Về đoạn trích Ra-ma buộc tội (trích Sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ).
Hoàn cảnh ấy có tác động đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma và Xi-ta. Ra-ma mất bình tĩnh và thấy danh dự bị tổn thương nặng nề khi người vợ xinh đẹp và yêu quý của mình bị quỷ vương Ra-va-na bắt cóc và dù sao cũng đã là “vật sở hữu” trong tay quỷ vương. Ra-ma-ya-na là một bộ sử ...
Hoàn cảnh ấy có tác động đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma và Xi-ta. Ra-ma mất bình tĩnh và thấy danh dự bị tổn thương nặng nề khi người vợ xinh đẹp và yêu quý của mình bị quỷ vương Ra-va-na bắt cóc và dù sao cũng đã là “vật sở hữu” trong tay quỷ vương.
Ra-ma-ya-na là một bộ sử thi đồ sộ của ấn Độ khoảng thế kỷ thứ III trước CN. Tác phẩm thể hiện quan niệm của người ấn Độ cổ đại về nhân vật và hành động của nhân vật lý tưởng qua việc kể về những kì tích của hoàng tử Ra-ma, con vua Đa-xa-ra-tha. Là nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật, kịch tính, giọng điệu kể chuyện, v.v.
Nằm ở khúc ca thứ 6 chương 79, đoạn trích kể lại những chi tiết sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu Xi-ta, nhng vì danh dự và lòng ghen tuông, Ra-ma đã nghi ngờ sự trong sạch của Xi-ta và tuyên bố ruồng bỏ nàng. Xi-ta đã bảo vệ danh dự bằng cách nhảy vào giàn hoả (theo cách tự thanh minh của người Ấn Độ cổ). Đoạn trích miêu tả thái độ kiên quyết bảo vệ danh dự của người Ấn Độ cổ đại.
- Sau chiến thắng, Ra-ma gặp lại Xi-ta trước sự chứng kiến của anh em, bạn hữu và đông đảo người dân, cả loài quỷ Rắc-sa-xa, lẫn loài khỉ Va-na-ra.
Hoàn cảnh ấy có tác động đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma và Xi-ta. Ra-ma mất bình tĩnh và thấy danh dự bị tổn thương nặng nề khi người vợ xinh đẹp và yêu quý của mình bị quỷ vương Ra-va-na bắt cóc và dù sao cũng đã là “vật sở hữu” trong tay quỷ vương.
Chàng buộc phải nói ra những lời ghen tuông của một người tầm thường và buộc phải ruồng bỏ Xi-ta để bảo vệ danh dự của mình và dòng họ cao quý của mình. Còn Xi-ta thì trước mặt mọi người, buộc phải chứng minh sự trong sáng và bảo vệ danh dự của nàng. Tóm lại, do hoàn cảnh đặc biệt, cả Ra-ma và Xi-ta đều bị buộc vào tình thế phải bảo vệ danh dự trước đông đảo những người chứng kiến.
Thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn hoả: “Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất, Xi-ta lượn quanh rồi bước lên giàn lửa...” Chi tiết này cho thấy Ra-ma vẫn để danh dự và sự ghen tuông thắng thế. Chính tình yêu của chàng đã mâu thuẫn gay gắt với danh dự làm nảy sinh lòng ghen tuông và hành động ruồng bỏ.
Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh rất rõ ràng sự phân biệt giữa tư cách con người đức hạnh với loại phụ nữ tầm thường thấp kém (đoạn: "Cớ sao... như thế đâu có phải"). Nàng nhấn mạnh tình yêu, danh dự, lòng trung thành, cũng như sự xuất thân cao quý của nàng (nàng là con của Thần Đất)
Xi-ta cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa số mệnh và trái tim: việc quỷ vương Ra-va- na đã đụng tới nàng khi đang đang bị chết ngất đi, đó là chuyện của số mệnh, không phụ thuộc vào ý muốn của nàng, còn trái tim, tình yêu của Xi-ta vẫn luôn dành cho Ra-ma, đó mới là tình yêu đích thực.
Thần lửa A-nhi (tiếng Phạm: Agni) trong thần thoại Ấn Độ là một vị thần rất quan trọng, do cha Trời và mẹ Đất sinh ra, cai quản phần đất (bầu trời do thần Mặt Trời cai quản, khoảng không do thần Gió cai quản)
Trong quan niệm của người Ấn Độ, lửa là trong sạch nhất, lửa có thể thiêu cháy tất cả những vẫn giữ được mình trong sạch. Chỉ có thần Lửa mới có thể chứng giám cho sự trong sạch của con người.