24/06/2018, 16:53

Câu hỏi ôn tập bài 37: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và phong trào Tây Sơn – Lịch sử 10

Câu 1. Phân tích những nét nổi bật của phong trào Tây Sơn khi đánh chiếm Đàng Trong, xóa bỏ tình trạng cát cứ của chúa Nguyễn và đánh bại quân xâm lược Xiêm. Gợi ý làm bài – Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Sau ...

Câu 1. Phân tích những nét nổi bật của phong trào Tây Sơn khi đánh chiếm Đàng Trong, xóa bỏ tình trạng cát cứ của chúa Nguyễn và đánh bại quân xâm lược Xiêm.

Gợi ý làm bài

–              Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, mùa thu năm 1773, nghĩa quân vượt đèo An Khê tiến xuống giải phóng Tây Sơn hạ đạo (thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân tỏa ra mở rộng vùng giải phóng, biến toàn bộ phủ Quy Nhơn thành căn cứ địa của phong trào.

–              Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tán công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu vua nước Xiêm (Thái Làn ngày nay). Lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm tổ chức các đạo quân thủy – bộ gồm 5 vạn người đánh chiếm Gia Định, trong đó đạo quân chủ lực gồm 2 vạn người và 300 chiến thuyền do tởn quân Nguyễn dẫn đường tiến đến đóng tại Trở Tấn (phía Bắc bờ sống Tiền).

–              Đầu tháng 1 – 1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia Định và đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho. Nguyễn Huệ chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, tổ chức lực lượng mai phục ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt chúng. Trận đánh đã diễn ra và kết thúc nhanh gọn trong ngày 19 – 1 – 1785, đúng như dự tính của Nguyễn Huệ. Trên đà chiến thắng, quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.

Câu 2. Trình bày hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cuối thế kỉ XVIII. Em biết gì về Nguyễn Huệ – Quang Trung và đánh giá vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh.

Gợi ý làm bài

a) Hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cuối thế kỉ XVIII:

*             Kháng chiến chống Xiêm (1785):

–              Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, cháu chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đã cùng tởn quân trốn chạy sang Xiêm (Thái Làn) cầu cứu.

–              Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy, bộ tiến sang nước ta theo sự dẫn đường của quân Nguyễn Ánh. Sau khi chiếm được gần một nửa đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay), chúng ra sức cướp phá, hoành hành và chuẩn bị tán công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.

–              Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh Rạch Gầm I Xoởi Mút đánh tan quân xâm lược. Nguyễn Ánh theo cánh tởn quân Xiêm chạy thoát. Miền Nam trở lại yên bình.

*             Kháng chiến chông Thanh (1789):

– Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một số” đại thần thân cận bỏ chạy lên phía Bắc, cho người sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh.

– Nhận thấy đây là một thời cơ thuận lợi để xâm lược, vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân, theo sự ch1 dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta, với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh quân Tây Sơn giởnh lại chính quyền.

–              Lực lượng Tây Sơn đóng ở kinh thành tạm rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa, rồi cho người vào Phú Xuân (Huế) cấp báo. Được tin, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, ch1 huy quân tiến ra Bắc; trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

–              Đúng vào đêm 30 Tết (tức 25 – 1 – 1789), quân ta được lệnh tiến công.

– Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 cho đến trưa mồng 5 Tết KỈ Dậu) tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt, với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, quân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược, tiến vào Thăng Long.

Phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc.

b) Một số nét về Nguyễn Huệ – Quang Trung về đánh giá vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh:

–              Nguyễn Huệ – Quang Trung:

+ Tên thật là Hồ Thơm, sinh năm 1753.

+ Là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, đóng góp to lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc.

+ Tháng 12 năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.

+ Hành quân thần tốc bằng nhiều cách: chia quân thành các nhóm 3 người, 2 người cáng 1 người, sau 5 ngày ra tới Thăng Long.

