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt với mục tiêu “Nếu thắng, thế Tông sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”.

–              Thái úy Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến, đã thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”, kết hợp với lực lượng dân binh của các dân tộc miền núi, đem quân đánh lên phía Bắc.

–              Năm 1075, quân ta đánh sang châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc), rồi tập trung bao vây thành Ưng Châu (Nam Ninh – Quảng Tây), đánh tan hoàn toởn lực lượng chuẩn bị xâm lược của nhà Tông và rút về.

–              Năm 1077, 30 vạn quân Tông trởn sang nước ta. Bằng trận quyết chiến trên bờ Bắc sống Như Nguyệt (sống cầu – Bắc Ninh), quân ta do Lý Thường Kiệt trực tiếp ch1 huy, đã đánh tan quân xâm lược.

Câu 12. Trình bày những đặc điểm nổi bật về các mặt của đất nước ta dưới thời Trần.

Gợi ý làm bài

a) Xây dựng nhà nước:

–              Chính quyền trung ương được tổ chức hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất, giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các

ng vùng hoạt động để rồi sau đó, làm

chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ tháng đê điều.

–              Chính quyền địa phương: Đất nước được chia thành nhiều lộ do An phủ sứ cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phố phường của nhân dân, có chức Đại doãn trông coi.

– Quân đội được tổ chức quy củ. cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ binh ở các địa phương, được tuyển chọn theo chế độ “ngụ binh ự nông” (gửi binh ở nhà nông – nghĩa là đến phiên thì tập trung luyện tập và canh gác, hết phiên thì về quê sản xuất). Những lúc có chiến tranh, các vương hầu, quý tộc đều được quyền mộ quân, góp sức cùng nhà nước đánh giặc, nhân dân cũng được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà.

–              Thời Trần có bộ Hình luật riêng.

–              Quan lại được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc, con cháu quan lại và qua thi cử đỗ đạt.

–              Các vua đầu thời Trần thường vi hành các nơi để tìm hiểu cuộc sống của dân. Những ngày lễ hội, vua và nhân dân thường tổ chức các cuộc vui chung.

–              Đoởn kết dân tộc: Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc. Vì vậy, độc lập tự chủ phải đi liền với thống nhất quốc giá. Nhà Trần đã giải quyết một cách tát đẹp các vụ chống đói, li khai của một số tù trưởng. Ở miền xuôi, các thế lực chông đói, phản loạn nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp. Nhà nước và nhân dân cùng hợp lực chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão.

–              Chính sách ngoại giao: đối với các triều đại phong kiến phương Bắc, tuy giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập. Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Cham-pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà nước luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

b) Mở rộng và phát triển kinh tế:

–              Nông nghiệp:

+ Khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Nhà nước bước đầu lấy một số ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền.

+ Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, hụy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sồng lớn, từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “quai vạc”. Chỗ nào đê đắp vào ruộng của dân thì cho đo đạc, trả tiền. Lại đặt chức quan Hà đê để trông coi việc sửa đắp. “Từ đó, thủy tai không còn nữa và đời sống nhân dân được sung sướng” (Theo An Nam chí).

+ Năm 1266, vua Trần “xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn đất hoang, thành lập điền trang”.

+ Bên cạnh việc trồng lúa, khoai, sắn, nhân dân còn trồng dâu nuôi tằm, trồng bống, trồng cây ăn quả, rau đậu,…

–              Thủ công nghiệp:

+ Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa,… phát triển, chất lượng sản phẩm ngày cởng được nâng cao.

+ Một số mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ bạc được khai thác. Bước đầu hình thành một số” làng nghề thủ công.

+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công (gọi là cục Bách tác) để rèn vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền bè, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, chùa chiền, đên đời.

–              Thương nghiệp: Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành. Việc trao đổi hàng hóa với nước ngoài cũng phát triển. Sự phát triển của thương nghiệp thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

c) về văn hóa:

–              Tôn giáo:

+ Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ, tư tưởng Phật giáo được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

Vua Trần Nhân Tông khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt. Chùa chiền mọc lên ở khắp nơi. Dân chúng quá nửa nứớc là SƯ,,..

–              Giáo dục: Chữ Hán trở thành chữ viết chính, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám cho con em quý tộc và quan chức đến học. Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước.

–              Văn học chữ Hán cũng phát triển, đã xuất hiện hàng loạt bài hịch, bài phú nổi tiếng như Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải,… đậm đở tình cảm yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đánh dáu sự hình thành của văn học dân tộc.

–              Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tinh tế, độc đáo, như tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…; khoa học kĩ thuật: Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển, là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta. về quân sự, có Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo,…

c) Kháng chiến chống quân xâm lược:

–              Thế kỉ XIII, dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt phải đương đầu với một cuộc thử lửa lớn lao kéo dài suốt 30 năm. Với tư tưởng bành trướng, làm chủ toàn bộ phương Nam, quân Mông – Nguyên đã ba lần đánh xuống nước ta (vào các năm 1258, 1285 và 1288). Dưới sự ch1 huy của vị thống soái, nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng, “cả nước đứng dậy” cầm vũ khí, gậy gộc chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

–              Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông – Nguyên giởy xéo, bộ tổng ch1 huy kháng chiến có lần bị kẹp giữa hai “gọng kìm” của giặc, nhưng với tinh thần “sát Thát”, thực hiện kế “thanh dã”, chủ động đói phó với mọi âm mưu của giặc, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ qucíc. Chiến thắng Bạch Đằng vang dội mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bát khuát, quật cường của dân tộc.

Câu 13. Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Gợi ý làm bài

Thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Triều

đại

Niên đại Kinh đô Quốc hiệu Vị vua đầu tiên
Ngô 939 – 967 Cổ Loa   Ngô Quyền
Đinh-Tiền Lê 968 – 1009 Hoa Lư Đại Cồ Việt Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành
1009- 1225 Thăng Long Đại Việt Lý Thái Tổ
 

Trân

1226- 1400 Thăng Long Đại Việt  

Trần Thái Tông

Hồ 1400 – 1407 Thanh Hóa Đại Ngu Hồ Quý Ly
Lê sơ 1428 – 1527 Thăng Long Đại Việt Lê Thái Tổ

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0