Thuyết minh về Khu di tích Phủ Chủ tịch
Điểm di tích đầu tiên trong hành trình tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là toà nhà Phủ Chủ tịch. Đây là toà nhà sang trọng, bề thế, cao bốn tầng nhìn thẳng ra đường Hùng Vương. Công trình mang phong cách thời Phục Hưng này được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX (1900 - ...
Điểm di tích đầu tiên trong hành trình tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là toà nhà Phủ Chủ tịch. Đây là toà nhà sang trọng, bề thế, cao bốn tầng nhìn thẳng ra đường Hùng Vương. Công trình mang phong cách thời Phục Hưng này được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX (1900 - 1906), do kiến trúc sư người Pháp gốc Đức Lich-ten Fen-đơ thiết kế.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định bảo tồn, giữ gìn làu dài nơi ở và làm việc của Người tại Phù Chủ tịch và được gọi bằng tên chính thức: Khu di lích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủtịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch. Đây là di tích nguyên gốc đặc biệt quan trọng trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin. Khu di tích còn là điểm tham quan của du khách dể mọi người có thêm hiểu biết về Bác kính yêu.
Khu di tích Phủ Chủ tịch là nơi Bác dã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình (15 năm, từ 19/12/1954 đến 2/9/1969). Nằm trong một góc vườn Bách Thảo cũ, rộng 14 ha bao gồm nhiều nhà di tích, vườn cây, ao cá... được chia làm 3 khu (A. B, C). Khu di tích Phủ Chủ tịch nằm trên địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp Hồ Tây, phía Nam giáp chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh; phía Tây liền kềvới Bách Thảo, phía đông nhìn thẳng ra đường Hùng Vương, Lăng Bác và quảng trường Ba Đinh - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dàn chủ cộng hoà vào mùa thu năm 1945. Di tích được chia thành ba khu vực. Khu A: là nơi Chủtịch Hồ ChíMinh sống và làm việc. Các di tích ở đây liên quan trực tiếp tới cuộc sống đời thường và hoạt động của Người trong 15 năm cuối đời. Đó là: Nhà 54 - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc từ cuối năm 1954 đến giữa tháng 5 năm 1958. Nhà sàn gỗ - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc từ giữa tháng 5 năm 1958 đến năm 1969. Nhà 67- nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong thời gian đế quốc Mỹ bắn phá miền Bắc ác liệt (1967 - 1969), nơi Người chữa bệnh và qua đời. Các di tích khác như: vườn cây xanh, ao cá, nhà bếp và xe ôtô Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng. Khu B và C: gồm có nhà khách Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chính phủ và vườn cây xung quanh các nơi này. Hiện nay, khu vực này Nhà nước và Chính phủ vẫn đang làm việc. Chỉ có khu vực xung quanh Phủ Chủ tịch và các di tích chính ở khu A được đưa vào hoạt động tham quan và công tác tuyên truyền.
Diện tích sử dụng của toà nhà gần 1.300 mét vuông. Toàn bộ toà nhà có trên 30 phòng, mỗi phòng được trang trí theo một phong cách riêng. Trong thời thực dân Pháp cai trị, toà nhà được gọi là Phủ Toàn quyền Đông Dương. Toà nhà này chỉ thực sự thuộc về nhân dân ViệtNam sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành cổng, thủđô Hà Nội được giải phóng (tháng 10 - 1954) và được gọi là Phủ Chủ tịch. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường chủ trì các phiên họp Hội đồng Chính phủ quyết dịnh những vấn đề lớn, quan trọng của đất nước; tiếp đón khách quốc tế và gặp gỡ đại biểu nhân dân Việt Nam. Từ năm 1954 đến năm 1969, tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp trên 1.000 đoàn đại biểu trong nước và ngoài nước. Phù Chủ tịch còn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đọc thơ chúc Tết đầu xuân nhân dịp năm mới. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Phủ Chủ tịch trở thành một trong những di tích lưu niệm về Người được Nhà nước xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng trong tổng thểKhu di tích HồChí Minh tại Phủ Chủ tịch. Từ đó đến nay toà nhà này vẫn là nơi làm việc của Chủtịch nước, những hoạt động có ý nghĩa quan trọng của Đảng và Nhà nước ta vẫn được tiến hành trọng thểở đây
Nhà 54 là cách gọi ngôi nhà Bác ở từ 1954. Từ chối không ở trong ngôi nhà của Toàn quyền Đông Dương cũ, Người chọn cho mình một ngôi nhà nhỏ vốn trước đây là chỗ ở của một công nhân điện. Các đồng chí phục vụ sửa làm 3 phòng: phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn. Người ở đây từ 19/12/1954 đến tháng 5/1958 chuyển sang sống và làm việc ởnhà sàn.
