24/06/2018, 16:51

Câu hỏi ôn tập bài 17: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu -Lịch sử 10

Câu 1. Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu? Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu là gì? Gợi ý làm bài a) Vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu, vì: Tích lũy ban đầu của ...

Câu 1. Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu? Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu là gì?

Gợi ý làm bài

a) Vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu, vì:

Tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản:

–               Điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển của kinh tế hàng hóa; tuy nhiên, cần phải có một quá trình chuẩn bị, gọi là tích lũy ban đầu.

–             Quá trình tích lũy ban đầu được thực hiện bằng nhiều biện pháp.

+ Vốn: Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân ra sức cướp bóc của cái, tài nguyên, vàng bạc của các nước thuộc địa chầu Mĩ, chầu Phi và chầu Á đem về Tây Âu. Quý tộc và tư sản còn buôn bán với các nước phương Đông, cướp biển, đặc biệt là Việc buôn bán nô lộ đã đem lại nhiều lợi nhuận.

+ Nhân công: Đối với nông dân, bọn quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản dùng bạo lực để cướp ruộng đất của nông dân và biến họ thành những người làm thuê. Thợ thủ công bị chèn ép, thuế khóa nặng nề, bị tước đoạt tư liệu sản xuất và phải đi làm thuê.

–           Như vậy, quá trình tích lũy ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ trở thành người làm thuê. Công cuộc  tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu được tiến hành bằng một lối phá hoại tàn nhẫn, được ghi chép trong sử sách của nhân loại bằng “những chữ máu và lửa không bao giờ phai”.

b) Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu:

–               Từ thế kỉ XVI, sự giải thể của quan hệ sản xuất phong kiến, cùng với những tiến bộ khoa học i kỉ thuật, đã tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.

–              Nhờ có quá trình tích lũy ban đầu, ở Tây Âu đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

+ Nhiều công trưởng thủ công đã xuất hiện thay thế cho các phường hội.

Công trưởng thủ công có ba đặc điểm:

  • Quy mô sản xuất lớn hơn xưởng thủ công.
  • Chuyên môn hóa lào động.
  • Hình thành quan hệ giữa chủ và thợ thay cho quan hệ thợ cá i thợ bạn i thợ học nghề.

+ Trong nông nghiệp, sản xuất với quy mô lớn theo hình thức đồn điền hay trẤng trại, người lào động trở thành công nhân nông nghiệp. Quan hệ lãnh chúa i nông nô trước kia được thay thế bằng quan hệ chủ trại áp i công nhân nông nghiệp.

+ Trong ngành thương nghiệp, các thương hội trung đại được thay thế bằng các công ty thương mại, có vai trò kinh tế to lớn trên một địa bàn rộng như công ty Đông Ấn, công ty Tây Ấn của Tây Bán Nha (hoạt động trên cơ sở hùn vốn, vừa buôn bán, vừa cướp bóc). Thương mại quốc tế phát triển rộng rãi. Hội chợ quốc tế là nơi giao lưu của các thương khách từ nhiều nước khác nhầu. Các tuyến buôn bán đưởng dài được hình thành.

+ Trong các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thì công trưởng thủ công là đặc trưng tiêu biểu cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, là hình thức sản xuất có quy mô tương đó1 lớn, thích hợp với nền kinh tế hàng hóa.

– Từ những thay đổi trên, xã hội Tây Âu có sự thay đổi, các giai cấp mới được hình thành.

+ Những thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc mới chuyển sang kinh doanh, dần trở thành ông chủ của các công trường thủ công, các tàu buôn lớn, các ngân hàng và các trang trại. Họ làm thành giai cấp tư sản, bóc lột những người làm thuê,  nhiều của cải; mặc dù chưa có địa vị chính trị trong xã hội phong kiến nhưng họ đại diện cho nền sản xuất mới tiến bộ.

+ Những người lao động làm thuê đóng, là những người vô sản. Họ bị bóc lột thậm tộ* sau này đi theo giai cấp tư sản đấu tranh chống phong kiến.

–             Tuy mới ra đời và còn nhiều non yếu nhưng chủ nghĩa tư bản đã tỏ ra hơn hẳn chế độ phong kiến về nhiều mặt, có ảnh hưởng lớn lao đối với xã hội thời bây giờ,

Câu 2. Thế nào là tích lũy tư bản ban đầu của chủ nghĩa tư bản? sự tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội ở Tây Âu như thế nào?

Gợi ý làm bài

a) Tích lũy tư bản ban đầu của chủ nghĩa tư bản:

– Điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển của kinh tế hàng hóa; tuy nhiên, cần phải có một quá trình chuẩn bị, gọi là tích lũy ban đầu.

–             Quá trình tích lũy ban đầu được thực hiện bằng nhiều biện pháp.

