25/05/2018, 09:27

Về quy mô và chất lượng các trường ĐH của Mỹ

Ở Mỹ có gần 4.000 trường ĐH / Cao đẳng, trong đó có trên 2.000 trường ĐH 4 năm trở lên. Những số liệu dưới đây được rút ra từ các dữ liệu năm 1990 và 1997 về ĐH 4 năm. Ở Mỹ, một trong những chỉ số tổng quát thường dùng để biểu thị ...

  • Ở Mỹ có gần 4.000 trường ĐH / Cao đẳng, trong đó có trên 2.000 trường ĐH 4 năm trở lên. Những số liệu dưới đây được rút ra từ các dữ liệu năm 1990 và 1997 về ĐH 4 năm.
  • Ở Mỹ, một trong những chỉ số tổng quát thường dùng để biểu thị chất lượng đào tạo là “độ chọn lọc” nhập học (selectivity), được chia thành 6 “mức độ cạnh tranh” từ 1 đến 6
    1. most/ 2. highly/ 3. more/ 4. competitive/ 5. less/ 6. non-competitive, bao gồm cả điểm trắc nghiệm khi nhập học (SAT hoặc ACT) và biến thiên trong một phạm vi rất rộng so với nhiều nước.
    . Còn quy mô thì được chia thành 4 nhóm
    Được chia thành 4 nhóm: 1. ≥20.000 SVĐH; 2. 12.000 – 19.999; 3. 4.000 – 11.999; 4. < 4.000
    .
  • Về quy mô, có trên 80% số trường có quy mô dưới 4.000 sinh viên ĐH (SVĐH), trong đó khoảng 30% có quy mô dưới 1.000, thậm chí một số trường có số SV chỉ đạt đến con số hàng trăm, hàng chục (thường là các trường tôn giáo).

Đến năm 1995, chỉ có 31 trường có quy mô trên 20.000 SVĐH, 6 trường có trên 30.000 SVĐH. Trường có số SVĐH lớn nhất là University of Texas at Austin: 35.088 SVĐH. (cũng là trung tâm của Khu Công nghệ cao Austin).

Nếu tính cả SV sau ĐH và các loại khác cũng không có trường

nào có quy mô đến 50.000. Có lẽ trường có tổng số SV lớn nhất là Ohio State University: 46.676 SV.

  1. Về chất lượng, các trường có chất lượng đào tạo cao
    Sự sắp hạng là tương đối và thay đổi sau một số năm nhưng các trường này gần như luôn ở nhóm 1.
    (cạnh tranh mức 1) thường có quy mô vừa phải. Tổng số SV của California Institute of Technology là 1.973, Princeton University là 6.419, MIT: 9.960, Georgetown University: 12.618, Standford University: 14.084, Harvard University: 18.480 và Cornell University: 18.914,… Ở nhiều trường loại này, số SV sau ĐH chiếm một tỷ lệ cao, số SVĐH chỉ chiếm khoảng 40-50%, trong tổng số SV. Ví dụ, SVĐH của MIT chỉ có 4.495, Harvard: 6.643. Có trường có quy mô rất nhỏ cũng được xếp vào mức cạnh tranh 1 như Pomano College ở Bang California chỉ có 1.402 SV. Sáu trường có số SVĐH trên 30.000 nói trên được xếp hạng về mức độ cạnh tranh như sau: 3 trường loại 3/6, 2 trường loại 4/6 và 1 trường loại 5/6. Thậm chí có trường trong số này không có đào tạo Ph.D. Trong năm, ba thông số giới thiệu về chất lượng trường ĐH người ta thường đưa con số tỷ lệ SV ĐH / thầy cô giáo. Tỷ lệ này ở các trường chất lượng cao thường dưới 10 và ít thấy trường có tỷ lệ trên vượt quá 20.
  2. Về đa ngành, đa lĩnh vực, các trường nói trên như đều là “đa ngành, đa lĩnh vực”. Ở trường công nghệ MIT cũng có cả Quản trị kinh doanh, Thông tin và Báo chí… Ngay ở Pomano College cũng có đồng thời Sinh học và Fine Arts, Toán học và Interdisciplinary studies. Còn đương nhiên, ĐH kiểu như Standford thì có cả Toán học, Kỹ thuật, Quản trị kinh doanh, Sư phạm, Y học, Luật học, v.v… (cũng là trường lập ra Standford Research Park – Trung tâm của Silicon Valley)

