24/06/2018, 16:52

Câu hỏi ôn tập bài 24: Quốc gia cổ Cham-pa và Phù Nam – Lịch sử 10

Câu 1. Quốc gia cổ Cham-pa hình thành và phát triển như thế nào? Gợi ý làm bài – Trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh (khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay), đã hình thành quốc gia cổ Lâm Ấp – Cham-pa. – Thời Bắc thuộc, vùng đất phía nam Hoành Sơn bị nhà Hán ...

Câu 1. Quốc gia cổ Cham-pa hình thành và phát triển như thế nào?

Gợi ý làm bài

–              Trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh (khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay), đã hình thành quốc gia cổ Lâm Ấp – Cham-pa.

–              Thời Bắc thuộc, vùng đất phía nam Hoành Sơn bị nhà Hán xâm chiếm và đặt thành quận, huyện. Tượng Lâm là huyện xa nhất (ngày nay là vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).

–              Vào cuối thế kỉ II, nhân lúc tình hình Trung Quốc loạn lạc, Khu Liên đã hô hào nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ. Khởi nghĩa thắng lợi, Khu Liên tự lập làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

–              Sau khi nước Lâm Áp ra đời, các vua Lâm Áp dựa vào lực lượng quân đội khá mạnh, tiến hành các cuộc tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ: về phía Bắc đến sông Gianh (Quảng Bình), phía nam đến sông Dinh (Bình Thuận) và gọi tên nước là Cham-pa (thế kỉ VI). Quốc gia Cham-pa phát triển đến thế kỉ XV thì suy thoái rồi dần dần hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt.

–              Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Cham-pa là nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu, bò. Họ còn sử dụng guồng nước trong sản xuất.

–              Nghề thủ công như rèn sắt, dệt, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, chế tạo vũ khí bằng kim loại, nghề đóng gạch khá phát triển, được biểu hiện ở hàng trăm thấp cổ xây dựng công phu bằng gạch còn tồn tại đến ngày nay với trình độ kĩ thuật cao. Nghề khai thác lâm thổ sản cũng phát triển.

–              Cham-pa theo thể chế quân chủ. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo và ch1 có vua mới được quyền ban cấp đất đai cho đền, chùa, quan lại.

–              Dưới vua có Tể tướng và hai đại thần (một văn, một võ) giúp việc. Dưới các quan đại thần có các thuộc quan chia thành 3 cấp khác nhau. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn gọi là châu (hay quản hạt). Dưới châu là các huyện. Huyện chia thành các làng. Mỗi làng có từ 200 đến 500 hộ.

–              Quân đội Cham-pa khá hùng mạnh, có khoảng 40000 đến 50000 quân, bao gồm bộ binh, thủy binh, kị binh và tượng binh.

–              Kinh đô Cham-pa ban đầu là Sin-ha-pu-ra (ở Trở Kiệu – Quảng Nam), sau dời sang In-đra-pu-ra (ở Đồng Dương – Quảng Nam), rồi chuyển về Vi-giay-a (Chà Bàn – Bình Định).

–              Người Chăm có tục ờ nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết. Tôn giáo của họ là Hin-đu giáo và Phật giáo. Nghệ thuật âm nhạc, nhảy múa rất phát triển. Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

–              Các hình điêu khắc cho thấy họ đã sử dụng nhiều nhạc cụ như đàn tì bở năm dây, sáo, trống các loại, có nhiều bức phù điêu trên đá mô tả những vũ nữ đang nhảy múa rất đẹp.

–              Xã hội người Chăm bao gồm các tầng lớp: quý tộc, dân tự do và nô lệ.

Câu 2. Trình bày sự hình thành và tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia cổ Phù Nam

Gợi ý làm bài

–              Sự hình thành quốc gia cổ Phù Nam:

+ Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) đã hình thành nền văn hóa cổ cách ngày nay khoảng 15001 2000 năm, các nhà khảo cổ học gọi là văn hóa Óc Eo. Văn hóa Óc Eo có mối liên hệ với văn hóa sống Đồng Nai, nhất là văn hóa cần Giờ ở Đông Nam Bộ.

+ Óc Eo nay thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Địa bàn chủ yếu của văn hóa Óc Eo gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Thấp, Cở Mau, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phốHồ Chí Minh…

+ Trên cơ sở nền văn hóa Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam của cư dân cổ Nam Á và Nam Đảo sống trên đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành vào khoảng thế kỉ I phát triển vào thế kỉ III – V và làm chủ một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á.

–              Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa:

+ Cư dân Phù Nam làm nghề trồng lúa (ngoài ra còn trồng cây ăn quả và cây lương thực khác), chăn nuôi (trâu, lợn, voi, ngựa…). Thủ công rất phát triển, gồm nhiều ngành nghề: gốm, luyện kim (đồ đồng, sắt, thiếc), nghề kim hoàn gắn liền với ngoại thương đường biển.

+ Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn trên nền đất đắp cao, ở trần hoặc mặc áo chui đầu, xăm mình, xõa tóc, hỏa táng… Đồ trang sức có nhẫn, khuyên, vòng đồng (hoặc bằng hợp kim đồng, thiếc, chì), bằng đất nung… Phật giáo và Hin-đu giáo được sùng tín. Nghệ thuật xây dựng, kiến trúc, ca, múa, nhạc khá phát triển.

+ Thể chế chính trị quân chủ theo kiểu Ấn Độ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Xã hội đã có sự phân biệt giàu, nghèo với ba tầng lớp chính là: quý tộc, bình dân, nô tì từ tù binh. Là một nước giàu mạnh, Phù Nam đã đem quân chinh phục các nước láng giềng, đặc biệt là bán đảo Mã Lai – cửa ngõ buôn bán Đông, Tây. Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0