Vòng đời công ty khởi nghiệp
Một trong những câu hỏi được hỏi nhiều nhất trong lớp khởi nghiệp của tôi là: “Phải mất bao lâu để làm cho công ti khởi nghiệp thành công?” Tôi thường bảo họ: “Bắt đầu một công ti là dễ, việc sống sót yêu cầu nhiều nỗ lực, nhưng làm nó thành doanh nghiệp thành công thực sẽ mất ...
Một trong những câu hỏi được hỏi nhiều nhất trong lớp khởi nghiệp của tôi là: “Phải mất bao lâu để làm cho công ti khởi nghiệp thành công?” Tôi thường bảo họ: “Bắt đầu một công ti là dễ, việc sống sót yêu cầu nhiều nỗ lực, nhưng làm nó thành doanh nghiệp thành công thực sẽ mất nhiều năm hay hơn.”
Một số sinh viên tranh cãi rằng Uber, Airbnb, và ngay cả Facebook chỉ mất vài năm để thành công. Tôi giải thích: “Đừng nhìn vào ngoại lệ và tin rằng các em có thể làm cùng điều đó. Phần lớn các công ti khởi nghiệp thậm chí không kéo dài được một năm khi tiền hết hay khi những người sáng lập nhận ra rằng họ đang săn đuổi ảo tưởng.”
Để minh hoạ cho cách nhìn của tôi, tôi giải thích cho sinh viên về “vòng đời điển hình” của công ti khởi nghiệp: Sáu tháng đầu là “Tuần trăng mật.” Mọi thành viên đều tin vào viễn kiến và người sáng lập nghĩ họ có thể trở thành “Steve Jobs” tiếp. Rồi sáu tháng tiếp, khi họ tung ra website và bắt đầu công bố cho mọi người rằng họ có công ti, các thành viên đầy nhiệt tình và tin tưởng rằng công ti khởi nghiệp của họ có thể là “Facebook” tiếp. “Thắng lợi” tới khi họ thuê văn phòng đẹp với đồ đạc mới, thay vì làm việc trong căn hộ của người sáng lập. Họ tin rằng họ đã làm tiến bộ lớn khi bố mẹ hay họ hàng của họ bắt đầu cho họ tiền.”
Rồi sáu tháng tiếp tới khi tiền được tiêu đi, nhưng không thu nhập nào đến. Một số thành viên bắt đầu hỏi: “Tiền đâu rồi?” và nhận ra rằng việc bắt đầu công ti là không dễ thế. Có được vài khách hàng, nhiều người là bạn bè và họ hàng, là không đủ để trả cho điều họ đã tiêu. Đến lúc này, một số thành viên bắt đầu hoài nghi liệu họ có làm quyết định đúng hay không, nhưng người sáng lập vẫn quyết tâm tiến lên trước với tiền thêm được vay từ họ hàng để sống còn.
Đến cuối năm thứ hai, tất cả những nhiệt tình đều mất đi. Háo hức khởi đầu đã biến thành lo nghĩ và lo âu về viễn kiến và sản phẩm. Các thành viên bắt đầu nói về việc bỏ công ti, và các cuộc họp công ti đầy những luận cứ và giận dữ. Khái niệm về bắt đầu doanh nghiệp đang mờ đi nhanh chóng, và khó cho họ chấp nhận. Đây cũng là lúc nhiều thành viên hiểu rằng có thể phải mất thời gian lâu hơn là họ đã hi vọng, và một số người bắt đầu bỏ đi. Cuối năm thứ hai được coi là “thời gian li dị” nơi phần lớn các công ti khởi nghiệp thất bại và ngừng hoạt động.
Lí do chính mà phần lớn các công ti khởi nghiệp đã không làm tốt là vì nó mất thời gian lâu để có được khách hàng và xây dựng thương hiệu mà mọi người tin cậy. Công ti khởi nghiệp là doanh nghiệp rủi ro, KHÔNG phải là cái gì đó đơn giản nơi sinh viên tin rằng nếu họ có ý tưởng, tạo ra sản phẩm, bắt đầu công ti, nhận đầu tư, thế rồi được giầu có.
Trong lớp của tôi, trước khi bắt đầu phát triển bất kì cái gì, mọi sinh viên đều phải đi ra ngoài và phỏng vấn, ít nhất một trăm khách hàng để làm hợp thức ý tưởng của họ trước khi họ có thể lập kế hoạch công ti khởi nghiệp của họ. Chỉ khi họ có thể kiểm nghiệm rằng quan niệm của họ là tốt và có nhiều khách hàng, người sẵn sàng mua sản phẩm của họ, thì họ có thể bắt đầu phát triển bản mẫu. Sau khi có bản mẫu để làm hợp thức quan niệm của họ, họ lại phải đi ra ngoài và gặp khách hàng để xác nhận cam kết của khách hàng mua sản phẩm cũng như hỏi họ về phản hồi thêm để cho họ có thể cải tiến sản phẩm. Chỉ khi có xác nhận tích cực từ khách hàng, họ mới có thể bắt đầu công ti của họ. Tôi thường nhắc nhở họ: “Không khách hàng, không công ti khởi nghiệp.”
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.