Công nghệ thông tin và qui trình doanh nghiệp
Một sinh viên viết cho tôi: “Em bị lẫn lộn giữa thuật ngữ “Qui trình doanh nghiệp” và “Qui trình phần mềm” và cách hệ thông tin được dùng để cải tiến doanh nghiệp. Xin thầy giải thích. Cám ơn.” Đáp: Qui trình doanh nghiệp là tập các hoạt động xác định ra cách ...
Một sinh viên viết cho tôi: “Em bị lẫn lộn giữa thuật ngữ “Qui trình doanh nghiệp” và “Qui trình phần mềm” và cách hệ thông tin được dùng để cải tiến doanh nghiệp. Xin thầy giải thích. Cám ơn.”
Đáp: Qui trình doanh nghiệp là tập các hoạt động xác định ra cách các nhiệm vụ doanh nghiệp nào đó được thực hiện. Qui trình doanh nghiệp là cách theo đó công ti tổ chức các hoạt động của họ để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Chẳng hạn, qui trình doanh nghiệp của một cơ xưởng chế tạo có thể bao gồm xử lí vật tư thô thành các bộ phận, lắp ráp các bộ phận thành sản phẩm, kiểm tra chất lượng, và vận chuyển sản phẩm tới khách hàng. Qui trình doanh nghiệp cho công ti bán lẻ có thể bao gồm việc lấy sản phẩm, quảng cáo và trưng bày sản phẩm để làm cho khách hàng biết về sản phẩm, và bán sản phẩm.
Qui trình phần mềm là tập các hoạt động và phương pháp xác định ra cách tạo ra sản phẩm phần mềm. Có vài mô hình hay vòng đời, từng mô hình mô tả cách nào đó để phát triển phần mềm như mô hình thác đổ, mô hình xoáy ốc, mô hình gia tăng và mô hình agile v.v. Từng mô hình đều có một số pha nào đó như yêu cầu, thiết kế, thực hiện, kiểm thử và bảo trì v.v.
Công nghệ thông tin có thể cải tiến các qui trình doanh nghiệp làm cho chúng chạy nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn bằng việc làm tăng tính hiệu lực, độ chính xác và tính hiệu quả của chúng. Ngày nay hệ thông tin được dùng trong hấu hết các chức năng doanh nghiệp như bán hàng và tiếp thị, chế tạo và sản xuất, tài chính và kế toán, và tài nguyên con người. Chẳng hạn, hệ thông tin có thể theo dõi mọi giao tác bán hàng của cửa hàng bán lẻ và tổ chức chúng thành các báo cáo cho từng cấp quản lí để làm quyết định. Người quản lí cửa hàng nhận báo cáo bán hàng mọi ngày về cửa hàng thực hiện thế nào, nó làm ra thu nhập bao nhiêu. Người quản lí kho nhận báo cáo sản phẩm về sản phẩm nào được bán để cho người đó có thể giữ đủ sản phẩm trong kho của từng cửa hàng. Người quản lí tiếp thị nhận báo cáo về sản phẩm nào được bán tốt và sản phẩm nào bán không tốt để cho người đó có thể quảng cáo nhiều hơn hay giảm bớt giá để loại bớt sản phẩm không bán được. Người quản lí tài chính nhận báo cáo về số bán trong tất cả các cửa hàng để cho người đó có thể tính được thu nhập trên tài khoản nhận, chi phí trên tài khoản trả và bản kế hoạch lợi nhuận để làm quyết định về tăng thu nhập bao nhiêu và giảm chi phí bao nhiêu để làm tăng lợi nhuận v.v. Tất cả những quyết định này đang xảy ra hàng ngày để làm tăng hiệu năng của công ti để làm cực đại lợi nhuận. Những dữ liệu này và quyết định họ đưa ra được thu thập bởi hệ thông tin khác có tên là Hệ trợ giúp quyết định (DSS) làm việc phân tích mọi quyết định đã đưa ra bằng các mô hình phân tích chuyên sâu phức tạp và phân tích big data rồi tổ hợp với thông tin từ các nguồn ngoài khác của trinh sát doanh nghiệp như xu hướng thị trường, xu hướng khách hàng, xu hướng đối thủ cạnh tranh vào một báo cáo khác hay các đồ thị và trình bày chúng cho những người điều hành công ti và người chủ để có những quyết định có tính chiến lược hơn. Tại từng mức của tổ chức, hệ thông tin hỗ trợ cho các khu vực chức năng chính của doanh nghiệp bằng việc tăng tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh của công ti.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Quản lí hệ thông tin
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University