08/10/2017, 00:34

Vương quốc Cam-pu-chia

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 6: Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á. Vương quốc Cam-pu-chia Câu hỏi: Người Khơ-me là ai? Họ đã lập ra vương quốc Chân Lạp của mình như thế nào? Người Khơ-me là một bộ phận của cư dân ở Đông Nam Á, ban đầu họ không sống trên đất Cam-pu-chia ngày ...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 6: Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á. Vương quốc Cam-pu-chia

Câu hỏi: Người Khơ-me là ai? Họ đã lập ra vương quốc Chân Lạp của mình như thế nào?
 
Người Khơ-me là một bộ phận của cư dân ở Đông Nam Á, ban đầu họ không sống trên đất Cam-pu-chia ngày nay, mà ở phía Bắc, vùng Nam cao nguyên Cò Rạt, sau mới di cư dần về phía Nam. Đến thế kỉ VI, khi vương quốc Phù Nam suy yếu và tan rã, người Khơ-me mới xây dựng vương quốc của riêng mình gọi là nước Chân Lạp.
 
Câu hỏi: Vì sao nói rằng: Người Khơ-me đã sớm tiếp thu và ảnh hưởng nền văn hoá của Ấn Độ?
 
- Thông qua vương quốc Phù Nam, người Khơ-me tiếp thu đạo Bà La Môn và đạo Phật, chịu ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật, nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ.
- Lúc đầu, người Khơ-me dùng chữ Phạn là chữ viết của người Ấn Độ. Sau đó, trên cơ sở chữ Phạn, đến thế kỉ VII người Khơ-me mới sáng tạo ra chữ viết riêng của mình - chữ Khơ-me cổ.
Những ảnh hường đó của văn hoá Ấn Độ đã đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước của người Khơ-me.
 
Câu hỏi: “Vì sao thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV), còn gọi là thời kì Ăng-co”?
 
- Vì kinh đô của vương quốc là Ăng-co.
- Thời gian này, người Khơ-me đã xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc lớn nổi tiếng, điển hình là khu đền tháp Ăng-co Vát, Ăng-co Thom. Khu đền Ăng- co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hoá cùa Đông Nam Á và thế giới.
 
Câu hỏi: Thời kì Ăng-co, các vua Cam-pu-chia đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
 
- Chính sách đối nội:
+ Thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo.
- Chính sách đối ngoại: dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).
 
Câu hỏi: Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chỉa từ thế kỉ VI đến giữa thế kỉ XIX.
 
Thời gian Các giai đoạn lịch sử lớn
Thế kỉ VI - thế kỉ IX Người Khơ-me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp
Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XV Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co.
Thế kỉ XV- 1863 Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái.
 
Năm 1863 Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia.
0