–              Vai trò của Nguyễn Huệ trong hai cuộc kháng chiến chông Xiêm và chống Thanh:

+ Có công lớn trong việc đánh tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân Xiêm.

+ Có công lớn trong việc đem quân ra Bắc lật đổ chúa Trịnh, phò vua Lê, đánh bại quân Thanh.

Như vậy, Nguyễn Huệ – Quang Trung vừa có công lớn trong việc lật đổ các tập đoởn phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất lại đất nước về mặt lãnh thổ vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung đã trở thành một vị anh hùng vĩ đại.

Câu 3. Trình bày và giải thích nội dung lời hiểu dụ của vua Quang Trung trước tướng sĩ trên đường tiến quân ra Bắc chống quân Thanh.

Gợi ý làm bài

– Lời hiểu dụ của vua Quang Trung:

“Đánh cho để dởi tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bát phản

Đánh cho nó phiến giáp bát hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ

–              Giải thích:

+ Hai câu đầu nói lên quyết tâm đánh giặc, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta.

+ Câu ba và bố”n nói lên quyết tâm đánh tiêu diệt, khiến cho quân giặc không còn mảnh giáp nào, không còn chiếc xe nào để trở về.

+ Câu cuối có nghĩa là đánh cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ.

Câu 4. Những yêu cầu cấp bách nào đặt ra cho lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII? Phong trào Tây Sơn đã giải quyết những yêu cầu đó như thế nào?

Gợi ý làm bài

a) Những yêu cầu cấp bách đặt ra cho lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII:

–              Thế kỉ XVI – XVIII, đất nước ta bị chia cắt (với sự tồn tại của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài và chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong), nội chiến kéo dài. đặt ra yêu cầu cần phải thống nhất đất nước.

–              Chế độ phong kiến bị khủng hoảng, suy yếu,… vân đề đặt ra là phải giải quyết sự khủng hoảng, đưa đất nước ta phát triển theo kịp sự phát triển của thời đại.

–              Do những mâu thuẫn nội tại ở trong nước, do quyền lợi ích kỉ của dòng họ, cá nhân… các thế lực phong kiến đã cầu viện nước ngoài đưa quân sang xâm lược nước ta… đặt ra yêu cầu phải bảo vệ Tổ quốc.

b) Những biện pháp của phong trào Tây Sơn:

–              Thống nhất đất nước:

Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn. Cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc, lần lượt lật để các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước…

–              Chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc:

+ Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm – Xoởi Mút đánh tan quân xâm lược, quét sạch 5 vạn quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đóì với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.

+ Năm 1789, đánh tan 29 vạn quân Thanh với chiến thắng Ngọc Hồi – Đóng Đa vang dội đã bảo vệ được nền độc lập dân tộc.

–              Xây dựng và phát triển đất nước:

Sau khi chiến tranh kết thúc, Quang Trung đã thi hành hàng loạt chính sách cải cách tiến bộ để bảo vệ và phát huy những thành quả mở phong trào Tây Sơn vừa giành được. Giữa lúc đất nước và vương triều đang cần bàn tay chèo lái của Quang Trung thì ông đột ngột qua đời.

Câu 5. Tóm tắt diễn biến chiến dịch giải phóng Thăng Long vào Tết Kỉ Dậu (1789) của Quang Trung. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

Gợi ý làm bài

a) Diễn biến chiến dịch giải phóng Thăng Long vào Tết KỈ Dậu (1789) của Quang Trung:

–              Từ sau chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, về cơ bản quân Tây Sơn đã làm chủ được toàn bộ đất Đàng Trong. Nguyễn Huệ dẫn đầu đoàn quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sống Gianh, lũy Thầy, lật để chế độ chúa Trịnh, vua Lê, lập lại nền thống nhất đất nước.

–              Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Mãn Thanh. Vua Thanh là Càn Long huy động 29 vạn quân, giao cho Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, theo 4 đường tiến đánh nước ta. Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc đó chỉ có hơn 1 vạn người, phải tạm thời rút lui về lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn.

