23/05/2018, 18:06

Vì sao không nên uống nước mưa?

(Ảnh minh họa) Hiện nay ở nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm do khí thải của các phương tiện giao thông và các nhà máy, nước mưa có thể mang tính axit cao hơn do hòa tan với khí SO2, NO2. Các chất này khi thải vào môi trường thường kết hợp với khói bụi tạo thành bụi axit trong khí ...

(Ảnh minh họa)

Hiện nay ở nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm do khí thải của các phương tiện giao thông và các nhà máy, nước mưa có thể mang tính axit cao hơn do hòa tan với khí SO2, NO2. Các chất này khi thải vào môi trường thường kết hợp với khói bụi tạo thành bụi axit trong khí quyển. Ngoài ra các khí này có thể kết hợp nguyên tử oxygen (O3) có trong khí quyển và sau đó hòa tan vào nước mưa tạo axit sulfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3).

Thông thường pH trong không khí bằng 5,6 thì được coi là cơ sở để xác định mưa axit. Uống nước mưa có nồng độ pH thấp này sẽ thấy nước bị chua và nước này không tốt cho sức khỏe lẫn cả cây trồng và thủy sản.

Ngoài ra, nước mưa còn có thể hòa lẫn với bụi, khí thải và các vi sinh vật có trong không khí, trên mái nhà, hoặc các dụng cụ hứng và trữ nước.

Song chúng ta cần tạo ra nước mưa an toàn để sử dụng. Muốn vậy, nên hứng nước mưa sau khi mưa to được khoảng 10-15 phút, để nước mưa làm trôi sạch cát bụi và các chất ô nhiễm có trong không khí, trên mái nhà và máng dẫn nước. Cần có lưới lọc thưa để cản lại lá cây cũng như các chất bẩn không cho rơi vào bể chứa. Đối với nước mưa axit (pH ≤ 5,6) thì phải khử axit trước khi sử dụng. Cách thông thường để khử axit là dùng vôi cục hoặc soda (Na2SO3) thả vào các bể chứa nước mưa và quậy đều, sau đó để pH lắng còn 6.5-8.5. Khi nước trong trở lại là có thể dùng để sinh hoạt (tắm, giặt rửa...), nếu dùng làm nước uống thì nên nấu chín. Cần lưu ý rằng Lọc thẩm thấu ngược (phương pháp RO) chỉ có tác dụng để lọc mặn và khử kim loại nặng, không thể ‘lọc’ (khử) axit được.

0