25/05/2018, 09:07

Kinh tế và quản lý chất thải ở Việt Nam

Chất thải là bộ phận tất yếu của mọi nền kinh tế. ở Việt Nam vấn đề chất thải ngày càng trở nên to lớn, thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều của tất cả mọi cộng đồng trong xã hội, từ cộng đồng dân cư ...

Chất thải là bộ phận tất yếu của mọi nền kinh tế. ở Việt Nam vấn đề chất thải ngày càng trở nên to lớn, thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều của tất cả mọi cộng đồng trong xã hội, từ cộng đồng dân cư cho tới các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Có ba lý do chủ yếu của sự gia tăng của vấn đề này: một là, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp thường ở mức 12 ư 15% năm liên tục trong hai thập kỷ qua, nhiều khu công nghiệp, khu thương mại mới xuất hiện và phát triển, kéo theo sự ra đời của các đô thị mới (thị trấn, thị tứ). Hai là, công nghệ sản xuất ở hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, dẫn đến việc sản xuất ra cùng một đơn vị sản phẩm tiêu tốn nhiên liệu vật liệu gấp 2 ư 3 lần so với nhiều nước khác. Ba là, ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư và sản xuất kinh doanh còn hạn chế, gây khó khăn, cản trở không chỉ cho việc giảm thiểu chất thải mà còn cả cho việc thu gom và xử lý chất thải. ở Việt Nam vấn đề chất thải bắt đầu được quan tâm chú ý ngày càng nhiều, kể cả từ khía cạnh kinh tế. Dưới đây đề cập tới thực tế tiếp cận và giải quyết vấn đề chất thải ở Việt Nam nhìn từ giác độ của kinh tế chất thải.

Kết cấu trình bày được chia làm bốn phần tương ứng với các khâu của chu trình chất thải (Waste Circle). Phần thứ nhất trình bày sự phát thải và thành phần chất thải ở Việt Nam. Phần thứ hai đề cập tới sự thu gom chất thải. Phần thứ ba tập trung vào việc xử lý chất thải và phần thứ tư đề cập tới việc tái chế và tái sử dụng chất thải.

Xem chi tiết tại đây

0