–              Nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống suát đại quân khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc.

–              Đúng vào đêm 30 Tết, từ Tam Điệp, Biện Sơn, năm mũi tiến công của quân Tây Sơn được lệnh xuất phát. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở cuộc tổng công kích vào các đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) và Đông Đa (Đông Đa, Hà Nội), nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, tiến vào giải phóng Thăng Long, số tàn quân Thanh sống sót hoảng loạn đến cực độ, dẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước sạch bóng quân xâm lược.

b) Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa:

*             Ý nghĩa:

–              Chiến thắng Ngọc Hồi – Đóng Đa đã đi vào lịch sử như một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam ta.

–              Với chiến thắng này, phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhât đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

*             Nguyên nhân thắng lợi:

” Nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của bộ ch1 huy nghĩa quân, trong đó có công lao to lớn của vị “anh hùng áo vải” Nguyễn Huệ (Quang Trung). Ông là lãnh tụ kiệt xuất nhất, là linh hồn của phong trào Tây Sơn.

–              Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nghĩa quân Tây Sơn, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân yêu nước.

Câu 6. Hãy đánh giá vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.

Gợi ý làm bài

–              Thống nhất đất nước:

+ Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong rơi vào khủng hoảng, suy thoái, nhân dân cực khổ.

+ Năm 1771, khởi nghĩa nông dân bùng lên ở áp Tây Sơn (Bình Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

+ Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn.

+ Trong những năm 1786 ị 1788, quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sống Gianh, lũy Thầy, lật đổ chế độ chúa Trịnh, vua Lê, lập lại nền thống nhất đất nước.

– Chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc:

+ Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm, miền Nam trở lại yên bình.

+ Năm 1789, dưới sự chỉ huy tài giỏi của vua Quang Trung đã đánh bại 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi-  Đống Đa.

–              Xây dựng vương triều mới với nhiều tiến bộ:

+ Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong; đã bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

+ Ban hành Chiếu lập học, nhà nước khuyến khích các huyện, xã mở trường học; tổ chức lại giáo dục thi cử, dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Nhiều sắc lệnh của Quang Trung được viết bằng chữ Nôm.

+ Xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế và quân đội manh (gồm bố binh thủy binh, tượng binh và kị binh).

+ về ngoại giao, chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc…

Câu 7: Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Gợi ý làm bài

–              Phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước:

+ Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

+ Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Trong những năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

–              Phong trào đã đánh bại 2 cuộc xâm lược của quân Xiêm và quân Thanh, giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc:

+ Ớ Đàng Trong, sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, một người cháu chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đã cùng tởn quân trốn chạy sang Xiêm (Thái Làn) cầu cứu. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy, bộ tiến vào nước ta, chiếm được gần nửa đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay).

+ Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh Rạch Gầm – Xoởi Mút đánh tan quân xâm lược Xiêm, miền Nam trở lại yên bình.

+ Ớ Đàng Ngoài, sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một số” đại thần bỏ chạy lên phía Bắc, cho người sang Trung Qucíc cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

+ Được tin, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 I 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, ch1 huy quân tiến ra Bắc, đánh bại hoàn toởn quân xâm lược, với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đóng Đa.

Phong trào Tây Sơn có công lao to lớn đối với sự nghiệp thống nhất lại đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Câu 8. Hãy so sánh sự khác nhau giữa trận Bạch Đằng thời Trần và trận Rạch Gầm – Xoài Mút của Tây Sơn.