Có lẽ người ta cho rằng:

  1. Về mặt kinh tế và quản lý đào tạo, khi quy mô quá lớn thì chi phí đào tạo cho 1 SV lại tăng lên (diseconomies of scale). Quy mô còn phụ thuộc vào khả năng quản lý. Cũng chính vì vậy trong “GDĐH về công nghệ cho các nước Châu Á ở thế kỷ 21”, các nhà GD lớn khuyên: Trường ĐH kỹ thuật không nên vượt quá 10.000 SV. Trong quản lý, khi trường ĐH quá lớn, nếu chia ra nhiều cấp (dạng tập quyền – hierachy) thì nặng nề và quan liêu, nhưng nếu chia 3 cấp như thông lệ (Trường, Khoa, Bộ môn) thì sẽ có quá nhiều đơn vị trực thuộc trong một cấp quản lý, vượt quá phạm vi quản lý có hiệu quả. Ở một cấp khó có thể quản lý tốt trên 20-30 đơn vị trực thuộc.
  1. Về mặt pháp lý, không cứ cần có mối liên hệ phụ thuộc nhau, ví dụ vấn đề hợp tác nghiên cứu, chuyển trường /liên thông…, lại gộp lại thành một đơn vị pháp nhân. Các quan hệ đó cần được giải quyết bằng dạng hiệp hội, bằng các cam kết dân sự. “Liên hiệp ĐH Trung, Tây Hoa Kỳ”, MUCIA, gồm 10 trường ĐH ở vùng Trung – Tây được thành lập năm 1994 là một ví dụ. Vả lại, sự “cạnh tranh” lành mạnh giữa các trường ĐH vẫn rất cần thiết. (Có lẽ vì vậy mà liên quan đến chất lượng / sắp hạng họ đã dùng “mức độ cạnh tranh” – competitive để phân loại).
  2. Về mặt chất lượng đào tạo, để đáp ứng nhu cầu khách quan, với “GDĐH đại trà” (mass higher education) trên thế giới ngày nay họ chấp nhận quan điểm: có nhiều cấp độ chất lượng ngay trong một cấp đào tạo ĐH và phải đồng thời có đào tạo “tinh hoa – chất lượng cao” và đào tạo “đại trà”. Tinh hoa phải là số ít, đại trà là số nhiều. Theo khảo sát năm 1997, thế giới cho rằng, mô hình thành công là mô hình có 3 cấp độ chất lượng và nêu ý “more will mean worse”. Như số liệu ở mục trên cho thấy, quy mô lớn không để giải quyết vấn đề chất lượng cao. Vả lại quy mô còn phải gắn với chất lượng, một phần thể hiện qua tỷ lệ số lượng SV / thầy giáo như đã nói ở trên.
  3. Về vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực, ngay quy mô dưới 10.000 SV vẫn tổ chức tốt việc đào tạo đa ngành đa lĩnh vực. Vả lại cần phải có nhiều trường đa ngành đa lĩnh vực và quan trọng hơn là xây dựng một số chương trình đào tạo (curriculum) có tính chất liên ngành (interdisciplinary studies). “Tính đa ngành, đa lĩnh vực” còn cần thể hiện trong chính mỗi chương trình đào tạo chứ “đa ngành, đa lĩnh vực” không có mục đích tự thân.

Xu thế của thế giới hiện nay là “GDĐH đại trà” do đó phải có nhiều cấp độ chất lượng. Mặt khác, vấn đề “định chế tổ chức” (institutional aspects) là rất quan trọng trong tổ chức thực hiện. Do đó, quy mô các trường ĐH cùng với quan niệm về chất lượng đào tạo ở Mỹ là những nội dung rất đáng tham khảo 

0