Khi công nghệ thay đổi
Theo một báo cáo công nghiệp, công nghiệp khoán ngoài công nghệ thông tin (CNTT) của Ấn Độ đang đối diện với thời kì khó khăn khi thị trường đang chậm lại và nhiều người lập trình bị sa thải. Trong hai mươi năm qua, ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh chóng và đạt tới trên $200 tỉ đô ...
Theo một báo cáo công nghiệp, công nghiệp khoán ngoài công nghệ thông tin (CNTT) của Ấn Độ đang đối diện với thời kì khó khăn khi thị trường đang chậm lại và nhiều người lập trình bị sa thải. Trong hai mươi năm qua, ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh chóng và đạt tới trên $200 tỉ đô la Mĩ hàng năm về thu nhập. Tuy nhiên, từ năm ngoái đột nhiên thị trường chậm lại và gần như dừng lại và điều đó đem tới khủng hoảng trong toàn bộ ngành công nghiệp này.
Trong nhiều năm, những người lãnh đạo công nghiệp CNTT Ấn Độ đã tự tin thế về thành công của họ ngay cả khi công nghệ và thị trường thay đổi. Một quan chức điều hành than: “Chúng tôi bận rộn thế với thành công tài chính của chúng tôi nhưng đã không nghĩ về tương lai và không đầu tư vào công nhân của chúng tôi. Phần lớn công nhân của chúng tôi đều là người lập trình, người đã làm tốt trong phát triển các ứng dụng phần mềm nhưng với , nhiều công ti đang chuyển mọi thứ lên mây, và không cần số lớn người lập trình thêm nữa. Nhiều ứng dụng phần mềm bây giờ được chuẩn hoá bởi các công ti dịch vụ mây như Google, Microsoft, Amazon, và IBM cho nên họ không cần giữ nhiều công nhân CNTT cho phát triển trong nhà thêm nữa. Vấn đề là chúng tôi không thấy điều đó, chúng tôi hài lòng với thành công của chúng tôi, chúng tôi không dự đoán rằng thị trường đã thay đổi nhanh thế.”
Làm khoán ngoài CNTT của Ấn Độ đã bùng nổ trong cuộc khủng hoảng Y2K vào cuối những năm 90 vì đã có nhu cầu sửa các hệ thống thông tin. Khi người lập trình Ấn Độ được biết tới là giỏi về kĩ thuật và tương đối không đắt, nhiều công ti đã chấp nhận mô hình làm khoán ngoài của việc gửi công việc cho Ấn Độ để giảm chi phí, và các hợp đồng hàng tỉ đô la được kí đã mở ra cơ hội mới cho hàng triệu thanh niên, người đang hăm hở làm việc. Trong vòng vài năm, các công ti như TCS, Infosys, Wipro, Satyam, và Mahindra đã tăng trưởng thành người khổng lồ trong công nghiệp cạnh tranh với IBM, Microsoft, Oracle v.v. trong hai thập kỉ qua, Ấn Độ đã được coi là “trung tâm Công nghệ thông tin của thế giới” với hàng trăm nghìn việc làm mới được tạo ra mỗi năm.
Tuy nhiên, khi công nghệ mới đang nổi lên và nhiều ứng dụng phần mềm được chuẩn hoá, các công ti nhận ra rằng họ có thể có truy nhập vào ứng dụng phần mềm tốt hơn là ứng dụng được phát triển trong nhà của riêng họ. Với tính toán mây, các công ti có thể có được điều họ cần nhanh hơn, và tốt hơn cho nên họ bắt đầu giảm nhân viên CNTT và các hợp đồng khoán ngoài. Khi các công ti công nghệ như Amazon, Microsoft, và Google có thể tiếp quản hầu hết các chức năng CNTT, ưu thế của khoán ngoài CNTT trở nên lỗi thời, và doanh nghiệp làm khoán ngoài hàng tỉ đô la đột nhiên sụp đổ.
Ngày nay, phần lớn các ứng dụng được chuẩn hoá bởi những người khổng lồ công nghệ như Microsoft, Google, Amazon v.v. Vì kinh doanh tính toán mây đang tăng trưởng nhanh chóng, kinh doanh làm khoán ngoài CNTT đang sụt giảm và gần như đứng im. Một người quản lí CNTT Ấn Độ phàn nàn: “Chúng tôi đang giúp cho các công ti này để hiện đại hoá và cải tiến công việc của họ với chi phí thấp để cho họ có thể đầu tư vào các công nghệ tương lai. Bây giờ họ gạt bỏ chúng tôi. Chúng tôi ở vào cùng tình huống với người Trung Quốc khi họ khoán ngoài công việc chế tạo cho Trung Quốc để cải tiến công nghệ kết cấu nền của họ. Bây giờ họ có robot mạnh, và máy trí khôn nhân tạo cho nên họ có thể đem công việc trở lại nước họ. Kết quả là có hàng triệu lao động thủ công Trung Quốc bị không có việc làm và hàng trăm nghìn công nhân CNTT Ấn Độ không có việc làm. Đó là cái giá của toàn cầu hoá và việc quá phụ thuộc vào nước ngoài đối với nền kinh tế của chúng tôi.”
Trung Quốc nhận biết tốt về mối đe doạ cho công nghiệp của nó và nhanh chóng nhảy vào hiện đại hoá cơ xưởng của nó bằng robots làm phần lớn công việc mặc cho con số khổng lồ công nhân lao động không có việc làm. Nhưng robots Trung Quốc vẫn còn chậm nhiều năm sau robot của Mĩ và Đức do chất lượng và độ tin cậy thấp của chúng. Khi nhiều công việc chế tạo đang được mang trở lại Mĩ và châu Âu, các cơ xưởng Trung Quốc phải đóng cửa và hàng triệu công nhân bị bỏ ra mà không có việc làm và không có tương lai.
Tuy nhiên, có vấn đề. Khi Mĩ và châu Âu đang tự động hoá cơ xưởng của họ bằng robots và trí khôn nhân tạo, nhiều công ti thấy rằng họ không có đủ công nhân kĩ thuật để quản lí các máy phức tạp này. Không có đủ công nhân có kĩ năng có thể xây dựng và sửa chữa robot đủ nhanh để đáp ứng cho nhu cầu cao này. Không có đủ người phần mềm để làm việc trên những công nghệ mới như phân tích dữ liệu lớn, trí khôn nhân tạo v.v. Không có đủ người kĩ thuật, người có thể tối ưu hoá dây chuyền cung cấp và quản lí kho hay quản lí vận hành nhà máy chế tạo từ xa. Đây là những việc làm mới được tạo ra yêu cầu kĩ năng mới và trả lương cao hơn công việc phát triển phần mềm truyền thống.
Hiện thời, có kế hoạch xây dựng các cơ xưởng tự động hoá đầy đủ, nhiều xe tự lái hơn, nhiều nhà thông minh, và thành phố thông minh có các cảm biến giám sát mọi khía cạnh của việc vận hành thành phố, từ đỗ xe, tắc nghẽn giao thông, ánh sáng, quản lí phế thải, ô nhiễm và kiểm soát nước sạch. Những kế hoạch tham vọng này yêu cầu số lớn các công nhân kĩ thuật chuyên môn hoá với kĩ năng tính toán mới và kĩ năng phân tích v.v. Nhiều trong những kĩ năng này đang được phát triển để đáp ứng nhu cầu tương lai. Theo khảo cứu này, thế giới sẽ cần ít nhất 4 đến 6 triệu công nhân kĩ thuật mỗi năm để hỗ trợ cho các kế hoạch tham vọng này.
Khi công nghệ đang làm thay đổi nhiều thứ bây giờ và trong tương lai gần, những người lãnh đạo giáo dục có biết về nó không? Họ có sẵn sàng nắm lấy cơ hội lớn này bằng việc thay đổi nhanh chóng hệ thống của họ để hội tụ nhiều hơn vào khoa học và công nghệ? Hay họ sẽ bỏ lỡ cơ hội này lần nữa? Nếu không cái gì xảy ra, nền kinh tế của họ sẽ sụt giảm trong hỗn độn và quên lãng.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.