+ Tích lũy vốn: Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân ra sức cướp bóc của cái, tài nguyên, vàng bạc của các nước thuộc địa ở chầu Mĩ, chầu Phi, chầu Á đem về Tây Âu.

  • Người Bồ Đào Nha chuyên chà về nước nhiều vàng, hàng hóa quý hiếm và hương liệu mà họ kiếm được từ chầu Phi, Ấn Độ.
  • Việc buôn bán nô lệ đem lại lợi nhuận đặc biệt. Từ năm 1442, người ta đã bắt đầu xuất cấng nô lệ da đen đến Bồ Đào Nha.
  • Tầng lớp thương nhân nắm độc quyền thương mại, vừa buôn bán, vừa đánh cướp các đoàn thuyền của các nước khác. Thậm chí, bằng sức mạnh quan sự và chính sách đe dọa, họ đã mua được những hàng hóa với giá cực kì rẻ mạt.

+ Nhân công: Bọn quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản còn dùng cá bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân, biến họ trở thành người làm thuê.

Ở Anh, diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng”, nông dân bị đuổi đi, còn ruộng đất của họ thì biến thành đồng có chăn cừu. Hàng vạn nông dân trở thành người lang thang, buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Nhiều người vì các khoản đóng góp quá nặng nề, vì sách nhiễu của bọn quan lại, vì nỢ nần,… đã bị phá sản. Ngay ở thành thị, nhiều thợ thủ công do vay lãi, do thuế khóa cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất và phải đi làm thuê.

–              Như vậy, quá trình tích lũy ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động chủ yếu là nông dân, biến họ trở thành người làm thuê. Công cuộc tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu được tiến hành bằng một lối  phá hoại tàn nhẫn, được ghi chép trong sử sách của nhân loại bằng “những chữ mÂu và lửa không bao giờ phai”.

b) Sự tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội ở Tây Âu:

–          Thay đổi quan hệ sản xuất:

+ Quan hệ sản xuất phong kiến tấn rã, quan hệ sản xuât tư bản chủ nghĩa hình thành.

+  Đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu như công trưởng thủ công, đồn điền, trang trại, công ty thương mại.

+              Thay đổi quan hệ xã hội:

+ Các giai cấp mới được hình thành. Những thợ cá, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc mới chuyển sáng kinh doanh, dần trở thành ông chủ của các công trưởng thủ công, các tàu buôn lớn, các ngấn hàng và các trẤng trại. Họ làm thành giai cấp tư sản, bóc lột những người làm thuê, nắm nhiều của cái.

+ Những người lào động làm thuê đông, là những người vô sản. Họ bị bóc lột thậm tệ, sau này đi theo giai cấp tư sản đấu trÁnh chống phong kiến.

Câu 3. Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy được diễn ra như thế nào? Nêu các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại.

Gợi ý làm bài

a) Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy:

–               Điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển của kinh tế hàng hóa; tuy nhiên, cần phải có một quá trình chuẩn bị, gọi là tích lũy ban đầu.

–             Những con đường tích lũy (vốn và nhân công):

+ Vốn:

  • Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cái, tài nguyên, vàng bạc các nước chầu Mĩ, chầu Phi và chầu Á.
  • Buôn bán với các nước phương Đông, đặc biệt là Việc buôn bán nô lệ phát triển.

+ Nhân công:

  • Nông dân bị bọn quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân và biến họ thành những người làm thuê.
  • Thợ thủ công bị chèn ép, thuế khóa nặng nề, bị tước đoạt tư liệu sản xuất và phải đi làm thuê.

–              Như vậy, quá trình tích lũy ban đầu là sự tập trung vốn và tước đoạt tư liệu

sản xuất của nông dân, biến họ trở thành người làm thuê một cách tàn nhẫn.

b) Các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại:

–               Thủ công nghiệp: các công trường thủ công mọc lên thay thế các phường hội, hình thành quan hệ chủ -thợ.

–           Trong nông nghiệp: các đồn điền, trang trại được hình thành, người lao động trở thành công nhân nông nghiệp, xuất hiện quan hệ chủ trại ấp công nhân nông nghiệp.

–        Trong ngành thương nghiệp, các công ty thương mại thay thế cho các thương hội trung đại. Trong các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thì công trường thủ công là đặc trưng tiêu biểu cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Câu 4. Trình bày sự ra đời chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.

Gợi ý làm bài

a) Tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản:

– Điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển

của kinh tế hàng hóa; tuy nhiên, cần phải có một quá trình chuẩn bị, gọi là tích lũy ban đầu.

-Quá trình tích lũy ban đầu được thực hiện bằng nhiều biện pháp.

+ Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân ra sức cướp bóc của cái của các nước thuộc địa ở chầu Mĩ, chầu Phi, chầu Á đem về Tây Âu.

