24/06/2018, 16:52

Câu hỏi ôn tập bài 31: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) – Lịch sử 10

Câu 1. Trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta các thế kỉ X – XV. Gợi ý làm bài – Từ thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo và các tôn giáo lớn như Phật giáo, Đạo giáo đã được truyền vào nước ta, từng bước hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân. _ Trên bước ...

Câu 1. Trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta các thế kỉ X – XV.

Gợi ý làm bài

– Từ thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo và các tôn giáo lớn như Phật giáo, Đạo giáo đã được truyền vào nước ta, từng bước hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân.

_    Trên bước đường xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo được giai cấp thống trị tiếp nhận và tững bước nâng cao.

–   Phật giáo đã được truyền bá sâu rộng, ngày cởng thám sâu vào cuộc sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng. Nhiều nhà sư thức thời như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh đã tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

–   Một số vị vua thời Lý, Trần đã tìm đến Phật giáo.

Thời Trần, Phật giáo đã trở thành hệ tư tưởng thống trị của nhà nước phong kiến, Vua Trần Nhân Tông khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt. Chùa chiền mọc lên ở nhiều nơi.

–              Đạo giáo được truyền bá trong nhân dân hòa nhập với một số tín ngưỡng dân gian. Nhiêu đạo quán được xây dựng.

–              Các tín ngưỡng thờ tổ tiên, thờ những người có công với nước với dân, thờ thần núi, thần sống, thờ các hiện vật tiêu biểu cho nguồn gốc dân tộp (như Trống đồng) cũng ngày cởng phổ biến.

Câu 2. Trình bày sự phát triển của giáo dục, văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ X – XV.

Gợi ý làm bài

– Giáo dục:

+ Nhu cầu xây dựng đất nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các nhà nước đương thời quán tâm nhiểu đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức.

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên.

+ Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dưng học tập, mỏ rộng Qucíc Tử Giám.

+ Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi Hội, chọn tiến sĩ. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 ị 1497) đã tổ chức 12 khoa thi Hội. Số” người đi học ngày cởng đông, dân trí được nâng cao. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên tiến sĩ.

+ Sự phát triển giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh,… Vị ưí của Nho giáo được nâng dần lên thế độc tôn.

– Văn học:

+ Văn học chữ Hán phát triển, đã xuất hiện hàng loạt bài hịch, bài phú nổi tiếng như Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh,… đậm đở tình yêu nước* niềm tự hào dân tộc, đánh dáu sự hình thành của văn học dân tộc.

+ ở các thế kỉ XII XII, chữ Nôm ra đời trên cơ sở chữ Hán. Thời Trần, Hồ đã xuất hiện một số bài thơ Nôm.

+ ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với sự xuất hiện hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tán,…

–              Nghệ thuật:

+ Thời Đinh, Tiền Lê, Hoa Lư đã trở thành một đô thị với nhiều cung điện, đền đời.

+ Thời Lý, Trần, kinh đô Thăng Long với các cung điện, tháp chuông, đền đời, ngoài ra còn có hàng loạt công trình kiến trúc độc đáo như chùa Diên Hựu (còn gọi là chùa Một Cột), tháp Báo Thiên, chùa Chân Giáo, đền Đồng cổ.

+ Chùa, tháp được xây dựng rất nhiều ỏ các địa phương. Vào cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), sau này thường gọi là “thành nhà Hồ”, đánh dâu bước phát triển mới của nghệ thuật kiến trúc.

+ Nghệ thuật điêu khắc tinh tế* độc đáo với nhiều hình loại khác nhau như chân bệ cột hình hoa sen, hành làng rồng, những bức phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề, hình bống cúc nhiều cánh, hình các vũ nữ,… Hàng loạt tượng Phật được tạc, đúc, trong đó nổi lên tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.

+ Nghệ thuệt sân kháu như chèo, tuồng ra đời sớm và ngày cởng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

+ Âm nhạc phát triển với nhiềụ công cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cồng,… Các nghệ nhân sáng tác nhiều bản nhạc để tấu hát trong các buổi lễ hội.

+ Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ở khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đáu vật, đua thuyền, đá Cầu,…

Câu 3. Nêu các thành tựu khoa học – kĩ thuật ở các thế kỉ X – XV.

Gợi ý làm bài

– Sử học: Đại Việt sử kí (của Lê Văn Hưu), Đại Việt sử lược, Làm Sơn thực lục, Đại Việt sử kí tòan thư,…

– Địa lí: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

–              Quân sự: Binh thư yếu lược.

– Các thiết chế chính trị: bộ Thiên Nam dư hạ.

–              Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

–              Hồ Nguyên Trừng đã chỉ đạo chế tạo được súng thần cơ và đóng các thuyền chiến có lầu. Thành nhà Hồ (ở Thanh Hóa) cũng là một thành tựu kĩ thuật quan trọng.

Câu 4. Trình bày sự phát triển giáo dục của Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê sơ. Hãy cho biết công trình giáo dục tiêu biểu nhất được xây dựng trong thời kì này. Cha ông ta muôn nói điều gì qua việc xây dựng công trình đó?

Gợi ý làm bài

a) Sự phát triển giáo dục của Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê sơ:

Nhu cầu xây dựng đất nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các nhà nước đương thời quan tâm nhiều đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức.

-Thời Lý:

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

+ Năm 1075, nhà Lý tổ chức “thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường”.

+ Năm 1076, mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học…

-Thời Trần:

+ Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn.

+ Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám cho con em quý tộc và quan chức đến học.

+ Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh. Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh,…

+ Vị trí của Nho giáo, do đó, cũng được nâng dần lền thế độc tôn.

– Thời Lê sơ:

+ Nho giáo được độc tôn. Giáo dục Nho học thịnh đạt. Trường Quốc Tử Giám được mở rộng cho con em quan lại đến học.

+ Các khoa thi được tổ chức đều đặn: cứ 3 năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Tát cả mọi người dân có học, có lí lịch rõ ràng, đều được đi thi.

+ Năm 1484, nhà nước dựng biả, ghi tên tiến sĩ. Những người đỗ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”.

+ Nhiều trí thức đã gổp phân quan trộng vào việc xây dựng đất nước. Số” người đi học tăng lên gáp nhiều lần so với thời Lý – Trần.

+ Giáo dục vẫn còn xem nhẹ các kiến thức khoa học phục vụ sản xuất.

b) Công trình giáo dục tiêu biểu nhất được xây dựng trong thời kì này: là Văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu.

c) Mục đích của việc dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu:

– Tôn trọng việc học hành đỗ đạt, khuyến khích việc học tập trong nhân dân và tầng lớp quý tộc.

–  Tôn vinh nhân tài đất nước.

–  Nhắc nhà những người đỗ đạt giữ trọng trách của mình với dân, với nước.

 Câu 5. Trình bày sự phát triển giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đên thế kỉ XV. Em có nhận xét gì về giáo dục nước ta thời bây giờ?

Gợi ý làm bài

a) Sự phát triển giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

*             Giáo dục:

–              Các nhà nước đương thời quan tâm nhiều đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức.

–              Năm 107Q, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long. Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học…

–              Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “tam khôi” (ba người đỗ đầụ), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám cho con em quý tộc và quan chức đến học. Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh. Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức giỏi cho đất nước như: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh,… Vị trí của Nho giá.Q, do đó, cũng được nâng dần lên thế độc tôn.

1 Thời Lê sơ, giáo dục Nho học thịnh đạt. Trường Quốc Tử Giám được mở rộng cho con em quan lại đến học. Các khoa thi được tổ chức đều đặn: cứ 3 năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Tát cả mọi người dân có học, có lí lịch rõ ràng, đều được đi thi.

+ Năm 1484, nhà nước dựng bia, ghi tên tiến sĩ. Những người đỗ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”. Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước, số người đi học tăng lên gáp nhiều lần so với thời Lý – Trần.

+ Giáo dục vẫn còn xem nhẹ các kiến thức khoa học phục vụ sản xụát.

*             Văn học:

–              Văn học chữ Hán phát triển, đã xuất hiện hàng loạt bài hịch, bài phú nổi tiếng như Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh,… đậm đở tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đánh dâu sự hình thành của văn học dân tộc.

