25/05/2018, 09:27

Tư tưởng tiếp cận những nhu cầu kế hoạch hóa gia đình không được đáp ứng để tìm hiểu thực tế và triển vọng của chương trình kế hoạch hóa gia đình và biến đổi dân số

Trong một công trình nghiên cứu tiến hành dưới sự tài trợ của Ủy ban DSQG vào năm 1989,có một nhận định đã được đề xuất là trong khoảng thời gian 5 năm,1990-1995,sẽ không có sự thay đổi lớn nào trong tiến trình biến đổi dân số của đất nước tỷ ...

Trong một công trình nghiên cứu tiến hành dưới sự tài trợ của Ủy ban DSQG vào năm 1989,có một nhận định đã được đề xuất là trong khoảng thời gian 5 năm,1990-1995,sẽ không có sự thay đổi lớn nào trong tiến trình biến đổi dân số của đất nước tỷ lệ phát triển dân số giữ nguyên,các tỷ suất sinh giảm chậm,tỷ lệ những người sử dụng các biện pháp tránh thai và cơ cấu các biện pháp KHHGĐ không có sự cải thiện đáng kể.Những công trình nghiên cứu đó cũng có nhận xét rằng giai đoạn từ sau năm 1995 trở đi rất có thể đất nước sẽ đạt được một sự tăng tốc nào đó trong nỗ lực điều chỉnh sự phát triển dân số của mình.Số liệu cho thấy cho đến thời kỳ 1992-1993 tỷ suất sinh thô của Việt Nam vẫn là 30,4%,tổng tỷ suất sinh là 3,73 con,một sự suy giảm không đáng kể so với thời kỳ 1988-1989 là 30,1% và 3,8 con.

Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu về triển vọng biến đổi dân số dưới tác động của chương trình KHHGĐ,cũng như sự thay đổi trong các nguyện vọng có con của người dân,bởi đó là những nhân tố có tác động trực tiếp tới việc chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai.Ba nguồn số liệu chủ yếu sẽ được xem xét:1.Nghiên cứu dân số một xã tại đồng bằng Bắc Bộ vào năm 1984 và năm 1994 do Viện XHH tiến hành,2.DHS/88 do ủy ban QGDS tiến hành và 3.Nghiên cứu dân số và KHHGĐ do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 1993.Ngoài ra,một số nguồn số liệu khác cũng có thể được xem xét tới trong trường hợp cần thiết.

Tham khảo thêm chi tiết ở đây

0