Nhà sàn là ngôi nhà Bác đã sống và làm việc từ dịp sinh nhật Người năm 1958 đến 17/8/1969. Ngày 15 tháng 4 năm 1958 ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng. Ngày 17 tháng 5 năm 1958 ngôi nhà được khánh thành. Ngói nhà làm theo gợi ý và phác thảo của Người. Nhà sàn được làm bàng gỗ dổi, loại gỗthông thường trong xây dựng dân dụng, mái nhà lợp ngói. Trước nhà là một vườn hoa nhỏ, trồng nhiều loại hoa thơm. Phía ngoài là hàng rào dâm bụt gợi nhớ hình ảnh ngôi nhà Người đã sinh ra và lớn lên ở quê hương Nghệ An. Đây không những là một di tích lịch sử mà còn là một di tích kiến trúc mang đậm đà bản sắc dân tộc với dáng dấp kiêu nhà sàn của đồng bào dân tộc. Tầng dưới nhà sàn là nơi Người thường làm việc vào mùa hè, tiếp khách thân mật và hàng tuần họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan trọng của Cách mạng Việt Nam. Tại đây ngày 10/5/1965 Bác đã bắt đầu viết bản Di chúc lịch sử. Từ đó hàng năm từ (10/5 đến 19/5) Người đều xem và sửa lại để có bản di chúc cuối cùng vào năm 1969 đểlại cho chúng ta ngày nay. Chính Người đã căn dặn làm hành lang xung quanh và dãy ghế bãng dài xung quanh nhà cùng bể cá vàng đểcác cháu ngồi quây quần bên Bác mỗi khi các cháu đến thăm. Tầng trên gồm 2 căn phòng nhỏ. Mỗi phòng khoảng 10m2 là phòng làm việc về mùa đông và phòng ngủ của Bác. Phòng làm việc cũng là nơi Người tiếp thân mật nhiều đoàn khách quý trong và ngoài nước. Tú sách gồm nhiều sách của các lãnh tụ trên thế giới và sách của Việt Nam, trong đó còn lưu lại nhiều bút tích của Người. Phòng ngủ thật đơn sơ man dị như bao gia đình Việt Nam khác, chiếc chiếu mộc, chiếc quạt lá cọ, chiếc mũ vải dã theo Người đi thâm nhiều nơi trên thế giới cùng mọi miền cùa Tổ quốc và chiếc ra-đi-ô của Việt kiều ơ Thái Lan gửi biếu Người năm 1959.