–              Xuất hiện một vài truyện kí như Việt Điện u l1nh tập, Lĩnh Nam chích quái,…

–              Ở các thế kỉ XI – XII, chữ Nôm ra đời trên cơ sở chữ Hán. Thời Trần, Hồ đã xuất hiện một số bài thơ Nôm.

r Ở thế kỉ XV, vãn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với sự xuất hiện hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tán,… có nội dung ca ngợi đất nước phát triển.

*             Nghệ thuật:

–              Thời Đinh, Tiền Lê, Hoa Lư đã trở thành một đô thị với nhiều cung điện, đền đời. Công cuộc xây dựng đít nước thời Lý, Trần và sự phát triển của Phật giáo đã đẩy nhanh sự phát triển của nghệ thuật. Thăng Long trở thành trung tâm của một nền văn hóa mới. Ngoài các cung điện, tháp chuông, đền đời, ở Thăng Long còn có hàng loạt công trĩnh kiến trúc độc đáo như chùa Diên Hựu (còn gọi là chùa Một Cột), tháp Báo Thiên, chùa Chân Giáo, đền Đồng cổ.

–              Chùa, tháp được xây dựng rất nhiều ở các địa phương. Vào cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), sau này thường gọi là “thành nhà Hồ ”, đánh dáu bước phát triển mới của nghệ thuật kiến trúc.

– Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều hình loại khác nhau như chần bệ cột hình hoa sen, hành làng rồng, những bức phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề, hình bống cúc nhiều cánh, hình các vũ nữ,… Hàng loạt tượng Phật được tạc, đúc, trong đó nổi lên tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.

–              Nghệ thuật chèo, tuồng, hề phát triển cùng với ca nhạc, múa rọi nước, múa vui ngày hội.

b) Nhận xét về giáo dục:

– Tích cực:

+ Đào tạo quan chức và nhân tài cho đất nước, nâng cao dân trí, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Giáo dục được quan tâm, Nho giáo dần được nâng lến thế độc tôn.

–              Hạn chế: Nội dung giáo dục chủ yếu thiên về thiên văn, triết học, đạo đức, chính trị,… không tạọ điều kiện cho sự phát triển kinh tế.

Câu 6. Hãy nêu sự hiểu biết của em về Quốc Tử Giám.

Gợi ý làm bài

–              Năm 1076, vua Lý Nhân Tông mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học. ị Đây cũng được xem là ừường học đầu tiên ở nước ta.

–              Sử dụng những người có tài đức để đào tạo nhân tài cho đất nước.

–              Đào tạo cho xã hội một lực lượng lớn trí thức đạt chuẩn mực và ngang tầm được thời đại.

–              Hình thành cho dân tộc ta truyền thống hiếu học.

Là niềm tự hào của dân tộc* góp phần vào sự phát triển chung của nền văn hóạ thế giM.

Câu 7. Phân tích nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trức và điêu khắc thời Lý -Trần. Cho biết “An Nam tứ đại khí” là những công trình nào?

Gợi ý làm bài

a) Phân tích nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý – Trần:

–              Kiến trúc:

+ Chủ yếu phát triển theo hướng Phật giáo, gồm chùa, tháp, đền, tiêu biểu như chùa Diên Hựu (còn gọi là chùa Một Cột), tháp Báo Thiên, chùa Chân Giáo, đền Đồng cổ… (người đương thời đã mô tả chùa Một Cột: “Giữa hồ dựng lên một cột đá, trên cột đá nô một bống sen ngằn cánh, trên bống sen lại gác một toởn điện, trên điện đặt tượng Phật vàng. Ngoài hồ có hành làng chạm vẽ chạy xung quanh và có cầu vồng để đi qua…”) :

+ Có một số” công trình ảnh hưởng của Nho giáo như cung điện, thành quách: thành Thăng Long, thành nhà Hồ (ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa).

– Điêu khắc:

+ Gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo nhưng vẫn mang được những nét độc đáo riêng.

+ Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo vớ1 nhiều loại hình khác nhau như chân bệ cột hình hoa sen, hành làng rồng, những bức phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá bồ đề, hình bống cúc nhiều cánh, hình các vũ nữ…

+ Hàng loạt tượng Phật được tạc, đúc, trong đó nổi lên tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.

Nhìn chung, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý I Trần đã phát triển và đạt đến đ1nh cao của nghệ thuật, với nhiều công trình đặc sắc (thể hiện được hào khí dân tộc, uy danh của triều đại thời Lý I Trần, sự hưhg thịnh của Phật giáo và cuộc sống yên bình của xã hội).

b) “An Nam tứ đại khí”

Khâm phục những thành tựu văn hóa Phật giáo của Đại Việt, sử sách Trung Quốc đã truyền tụng “bốn công trình lớn của An Nam” là:

–              Tượng phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều I Quảng Ninh): tượng Phật bằng đồng, cao 20m ở thời nhà Lý.

–              Tháp Báo Thiên: cao 12 tầng, tầng 12 được đúc bằng đồng, thời Lý.

– Chuông Quy Điền: Nhà Lý cho đúc để treo ở chùa Một Cột, nhưng chuông B ‘ nặng đến hàng vạn cân đồng không treo lên được, để ngoài ruộng, rùa bò vào ở, nên dân gian gọi là chuông Quy Đ1ền.

– Vạc Phổ Minh: được đúc bằng đồng thời Trần, đặt ở sân chùa Phổ Minh I (Nam Định), .vạc sâu và nặng hơn 4 tấn… Tát cả đều bị tởn phá khi quân Minh I sang xâm lược, lấy đồng đúc súng đạn.

Câu 8. Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế k! XI – XV. Cho biết “An Nam tứ đại khí” là những công trình nào?

Gợi ý làm bài

a) Thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI – XV:

– Văn học:

+ Chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giáng phú, Bình Ngô đại cảo,…

+ Chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,…

– Nghệ thuật:

+ Kiến trúc: đền thờ vua Đinh, Tiền Lê, chùa Diên Hựu, tháp Phổ Minh, thành nhà Hồ,…

+ Điêu khắc: rồng, bông cúc

+ Sân khấu: chèo, tuồng, rối nước.

+ Âm nhạc: trông cơm, sáo, tiêu, đởn cầm, đởn tranh, cồng, chiêng,…

+ Ca múa: ca nhạc, múa rối nước, múa vui ngày hội.

b) “An Nam tứ đại khí” là bốn công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu đặc sắc I thời Lý I Trần:

– Tháp Báo Thiên.

– Chuông Quy Điền (ở chùa Diên Hựu).

– Vạc Phổ Minh (ở chùa Phổ Minh, Nam Định).

– Tượng phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều – Quảng Ninh).

Câu 9. Thế kỉ X – XV, nước Đại Việt tồn tại những tôn giáo lớn nào? Trình bày sự phát triển của Phật g1áo trong thời kì này. Lí giải tại sao Phật giáo lạ1 phát triển mạnh dưới thời Lý 2 Trần.

Gợi ý làm bài

*             Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, nước Đại Việt tồn tại các tôn giáo lớn: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.

* Sự phát triển của Phật giáo từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

–              Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ thời Bắc thuộc.

–              Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, đạo Phật giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến.

+ Phật giáo đã được truyền bá sâu rộng, ngày cởng thám sâu hơn vào cuộc sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng.

+ Nhiều nhà sư thức thời như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh đã tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Một số vị vua thời Lý, Trần đã tìm đến Phật giáo.

+ Theo sử cũ, “Vua Lý Thái Tổ khi mới lên ngôi đã cấp độ điệp cho hàng nghìn người ở kinh sư làm tăng”.

+ Vua Trần Nhân Tông khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt. Chùa chiền mọc lên ở khắp nơi, quân chúng quá nửa nước là sư.

*             Lí do Phật giáo lại phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần:

– Thời Lý – Trần, chế độ quân chủ chuyên chế đang ở giai đoạn đầu nên Nho giáo chưa trở thành hệ tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến.

–  Phật giáo phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, đạo đức, lối sống của nhân dân ta nên được giai cấp thống trị và nhân dân ta tiếp nhận, tôn sùng.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0