09/06/2018, 23:02

Từ trường mặt trời có sức mạnh thế nào? - Câu hỏi hay

Có người nói rằng, từ trường siêu mạnh có thể phá vỡ các cấu trúc như đá, bê tông. Điều này có đúng không? (Bùi Đức Việt) Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...

Có người nói rằng, từ trường siêu mạnh có thể phá vỡ các cấu trúc như đá, bê tông. Điều này có đúng không? (Bùi Đức Việt)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Điều này là sai, từ trường của Mặt Trời, ở mức độ mạnh sẽ hình thành bão từ, VỀ BẢN CHẤT LÀ CÁC DÒNG PHOTON cực mạnh bắn phá vào vũ trụ.
Bão từ không gây nguy hại cho các vật thể cố định nhưng sẽ tác động lên các thiết bị có từ trường từ TV, điện thoại, máy móc, thiết bị, máy bay, và đường dây điện.
Sự thật là nếu như bão từ cực mạnh có thể gây ra thảm họa đưa nhân loại trở về thời kỳ nguyên thủy.
Vì bão từ có thể làm tê liệt hệ thống dẫn điện, cắt đứt thông tin liên lạc và cả làm rơi hàng loạt máy bay. - (Gà Con)

nếu là từ trường biến thiên thì có thể, mình nghĩ vậy, chứ đá, bê tông thường là các hợp chất có thể nói là không thuộc loại chất thuận hay nghịch từ thì chẳng thể chịu tác động của từ trường được. Và dù từ trường có siêu mạnh thì có lẽ cũng khó thắng nổi các lực phân từ, hạt nhân,... để phá vỡ cấu trúc chất sắt từ. Gới hạn hiểu biết của mình đến giờ chỉ tới đây thôi. - (vat.ly.ung.dung.98)

Tôi không biết nhiều về kiến thức khoa học, nhưng biết rằng "Từ Trường" có thể gây ra rất nhiều hệ quả cả tích cực lẫn tiêu cực: Nếu Từ Trường tốt thì ta sẽ có một thế hệ tương lai tốt còn Từ Trường mà xấu thì kim cương, thép, vàng còn tiêu huống gì đá và Bê tông. - (Bảo)

Từ trường chỉ trở thành siêu mạnh phá vỡ các cấu trúc như đá, bê tông.. khi có con người giúp sức, ví dụ như nổ mìn phá đá, dỡ nhà :)) - (Agu)

Phải biến đổi điện từ trường thành cơ năng hay nhiệt năng thi mới phá được cấu trúc đá, bê tông... =)) (kg cần đến siêu mạnh!).

Còn điện từ trường siêu mạnh có nhiều ứng dụng siêu đẳng hơn. Như để lái gió electron hay proton trong các máy bắn hạt để nghiên cứu các hạt cơ bản hơn.... - (Văn Vân)

Theo lý thuyết thì có thể, vì từ trường có thể tác động đến các hạt mang điện, và nếu nó mạnh đến mức có thể thắng được lực hạt nhân thì nó có thể phá vỡ bất cứ vật chất nào. Nhưng điều đó là không tưởng bạn a. - (nguyenthanhtrung)

Tôi nghĩ có thể. Nhưng cái "siêu mạnh" bạn nói là loại "ko tưởng" rồi, chỉ tồn tại trên lý thuyết thôi. - (Taylor Vũ)

Nếu từ trường mạnh quá bạn sẽ biến thành siêu nhân =)) - (Tự Do)

Đã ai đo được thực tế mà biết mạnh hay không - (Đa Ly Hôn)

cái này thì hoàn toàn đúng bởi vì nhiều đã chế tạo được các dụng cụ, máy móc phá vỡ đất đá quá cỡ theo cách này rồi.. cụ thể là họ đã sử dụng điện cao áp, dòng plasma, sóng siêu âm để phá vỡ đất đá...nếu bạn học trong ngành mỏ thì bạn biết ngoài cách phá đá truyền thống như dùng lực cơ, dùng khoan nổ mìn...thì còn dùng phương pháp trên, tuy nhiên giá thành cuả nó rất đắt. - (hoangdan88)

theo lý thuyết thì đúng thế thật !!! nếu từ trường mặt trời mạnh tới mức phá hủy hay đổi cực từ trường trái đất thì đừng nói tới đá và bê tông mà đến cả cá các mảng kiến tạo lục địa cũng bị trôi dạt - (loanthienha)

Đặc điểm
Trong hệ Mặt Trời, các thành phần của gió Mặt Trời là tương đồng với các thành phần trong cực quang của Mặt Trời, ở đó có 73% là hiđrô ion hóa, 25% là heli ion hóa, phần còn lại là các ion tạp chất. Trong khi thành phần của một plasma có, 95% là các hiđrô ion bậc 1, 4% là heli ion bậc 2, và 0,5% là các ion phụ khác. Thành phần chính xác của gió Mặt Trời khó được tính toán, đó là do ảnh hưởng của hiện tượng dao động (fluctuation) diện rộng. Một mẫu thử đã được tàu Genesis mang về Trái Đất năm 2004 để được xét nghiệm, nhưng tàu này đã bị nổ khi vào trong tầng khí quyển của Trái Đất. Cũng có khả năng cho rằng mẫu thí nghiệm Mặt Trời này đã ảnh hưởng đến hoạt động của tàu.