Gợi ý làm bài

Sự khác nhau giữa trận Bạch Đằng thời Trần và trận Rạch Gầm – Xoài Mút của Tây Sơn

Trận Bạch Đằng Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
Thời gian 4 – 1288 1 – 1785
Không gian Thuộc địa phận huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), ở miền Bắc Việt Nam. Thuộc tỉnh Tiền Giang, Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
 Người chỉ huy Trần Quốc Tuân – tướng của nhà Trần. Nguyễn Huệ – thủ lĩnh phong trào nông dân Tây Sơn.
Thế giặc Quân Nguyên không tiêu diệt được lực lượng kháng chiến của nhà Trần và có nguy cơ bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng và buộc phải rút về nước. Do Ô Mã Nhi ch1 huy rút về theo đường thủy trên sống Bạch Đằng. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. 5 vạn quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta, do Chiêu Tăng, Chiêu Sương ch1 huy.
Kết quả Đánh bại quyết tâm thôn tính nước ta của nhà Nguyên. Đánh tan âm mưu can thiệp, chi phối nước ta của quân Xiêm.

Câu 9. Phong trào nông dân Đàng Ngoài:

a) Trình bày nguyên nhân bùng nổ của phong trào nông dân Đàng Ngoài.

b) Kể tên những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu vào cuối thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỉ XVIII.

c) Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Đàng Ngoài.

Gợi ý làm bài

a) Nguyên nhân bùng nổ của phong trào nông dân Đàng Ngoài:

–              Đầu thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến họ Trịnh từ phủ chúa đến các làng xã đã trở thành bộ máy quan liêu nặng nề và ăn bám xã hội.

–              Người nông dân không chỉ bị chấp chiếm, cướp đoạt hết ruộng đất mở còn bị chế độ tô thuế, lao dịch, binh dịch bòn rút đến kiệt quệ. Thêm vào đó là nạn hạn hán, lụt lội, vỡ đê và mất mùa liên tiếp xảy ra khiến đồng ruộng bị bỏ hoang, xóm làng tiêu điều xơ xác, toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp bị đình đốn và bị phá hoại nghiêm trọng. Người nông dân muốn duy trì cuộc sống của mình, không còn con đường nào khác là nổi dậy chống lại giai cấp thống trị.

b) Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu vào cuối thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỉ XVIII:

–              Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu cầu (1741 – 1751) ở vùng Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.

–              Khởi nghĩa của Nguýễn Danh Phương (1740 – 1751) ở Vĩnh Phúc.

–              Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 I 1769) lúc đầu ở Thái Bình, Hưng Yên, sau chuyển lên Lài Châu, Sơn Là, Hòa Bình.

–              Khởi nghĩa của Lê Duy Mật (17381 1770) ở thượng du Thanh Hóa.

c) Ý nghĩa lịch sử của phong trào:

Mặc dù cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại, nhưng nó đã làm nghiêng ngả toàn bộ nền thống trị của chính quyền họ Trịnh, chuẩn bị cho sự bùng nổ và thắng lợi của phong trào Tây Sơn.

Câu 10. Từ những sự kiện của phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc vào cuối thế kỉ XVIII, hãy hoàn thành niên biểu lịch sử dưới đây:

STT Thời gian Sự kiện lịch sử
1 1771
2 Cuối năm 1784
3 Tháng 111785
4 1786- 1788
5 1788
6 Tháng 1 – 1789
7 1792
8 1802

Gợi ý làm bài

Những sự kiện của phong trào Tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc vào cuối thế kỉ XVIII

STT Thời g1an Sự kỉện lịch sử
1 1771 Ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa.
2 Cuối năm 1784 Vua Xiêm cho 5 vạn quân xâm lược nước ta.
3 Tháng 1 – 1785 Chiến thắng Rạch Gầm – Xoởi Mút, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Xiêm xâm lược.
1 4 1786- 1788 Phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ chế độ chúa Trịnh, vua Lê ở Đàng Ngoài, làm chủ toởn bộ đất nước.
5 1788 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta.
6 Tháng 111789 Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn làm nên chiến thắng vang dội Ngọc Hồi 7 Đóng Đa, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh.
1 1 1792 Vua Quang Trung đột ngột qua đời.
8 1802 Vương triều Tây Sơn sụp đổ, vương triều Nguyễn được thành lập.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0