25/05/2018, 09:07

Xác định nguyên giá Tài sản cố định (NG TSCĐ)

Nguyên giá của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp. Khi xác định nguyên giá TSCĐ, kế toán phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau: Thời điểm xác định nguyên giá là thời điểm đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử ...

Nguyên giá của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp.

Khi xác định nguyên giá TSCĐ, kế toán phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau:

  • Thời điểm xác định nguyên giá là thời điểm đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (đối với TSCĐ hữu hình) hoặc thời didểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính (đối với TSCĐ vô hình).
  • Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên nhưũng căn cứ khách quan có thể kiểm soát được (phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ).
  • Giá thực tế của TSCĐ phải xác định dựa trên các khoản chi tiêu hợp lý được dẫn tích trong quá trình hình thành TSCĐ.
  • Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính vào nguyên giá nếu như chúng làm tăng thêm giá trị hữu ích của TSCĐ.

TSCĐ loại mua sắm

NG = Gt + Tp + Pt + Lv - Tk - Cm - Th

Trong đó:

NG: Nguyên giá TSCĐ

Gt : Giá thanh toán cho người bán tài sản (tính theo giá thu tiền 1 lần)

Tp: Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước ngoài giá mua

Pt: Phí tổn chạy thử, dùng thử…

Lv: Lãi vay tiền phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng

Tk: Thuế trong giá mua hoặc phí tổn được hoàn lại

Cm: Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng

Th: Giá trị sản phẩm dịch vụ thu được khi chạy thử.

Nguyên giá TSCĐ loại đầu tư xây dựng cơ bản

NGTSCĐ: là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+), lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

TSCĐ loại được cấp, được điều chuyển đến

NGTSCĐ: loại này bao gồm giá trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận và các phí tổn trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.

Riêng TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá được tính bằng nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị giao. Các chi phí liên quan đến việc điều chuyển này được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.

TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…

Nguyên giá TSCĐ: loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa… bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận; cái chi phí tân trang, sửa chữa TSCĐ; các chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, lệ phí, cước bạ (nếu có)… mà biên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.

Chi phí sử dụng đất

Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đặt, chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ pí cước bạ (nếu có).

Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm hoặc định kỳ thì các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, không hạch toán vào nguyên giá TSCĐ.

Chi phí thành lập doanh nghiệp

Chi phí thành lập Doanh nghiệp là chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới việc chuẩn bị cho việc khai sinh ra doanh nghiệp và được những người tham gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như một phần vốn góp của mỗi người và được ghi trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, bao gồm: các chi phí cho công tác nghiên cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, chi phí thẩm định dự án, họp thành lập…

Chi phí nghiên cứu phát triển

Là toàn bộ các chi phí thực tế Doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu thăm dò, xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn… nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho Doanh nghiệp.

Chi phí bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, mua bản quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ…

Là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra cho các công trình nghiên cứu được nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, hoặc các chi phí để doanh nghiệp mua lại bản quyền tác giả, bản quyền nhãn hiệu, chi cho việc vận chuyển công nghệ từ các tổ chức và cá nhân… mà các chi phí có tác dụng phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên giá TSCĐ thuế tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gồm: giá mua thực tế: Các chi phí vận chuyển bốc dỡ; các chi phí sửa chữa tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng: chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và cước bạ (nếu có).

Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp của hợp đồng thuê tài chính.

Theo quy định chung, đề đơn giản cách tính thì TSCĐ tăng trong tháng này tháng sau mới tính khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng này tháng sau ới thôi không phải căn cứ vào tình hình tăng giảm của tháng này. Vì số khấu hao tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp có biến động tăng, giảm TSCĐ. Cho nên để giảm bởi công việc tính toán hàng tháng người ta chỉ tính số khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để xác định.

= + -

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi thì Doanh nghiệp phải xác định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng TSCĐ). Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của TSCĐ đó.

0