31/05/2017, 12:40

Làm sao nhận biết bệnh qua vị giác khác thường?

Tục ngữ có câu “Mũi ngửi mùi thơm thối, lưỡi nếm đủ ngũ vị”. Thông tin về năm vị chua, ngọt, đắng, cay, mặn là dựa vào những núm nhỏ xíu phân bố dày đặc trên mặt lưỡi gọi là tế bào vị giác của lưỡi để truyền dẫn, lại qua trung khu vị giác ở vỏ đại não sinh ra hưng phấn, do hệ thống chất lỏng thần ...

Tục ngữ có câu “Mũi ngửi mùi thơm thối, lưỡi nếm đủ ngũ vị”. Thông tin về năm vị chua, ngọt, đắng, cay, mặn là dựa vào những núm nhỏ xíu phân bố dày đặc trên mặt lưỡi gọi là tế bào vị giác của lưỡi để truyền dẫn, lại qua trung khu vị giác ở vỏ đại não sinh ra hưng phấn, do hệ thống chất lỏng thần kinh đường tròn hiệu ứng ngược hoàn chỉnh toàn bộ hoạt động phân tích mùi vị.

Nhưng có người khi ăn uống, trong miệng sẽ có cảm giác có vị lạ hoặc chưa đưa thức ăn vào miệng đã cảm thấy có vị khác thường. Điều này thường cho thấy có thể người đó đã mắc một loại bệnh nào đó.

1. Miệng đắng

Miệng đắng là chỉ chứng viêm miệng có vị đắng. Thường thấy ở người bị các chứng viêm cấp tính, chủ yếu là viêm gan, mật, thường liên quan đến sự trao đổi chất ở mật. Miệng đắng còn có thể thấy ở người bị bệnh ung thư.

Một nhà y học người Mỹ cồn phát hiện rằng bệnh nhân ung thư mất đi vị giác đối với các thức ăn có vị ngọt còn cảm thấy thức ăn đắng thì tăng theo thời gian, điều này có liên quan đến việc tuần hoàn máu ởlưỡi người bệnh gặp trở ngại và thành phần trong nước bọt bị thay đổi.

Trung y cho rằng, người mà miệng mặn đắng, thường kèm theo các triệu chứng nhức đầu hoa mắt chóng mặt, mặt đỏ, mắt đỏ, tính nóng dễ cáu giận, đại tiện khô rắn, chất lưỡi đỏ, bựa mỏng vàng, mạch như dây đàn... thường là do bệnh gan mật có nhiệt gây ra, người miệng đắng, thường kèm theo triệu chứng lúc nóng lúc lạnh, khó chịu buồn nôn lấng lẽ không muốn ăn, tiểu tiện đỏ quạnh, thường là do gan nhiệt hun đốt gây ra.

2. Miệng ngọt

Miệng ngọt, chỉ hiện tượng tự nhiên trong miệng cảm thấy ngọt. Lúc này lập tức uống một cốc nước trắng cũng thấy ngọt hoặc ngọt có kèm vị chua.

Miệng ngọt thường thấy ởngười bị rối loạn chức năng của hệ thống tiêu hóa hoặc bị đái đường, bệnh rối loạn chức năng của hệ thông tiêu hóa là do hệ thống tiêu hóa rối loạn khiến men tiêu hóa tiết ra không bình thường, nhất là hàm lượng Amylora đa trong nước bọt tăng cao, lượng đường trong nước bọt cũng tăng cao nên cảm thấy miệng ngọt.

Trung y cho rằng, miệng ngọt thường do chức năng của tì vị thất thường gây ra. Trên lâm sàng chia làm hai loại miệng ngọt là miệng ngọt do tì vị nhiệt và miệng ngọt do khí âm của tì vị đều hư, loại trước thường do ăn quá nhiều thức ăn cay, sinh ra nóng trong hoặc ngoại cảm tà nhiệt tích tụ ở tì vị gây ra, biểu hiện là miệng ngọt nhưng khát, thích uống nước,ăn nhiều dễ đói hoặc môi, lưỡi mọc mụn lở loét, đại tiện khô rắn, lưỡi đỏ bựa khô, loại sau do tuổi già hoặc bệnh tật lâu ảnh hưởng đến tì vị khiến cả khí và âm đều bị tổn thương, sinh ra hư nhiệt bên trong, dịch tì vị bị hun đốt gây ra, biểu hiện là miệng ngọt, khô nhưng uống nước không nhiều, khí ngắn người mệt, không muốn ăn uống, đại tiện lúc khô lúc nhão.

3. Miệng mặn

Miệng mặn là tự nhiên trong miệng thấy có vị mặn giống như ngậm muối trong miệng, thường thấy ở người bị bệnh viêm yết hầu mãn tính, viêm thận mãn tính, khoang miệng lở loét.

Trung y cho rằng, miệng mặn đa số là do thận hư gây ra. Nếu kèm theo triệu chứng eo lưng và đầu gối mỏi nhừ, chóng mặt ù tai, trong lòng bực bội, ra mồ hôi trộm và di tính, ít bựa lưỡi, mạch yếu... thì là thận âm suy yếu, gọi là “miệng mặn do thận âm hư”; Nếu kèm theo triệu chứng sợ lạnh, tay chân nóng, tinh thần mệt mỏi, đi giải nhiều vào ban đêm, liệt dương, lưỡi dày thè là thận hư không đủ, dịch thận tăng lên, gọi là “miệng mặn do thận dương hừ”.

4. Miệng chua

Miệng chua là trong miệng tự nhiên có cảm giác chua, thường thấy ở người bị viêm dạ dày, loét dạ dày và hành tá tràng. Trung y cho rằng miệng chua đa số do gan mật nhiệt ảnh hưởng đến tì gây ra, thường kèm theo triệu chứng khó chịu, xương sườn đau, buồn nôn. sau khi ăn bị trướng bụng, bựa lưỡi mỏng vàng...