Khi đến gần Trái Đất, vận tốc của gió Mặt Trời biến đổi trong khoảng 200–889 km/s, vận tốc trung bình là vào khoảng 450 km/s. Xấp xỉ 1 × 109 kg/s vật chất của Mặt Trời bị mất qua sự giải phóng gió Mặt Trời, và có khoảng một phần năm trong số đó là do hiện tượng fussion, tương tương với khoẳng 4,5 Tg (hay 4,5 × 109 kg) khối lượng chuyển sang năng lượng mỗi giây. Khối lượng tiêu hao này tương tương với một đồi đá cao 125 m trên mặt đất, trên một giây, và với tốc độ này, thì Mặt trời sẽ ngừng hoạt động sau khi tiêu hao hết lượng vật chất của nó vào khoảng 1 × 1013 năm. Tuy nhiên, những hiểu biết của chúng ta về sự hình thành của các ngôi sao chỉ ra rằng gió Mặt Trời hiện tại đã mạnh hơn so với trong quá khứ xa, vào khoảng 1000 lần, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch sử của các khí quyển các hành tinh, trong đó có khí quyển Sao Hỏa.

Khi gió Mặt Trời trở thành một plasma, thì nó sẽ mang các đặc tính của một plasma hơn là một khí đơn giản. Ví dụ, nó dẫn điện rất tốt vì thế các đường sức từ từ Mặt Trời được mang theo cùng với gió này. Áp suất động của gió chi phối áp suất từ trong cả hệ Mặt Trời vì thế từ trường bị đẩy theo đường xoắn ốc Archimedes bằng việc kết hợp chuyển động hướng ngoại và quy của Mặt Trời. Phụ thuộc vào bán cầu và pha của chu kỳ Mặt Trời, các trường xoắn ốc từ trường sẽ đi vào hoặc đi ra, từ trường sẽ đi theo hình dạng xoắn ốc này trên các phần của cực bắc và cực nam của bán cầu, nhưng với chiều ngược lại. Hai vùng từ này được phân chia bởi một mặt phẳng điện helio (dòng điện được tạo ra trên một mặt cong). Mặt helio này có hình dạng gần giống với mẫu hoa soắn trên áo của diễn viên múa balê (ballet), và hình dạng của nó thay đổi theo chu kỳ của Mặt Trời, mỗi khi từ trường của Mặt Trời thay đổi, vào khoảng 11 năm Trái Đất.

Gió mặt trời được thổi ra đến ranh giới hệ Mặt Trời rồi trộn lẫn với khí giữa các ngôi sao. Tàu vũ trụ Pioneer 10, phóng vào 1972, đi tới Mộc Tinh và Thổ Tinh và tàu Voyager 1 hiện ở cách Mặt Trời 70 đ.v.t.v đều ghi nhận gió mặt trời đang thổi qua chúng.

Các hạt từ gió Mặt Trời tiếp xúc với từ quyển của Trái Đất
Gió Mặt Trời là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ, và nó có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang của Trái Đất và trên các hành tinh khác.

Khi gió Mặt Trời tới Trái Đất, nó có tốc độ khoảng từ 400 km/s đến 700 km/s. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến từ quyển của Trái Đất. Ở phía trước từ quyển, các dòng điện tạo ra lực ngăn chặn gió mặt trời và làm đổi hướng nó ở xung quanh vành đai bảo vệ. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra với các hành tinh trong hệ Mặt Trời có từ quyển.
Bão từ, còn gọi là bão địa từ trên Trái Đất, là những thời kỳ mà kim la bàn dao động mạnh. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bão từ. Nguyên nhân thứ nhất do dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trời, hay còn gọi là gió Mặt Trời tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái Đất. Nguyên nhân thứ hai là thỉnh thoảng lại có sự kết nối từ trường của Trái Đất với từ trường của Mặt Trời. Đây là một hiện tượng hiếm khi xảy ra trong môi trường vũ trụ bao la, tuy nhiên, mỗi khi có sự kết nối từ trường này các hạt điện tích di chuyển dọc theo từ trường, có thể đi vào từ quyển dễ dàng, tổng hợp lên dòng điện và làm cho từ thông biến đổi theo thời gian. Trong những dịp này Mặt Trời phát ra một lượng chất cực quang khi các đường sức từ của Trái Đất và Mặt Trời được kết lối một cách trực tiếp.

Các quá trình của bão từ có thể được miêu tả như sau:

Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6,10-9 tesla.
Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên.
Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất (theo định luật Lenz).
Dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampere chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất.
Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh.
Nếu hướng của từ trường trong tầng điện ly hướng về phía Bắc, giống như hướng của từ trường Trái Đất, bão địa từ sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta. Ngược lại, nếu từ trường hướng về phía Nam, ngược với hướng từ trường bảo vệ của Trái Đất, các cơn bão địa từ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất. Mặc dù khí quyển Trái Đất chặn được các dòng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời này (gồm electron và proton), nhưng các hạt đó làm xáo trộn từ trường của hành tinh, cụ thể là quyển từ, có thể gây ra rối loạn trong liên lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất điện.

Các vụ phun trào khí và nhiễm điện từ Mặt Trời được xếp theo 3 cấp: C là yếu, M là trung bình, X là mạnh. Tùy theo cấp cao hay thấp mà ảnh hưởng của nó lên từ trường Trái Đất gây ra bão từ nhiều hay ít. Bão từ được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay các cơn bão từ xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn, điều này cho thấy rằng Mặt Trời đang ở vào thời kỳ hoạt động rất mạnh.

Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch bởi vì từ trường ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn của con người. Ngoài ra từ trường của Trái Đất cũng giúp cho một số loài động vật thực hiện một số chức năng sống của chúng như là chức năng định hướng do đó bão từ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sinh sống của các loài này. - (VAN DOAN)

0