  • Người Bồ Đào Nha chuyên chà về nước nhiều vàng, hàng hóa quý hiếm và hương liệu mà họ kiếm được từ chầu Phi, Ấn Độ. Việc buôn bán nô lệ đem lại lợi nhuận đặc biệt. Từ năm 1442, người ta đã bắt đầu xuất cấng nô lệ da đen đến Bồ Đào Nha.
  • Tầng lớp thương nhân nắm độc quyền thương mại, vừa buôn bán, vừa đánh cướp các đoàn thuyền của các nước khác. Thậm chí, bằng sức mạnh quan sự và chính sách đe dọa, họ đã mua được những hàng hóa với giá cực kì rẻ mạt.

+ Bọn quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản còn dùng cá bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

  • Ở Ánh, diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng”, nông dân bị đuổi đi, còn ruộng đất của họ thì biến thành đồng có chăn cừu. Hàng vạn nông dân trở thành người lang thang, buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Nhiều người vì các khoản đóng góp quá nặng nề, vì sách nhiễu của bọn quan lại, vì nỢ nần,… đã bị phá .sản.
  • Ngay ở thành thị, nhiều thợ thủ công do vay lãi, do thuế khóa cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất và phải đi làm thuê.

–             Như vậy, quá trình tích lũy ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người, đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ trở thành người làm thuê. Công cuộc tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu được tiến hành bằng một lối phá hoại tàn nhẫn, được ghi chép trong sử sách của nhân loại bằng “những chữ máu và lửa không bao giờ phai”.

b) Sự ra đời chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu:

–            Từ thế kỉ XVI, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến bắt đầu tan rã. Tô tiền thay thế cho tô hiện vật và nhiều nghĩa vụ khác. Người ta có thể dùng tiền để chuộc lại tự do cho nông nô. Nông nô, sau khi được giải phóng, trở thành người lĩnh canh ruộng đất, nộp tô tiền cho địa chủ. Quý tộc phong kiến ngày càng sa sút, nghèo túng.

–             Sự giải thể của quan hệ sản xuất phong kiến, cùng với những tiến bộ khoa học kĩ thuật, đã tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.

–              Nhờ có quá trình tích lũy ban đầu, ở Tây Âu đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

–             Nhiều công trường thủ công đã xuất hiện thay thế cho các phường hội.

+ Quy mô các công trưởng thủ công còn nhỏ, khoáng trên 100 công nhân; nhưng đã có sự phân công lào động, chuyên môn hóa theo dây chuyền sản xuất, mỗi người thợ chỉ làm một số” thao tác trong dây chuyền mà thôi.

+ Quan hệ giữa người chỉ huy, quản lí xí nghiệp với công nhân là quan hệ giữa chủ và thợ. Toàn bộ nhà xưởng, công cụ và nguyên liệu là của chủ, còn người sản xuất thì phải bán sức lao động. Chủ công trường thủ công là nhà tư bản chiếm được nhiều lợi nhuận, còn thợ thì bị bóc lột.

–              Trong nông nghiệp, cơ cấu giai cấp nông thôn thay đổi. Quan hệ lãnh chúa  nông nô trước kia được thay thế bằng quan hệ chủ trại áp i công nhân nông nghiệp.

+ Ở nông thôn, nền sản xuất nhỏ của nông dân dần bị xóa bỏ và thay thế bằng hình thức đồn điền hay trang trại, sản xuất theo quy mô lớn để cung cấp cho thị trường. Người lao động (trồng trọt hay chăn nuôi) trở thành công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công, ăn lương.

+ Bọn quý tộc phong kiến cũng chuyển sáng kinh doanh ruộng đất theo hình thức trẤng trại, bóc lột công nhân nông nghiệp, trở thành tầng lớp quý tộc mới.

–              Trong ngành thương nghiệp, các thương hội trung đại được thay thế bằng các cấng ty thương mại.

–              Từ những thay đổi trên, xã hội Tây Âu có sự thay đổi, các giai cấp mới được hình thành.

+ Những thợ cá, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc mới chuyển sáng kinh doanh, dần trở thành ông chủ của các công trưởng thủ công, các tàu buôn lớn, các ngấn hàng và các trẤng trại. Họ làm thành giai cấp tư sản, bóc lột những người làm thuê, nắm nhiều của cái; mặc dù chưa có địa vị chính trị trong xã hội phong kiến nhưng họ đại diện cho nền sản xuất mới tiến bộ.

+ Những người lào động làm thuê đông, là những người vô sản. Họ bị bóc lột thậm tệ, sau này đi theo giai cấp tư sản đấu trÁnh chông phong kiến.

–              Tuy mới ra đời và còn nhiều non yếu nhưng chủ nghĩa tư bản đã tỏ ra hơn hẳn chế độ phong kiến về nhiều mặt, có ảnh hưởng lớn lao đối với xã hội thời bấy giờ.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0