“Anh chàng mấp tròn quay ấy, nước da ngăm đen, đôi mắt hí hí thật ranh, nụ cười mỉa mai và trao lộng nở trên đôi môi thâm xì, là người tinh nghịch nhất của làng văn Bắc Hà thời Tiền chiến” (Nguyễn Vỹ )
Tiểu sử
Nhà văn Vũ Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay làBình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp.
Ông tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút kí,... Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động Cách mạng. Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm...
Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, và liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ làm chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai, Hà Nội, nên ông được cưng chiều, không bị thiếu thốn, vì vậy việc ông lao vào nghề viết không phải vì mưu sinh.
Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến. Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước. Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.
Ông mất lúc 4 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4, năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 70 tuổi.
Cũng bởi ông thuộc dòng họ túc nho Vũ Hồn, quê gốc đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Do đó,một thời gian dài Vũ Bằng và gia đình ông âm thầm chịu tiếng là nhà văn “dinh tê, về thành”, nhà văn “quay lưng lại với Kháng chiến “, là “di cư vào Nm theo giặc “! Có lẽ vì thế mà trong sách giáo khoa phỏ thông cũng như ở bậc đại học,người ra không giảng dạy về Vũ Bằng. Năm 2000, ông được Nhà nước công nhận là chiến sỹ tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam,được truy tặng Huâ chương Kháng chiến. năm 2007, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.