24/06/2018, 16:53

Câu hỏi ôn tập bài 27: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953-1954) ( Phần 1) – Lịch sử 9

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 1 Câu hỏi 1: Trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp gặp những khó khăn như thế nào? Trả lời câu hỏi: – Sau gần 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị tổn thất lớn về quân sự, tài chính, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, rơi vào ...

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 1

Câu hỏi 1: Trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp gặp những khó khăn như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

– Sau gần 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị tổn thất lớn về quân sự, tài chính, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, rơi vào thế bị động.

– Tinh thần chiến đấu của quân đội Pháp ở Đông Dương ngày càng suy sụp.

– Kinh tế, xã hội nước Pháp cũng gặp nhiều khó khăn.

Câu hỏi 2: Để giải quyết những tình thế khó khăn, Pháp đã đề ra chủ trương gì?

Trả lời câu hỏi:

Để cứu vãn tình hình khó khăn, ngày 7-5-1953, với sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cứ tưởng Na-va sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và Na-va đã vạch ra kế hoạch quân sự mới mang tên Kế hoạch Na-va.

Câu hỏi 3: Nội dung cơ bản của kế hoạch Na-va ?

Trả lời câu hỏi:

Kế hoạch Na-va được thực hiện theo hai bước:

– Bước một: Trong thu – đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung và miền Nam Đông Dương.

– Bước hai: Từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh” trong danh dự.

Câu hỏi 4: Hãy cho biết mục tiêu của Pháp – Mĩ trong việc đề ra kế hoạch Na-va ?

Trả lời câu hỏi:

Mục tiêu của Pháp Mĩ trong việc đề ra Kế hoạch Na-va là nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong 18 tháng giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự, “trong thế thắng”.

Câu hỏi 5: Dựa vào hoàn cảnh ra đời và nội dung của Kế hoạch quân sự Na-va, em có nhận xét gì?

Trả lời câu hỏi:

– Kế hoạch Na-va được đề ra trong hoàn cảnh Pháp bị thất bại ngày càng nặng nề ở Đông Dương.

– Thực dân Pháp lại gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính và ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

– Quân Pháp đang ở trong tình thế bị động trên chiến trường.

Do đó, Kế hoạch Na-va là sản phẩm của thế thua, thế bị động. Mục đích của Kế hoạch Na-va cũng chỉ nhằm đạt được một giải pháp chính trị trong danh dự trước khi kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Câu hỏi 6: Để thực hiện kế hoạch Na-va, thực dân Pháp đã chuẩn bị như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

Để thực hiện Kế hoạch Na-va, thực dân Pháp đã có những hoạt động sau:

– Xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (gấp hai lần so với trước, chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương).

– Tăng thêm viện binh (12 tiểu đoàn) và ra sức tăng cường ngụy quân.

– Tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm 44 tiểu đoàn trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương).

Câu hỏi 7: Để đối phó với âm mưu mới của Pháp – Mĩ, Đảng ta đã có chủ trương gì?

Trả lời câu hỏi:

– Tháng 9 – 1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 I 1954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận 1 chính diện và sau lưng địch.

– Phương hướng chiến lược của ta là tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo cho ta những điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm sinh lực của chúng.

– Phương châm chiến lược của ta là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.

Câu hỏi 8: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

– Đông – Xuân 1953 – 1954, ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch trên nhiều hướng, ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương.

– Đầu tháng 12-1953, ở Tây Bắc, ta mở chiến dịch quân sự bao vây, uy hiếp Điện Biên Phủ và giải phóng toàn tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ) buộc Na-va buộc phải tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ hai của địch.

– Cũng vào đầu tháng 12-1953, liên quân Việt I Lào mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng toàn tỉnh Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xê-nô, buộc Na-va tăng cường cho Xê-nô và Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.

– Cuối tháng 1-1954, phối hợp với bộ đội Pa-thet Lào, ta mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng tỉnh Phong Xa-lì buộc Na-va tăng cường lực lượng cho Luông Pha-bang và nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của địch.

– Đầu tháng 2-1954, ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng tỉnh Kon Tum, bao vây uy hiếp Plây Cu buộc Na-va phải tăng cường lực lượng cho Plây Cu và Plây Cu trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.

Các cuộc tiến công quân sự của ta trong Đông – Xuân 1953 — 1954, đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng ở đồng bằng Bắc Bộ đến những nơi rừng núi hiểm trở, rồi giam chân chúng. Kế hoạch tập trung quân của Pháp không thực hiện được, có nghĩa là Kế hoạch Na-va bước đầu đã bị phá sản.

Câu hỏi 9: Vì sao thực dân Pháp chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành lập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương?

Trả lời câu hỏi:

– Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược quan trọng có lòng chảo Mường Thanh dài gần 20km, rộng từ 6-8km; cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông-Pha-băng khoảng 20km đường chim bay. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt — Lào, trên một đầu mối giao thông quan trọng.

– Pháp nhận định Điện Biên Phủ đối với ta là quá xa hậu phương, địa hình rừng núi hiểm trở nên tiếp tế sẽ khó khăn, ta không thể sử dụng được pháo cỡ lớn và ta chỉ có thể huy động được lực lượng nhỏ để tấn công Điện Biên Phủ.

Câu hỏi 10: Tại sao Điện Biên Phủ được Pháp – Mĩ cho là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?

Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương. Lực lượng địch ở đây lúc cao nhất là 16 200 quân, được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành ba phân khu:

  •  Phân khu Trung tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh.
  •  Phân khu Bắc có cứ điểm độc lập, bản Kéo và Him Lam.
  •  Phân khu Nam có trận địa pháo và Sân bay Hồng Cúm.

Mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống hỏa lực nhiều tầng, có chiến hào ngang dọc, có hàng rào dây thép gai, bãi mìn dày đặc với lưới dây điện sát mặt đất. Một số cứ điểm có cả hầm ngầm cố thủ.

Một số chuyên mục của lịch sử lớp 9

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1950-1953) (Phần2) – Lịch sử 9

0