5. Miệng cay

Miệng cay là trong miệng tự nhiên có cảm giác cay hoặc mặt lưỡi có cảm giác tê cay, Thường thấy ở người bị cao huyết áp, sốt nhẹ kéo dài... Vì vị cay là cảm giác tổng hợp của vị mặn, cảm giác nóng và cảm giác đau cho nên người thấy miệng cay nhiệt độ lưõi có thể cao, người miệng cay có niêm mạc lưỡi khá nhạy cảm với vị mặn và cảm giác đau.

Trung y cho rằng, miệng cay đa số là do phổi nhiệt ứ đầy và dạ dày bốc hỏa gây ra, thường kèm theo triệu chứng ho, khạc ra đờm vàng, bựa lưỡi mỏng vàng.

6. Miệng nhạt

Miệng nhạt chỉ vị giác giảm sút, tự thấy miệng nhạt nhẽo và không thể nếm thử được mùi vị thức ăn, thường thấy ở thời kỳ đầu hoặc thời kỳ thoái lui của chứng viêm, chủ yếu là viêm ruột, bệnh lỵ và các bệnh về hệ tiêu hóa, còn thấy ở giai đoạn hồi phục sau khi giải phẫu; bệnh về nội phân tiết và bệnh có tính tiêu hao sốt kéo dài, dinh dưỡng không tốt, thiếu vitamin và nguyên tố vi lượng kẽm, hấp thụ không đủ prôtêin và nhiệt lượng cũng thấy miệng bị nhạt bởi vì những loại bệnh này có thể khiến độ nhạy cảm của đầu lưỡi hạ thấp khiến miệng nhạt vô vị.

Ngoài ra, miệng nhạt vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn còn là một trong những đặc trưng của bệnh ung thư. Vi vậy người trung, cao tuổi mà sinh ra hiện tượng đột nhiên giảm sút hoặc mất hẳn vị giáckhông rõ nguyên nhân thì phải cảnh giác cao độ trước khả năng mắc bệnh ung thư.

Tất nhiên, điều này khác với việc người già bị thoái hóa nhũ đầu, rụng răng (mặc dù lắp răng giả nhưng cũng suy yếu do xương miệng có mức độ khác nhau) khiến nhai không kỹ càng, thậm chí còn nuốt chửng, thức ăn không tiếp xúc đầy đủ với nhũ đầu khiến ăn mà không biết mùi vị.

Trung y cho rằng: miệng nhạt vô vị, ăn uống không thơm ngon thường là do sau khi bệnh tì vị suy nhược, việc chuyển hóa không tốt. Thường kèm theo triệu chứng không muốn ăn, tứ chi yếu ớt, dạ dày trướng đầy, lưỡi mỏng bựa trắng.

7. Miệng chát

Miệng chát là chỉ trong miệng tự nhiên có vị chát, thường thấy ở người mắc bệnh về chức năng của giác quan hoặc người cả đêm không ngủ, nói chung chỉ cần điều chỉnh tốt hơn thời gian ngủ, lúc cần thiết dùng ít thuốc ngủ là có thể làm miệng hết chát. Nhưng phải chú ý, có một số khối u ác tính đặc biệt khi đến thời kỳ cuối thường gây cảm giác đắng chát miệng.

8. Miệng thơm

Miệng thơm là trong miệng tự nhiên có cảm giác thơm, thường thấy ở người bị bệnh đái đường (bệnh tiêu khát nặng). Nên đến ngay bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán rõ ràng để điều trị.

Tóm lại, chúng ta có thể thông qua chiếc cửa sổ vị giác để phân biệt và quan sát tình trạng sức khỏe.Thế nhưng khi phân tích mối quan hệ giữa vị giác khác thường với bệnh tật, còn phải chú ý hai điểm sau đây:

Thứ nhất, vị giác trở nên khác thường có liên quan đến các nhân tố tuổi tác giới tính, tình cảm, nhiệt độ, chỉ sau khi gạt bỏ những nhân tố này ra mới có thể liên hệ giữa nó với bệnh tật được.

Ví dụ mức độ nhạy cảm của vị giác ở mỗi người một khác, trẻ em mạnh hơn người lớn, thanh niên mạnh hơn người già, phụ nữ mạnh hơn nam giới; cùng một người, buổi tối mạnh hơn sáng sớm. Tình cảm cũng có quan hệ đến vị giác, vào lúc phẫn nộ, sợ hãi, sốt ruột, bị thương hoặc mệt nhọc, vị giác sẽ hạ thấp; đói khát trong thời gian dài cũng sẽ khiến vị giác tạm thời mất nhạy cảm, cảm giác mùi vị với thức ăn kém; nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến vị giác, vào khoảng 20-300C vị giác của con người nhạy cảm nhất, Ngoài ra hút thuốc hoặc uống rượu quá nhiều, ngủ không đủ... cũng sệ là cho vị giác mất bình thường.

Thứ hai, vị giác thường có khi có liên quan đến việc vệ sinh không tốt hoặc nhũ đầu chịu tác dụng tạm thời của vật chất bên ngoài khiến vị giác khác thường.

Ví dụ trong một số kem đánh răng có chứa tố chất có thể khiến vị chua trong nước cam nếm vào có vị ngọt. Thuốc Streptomycin sau khi nhai nát rồi mới nuốt thì vị đắng trên mặt lưỡi có thể biến thành vị kim loại kéo dài trong một thời gian, cho dù súc miệng bằng nước và cạo bựa lưỡi, cũng không hết được.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0