Ngôi nhà màu xanh nhạt ở phía sau nhà sàn, nằm sát gò đất cao được gọi là "Nhà 67”. Ngôi nhà được gọi tên theo thời gian xây dựng. Vào năm 1967, cuộc phiêu lưu mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày càng trở nên ác liệt. Trước tình hình đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trịđã quyết định xây dựng ở phía sau nhà sàn một ngôi nhà kiên cố đề phòng khi máy bay Mỹ bắn phá bất ngờ, Người chưa kịp xuống hầm. Các đồng chí cán bộ, chiến sĩ ở Cục Công trình thuộc Bộ Tư lệnh công binh được giao nhiệm vụ thiết kế và xây dựng công trình. Ngày 1 tháng 5 năm 1967, nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác nước ngoài, ngôi nhà được khởi công xây dựng. Ngày 30 tháng 6 năm 1967, Chủ tịch HồChí Minh trở về Hà Nội sau chuyến đi công tác, ngôi nhà đã được hoàn tất trọn vẹn, đảm bảo chắc chắn, kiên cố mà vẫn thoáng mát, tiện lợi cho sinh hoạt. Tường nhà dầy hơn 60 phân, trần nhà dày hơn 1 mét, đều được làm bằng bê tông, cốt thép. Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận ngôi nhà cho riêng mình. Người đề nghị sử dụng làm nơi họp Bộ Chính trị, làm việc với các đồng chí Trung Ương, và các cán bộ phụ trách đầu ngành. Ngày 17 tháng 8 năm 1969, sau khi kiểm tra sức khoẻ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bác sĩ đề nghị Người không lên xuống nhà sàn nữa. Theo lời đề nghị của bác sĩ, Người chuyển hẳn xuống ở nhà 67. Từ ngày 25 tháng 8 năm 1969 trở đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh lâm bệnh nặng, diễn biến bệnh tình mỗi ngày một xấu và phức tạp. Ngôi nhà, theo quyết định của Bộ Chính trị trở thành nơi điều trị bệnh cho Người. Ngày mùng 2 tháng 9 Người ra đi. Đồng hồ trên tủ nhỏ ở cạnh giường và cuốn lịch treo tường dừng lại thời khắc Người đi xa: 9 giờ 47 phút ngày mùng 2 tháng 9 năm 1969 (ngày 21 tháng 7 năm Kỷ Dậu).
Ao cá còn được gọi thân mật là “Ao cá Bác Hồ”. Thời Pháp, đây là ao tù nước đọng cho hươu nai ở vườn bách thú xuống uống nước. Khi về ở đây Người cho các đồng chí phục vụ và bảo vệ làm ao nuôi cá. Ao cá rộng 3.300m2. Trong ao, Người nuôi nhiều loại cá: chép, rô phi, trắm cỏ, mè, trôi... Chiều chiều sau giờ làm việc Người thường ra bờ ao vỗ tay gọi cá về cho chúng ăn. Người thường tặng cá giống cho các hợp tác xã nông nghiệp để phát triển phong trào nuôi cá nước ngọt cải thiện bữa ăn cho người nông dân. Từ khi Bác qua đời tới nay Khu di tích vẫn tặng cá giống cho các nơi. Hằng ngày khách tham quan vẫn tới đây, bên bờ ao cá, thay Bác vỗ tay gọi cá về cho ăn.
Vườn cây di tích rộng khoảng 6,7 ha hết sức quý hiếm, thuộc hàng trăm loài thực vật khác nhau. Hệ thực vật trong vườn rất đa dạng, có cây thân gỗ lớn, nhỏ, cây bụi, thảm cỏ, dây leo ký sinh, phụ sinh, cây hoang dại. Đây là vườn cây quý hiếm được bảo vệ và còn lưu giữ với nhiều loài cây có tuổi thọ hàng trăm năm, có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và xã hội. Vườn hội tụ cây quý của nhiều miền trong cả nước. Có những cây đồng bào miền Nam gửi ra biếu Bác từ hồi miền Nam chưa được giải phóng như cây vú sữa Bác đã chăm bón hàng ngày. Những cây di tích là bằng chứng sinh động cho tình cảm của Người đối với đồng bào miền Nam, với các cháu thiếu nhi, tình cảm của nhân dân cả nước đối với Bác kính yêu. Đồng thời nơi đây cũng minh chứng cho tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
Từ khi Bác qua đời tới nay, Khu di tích Phủ Chủ tịch đã đón tiếp khoảng hơn 19 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới thăm. Trong đó có hàng ngàn đoàn cấp cao, nguyên thủ quốc gia của 150 nước và các tổ chức quốc tế thuộc nhiều dân tộc, nhiều màu da. Khu di tích Phủ Chủ tịch thật sự trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc.