24/05/2018, 10:33

Vì sao mỗi năm lại có các mùa khác nhau?

Ảnh minh họa Tại bán cầu Bắc, khi mặt trời ở cao trên bầu trời, ngày vừa dài vừa ấm áp- đó là lúc mùa hạ đến. Cùng thời gian này cực Nam nghiêng xa khỏi mặt trời, khi ấy bán cầu Nam là mùa đông. Ở cực Bắc và cực Nam có 6 tháng toàn ánh sáng ban ngày, nối tiếp bằng 6 tháng toàn ban ...

Ảnh minh họa

Tại bán cầu Bắc, khi mặt trời ở cao trên bầu trời, ngày vừa dài vừa ấm áp- đó là lúc mùa hạ đến. Cùng thời gian này cực Nam nghiêng xa khỏi mặt trời, khi ấy bán cầu Nam là mùa đông. Ở cực Bắc và cực Nam có 6 tháng toàn ánh sáng ban ngày, nối tiếp bằng 6 tháng toàn ban đêm. Có những vùng chỉ có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) trong khi có những vùng có cả bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông).

Cần nói thêm về 4 ngày đặc biệt trong mỗi năm: Ngày 21 tháng 3 (Xuân phân)- Mùa Xuân bắt đầu ở vùng ôn đới bắc bán cầu, mùa thu bắt đầu ở vùng ôn đới bán cầu Nam. Ngày và đêm bằng nhau về độ dài. Ở vùng nhiệt đới đó là giữa mùa Xuân.

Ngày 21 tháng 6 (Hạ chí)- Mùa hè bắt đầu ở vùng ôn đới bán cầu Bắc, mùa đông bắt đầu ở vùng ôn đới bán cầu Nam. Ở vùng nhiệt đới là giữa mùa hạ.

Ngày 23 tháng 9 (Thu phân)- Mùa thu bắt đầu ở vùng ôn đới bán cầu Bắc, mùa xuân bắt đầu ở vùng ôn đới bán cầu Nam. Ngày và đêm lại bằng nhau về độ dài. Ở vùng nhiệt đới là giữa mùa Thu.

Ngày 21 tháng 12 (Đông chí)- Mùa đông bắt đầu ở vùng ôn đới bán cầu Bắc, mùa hè bắt đầu ở vùng ôn đới bán cầu Nam. Ở vùng nhiệt đới là giữa mùa Đông...

Ở bán cầu Bắc, ngày dài nhất (Hạ chí) là 21/6 và ngày ngắn nhất (Đông chí) là 21 tháng 12. Còn bán cầu Nam, ngày dài nhất của năm là 21 tháng 12 và ngày ngắn nhất là 21 tháng 6. Ở khoảng giữa các điểm chí là các điểm Thu phân và Xuân phân.

Vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9, trái đất nghiêng chếch lên so với mặt trời, khi đó ngày và đêm dài bằng nhau...  

0