08/10/2017, 00:34
Vẻ đẹp “chân quê” trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.
Đã là thi sĩ của yêu thương, ngoài đời Nguyễn Bính hẳn phải nhiều lần tương tư mới đúng. Nhưng lần này, “tương tư” trở thành một thi phẩm độc đáo, nó là thơ hiện đại – Thơ mới, nhưng vẫn đậm chất “chân quê”, làm nên một phong cách tài hoa mà giản dị, một tiếng nói của “thôn dân” (Đỗ Lai Thúy) vừa ...
Đã là thi sĩ của yêu thương, ngoài đời Nguyễn Bính hẳn phải nhiều lần tương tư mới đúng. Nhưng lần này, “tương tư” trở thành một thi phẩm độc đáo, nó là thơ hiện đại – Thơ mới, nhưng vẫn đậm chất “chân quê”, làm nên một phong cách tài hoa mà giản dị, một tiếng nói của “thôn dân” (Đỗ Lai Thúy) vừa hiện đại, tinh tế mà cũng rất mực chân thành, thấm đẫm hồn quê!
Viết về tình yêu được xem là đề tài “tủ” của Thơ mới. Có tình yêu tan vỡ, có tình yêu vừa chớm nở… với không biết bao sắc màu đầy biến hóa trong tình trường xưa nay. Nguyễn Bính viết Tương tư và xem đó như là một “bệnh” của riêng cái tôi trữ tình trong giờ phút ấy:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Mượn thôn làng để ẩn mình trong đó là cách quen thuộc của ca dao, khi mà “cái tôi” phải nhập vào cộng đồng mới có thể yên vị! Cái điều muốn giãi bày là ở chuyện người nhớ kia: chín nhớ mười mong là một thành ngữ được đặt giữa câu thơ, hai đầu còn lại là một người và còn lại bên kia nữa, vẫn một người. Như vậy là có khoảng cách không gian (và cả thời gian) để đo đếm. Nhớ và mong là biểu hiện của tương tư? Khác rất xa với Anh trong Tương tư, chiều của Xuân Diệu.
Cách lấy trời đất ra để thề thốt, hoặc đế trách cứ, hoặc là so sánh vốn của ca dao (“Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời… “Thấy anh như thấy mặt trời…”, “Núi che mặt trời không thấy người thương”…). Nguyễn Bính cũng mượn, nhưng mượn “bệnh của giời” để so với “bệnh của tôi” thì to gan quá, chỉ có thể có ở một nhà thơ hiện đại thôi. Tuy nhiên, “cái tôi” của Nguyễn Bính không lộ rõ như Xuân Diệu và nhiều nhà thơ khác, họ nghênh ngang hơn, họ ngạo mạn hơn nhiều. Nguyễn Bính có so sánh như vậy cũng chỉ vì cớ khép người ta nghe mình cho thuận lòng trời thôi! vẫn chân quê là chỗ ấy.
Kể lể và giãi bày là cách quen thuộc của ca dao được nhà thơ triệt để sử dụng. Nó phù hợp với tâm trạng nhớ nhung của kẻ tương tư. Đi qua cả giãi bày là hờn trách, kiếm cớ mà trách hờn cho khéo: Vì hai thôn mà thật ra là một làng, vì ngỡ không gần nhưng có xa gì đâu! Chẳng đò ngang, chẳng còn cơn cớ để xa mặt cách lòng được nữa. Lối nói vòng vo khéo léo ấy cũng nhuốm màu sắc của ca dao như “Hôm qua tát nước đầu đình”, khiến người nghe hờn trách mà vẫn dễ chấp nhận, vẫn thương yêu. Và, quan trọng hơn là … lại nhớ hơn, bồi hồi khắc khoải, bâng khuâng … nghĩa là “trúng” vào cái “bay” của người than vãn kia tự bao giờ! Tài hoa của Nguyễn Bính là ở chỗ ấy. Có sắp đặt bài bản mà vẫn như vô hình, như vô lí; hay là dùng cái vô lí, vô lí để nói cho được cái hữu duyên?
Khát khao cháy bỏng được cất lên:
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Đây là hai câu thơ hiện đại nhất trong bài thơ. Hình ảnh bến và đò thì không lạ, nhưng hoa và bướm thì đã có phần mới mẻ. Nó có chất thị thành, có ánh sáng của “đèn điện” chứ không phải là “nến sáp”. Chưa kể đến chuyện ao ước ngược đời, vô lí: bến gặp dò mà không phải đò gặp bến, hoa đi tìm bướm chứ không phải thuận lẽ xưa nay!
Nhưng, dù sao, sự “vô lí” vẫn được chấp nhận vì nằm trong toàn bộ hệ thống “lí lẽ” của kẻ tương tư suốt chiều dọc của bài thơ. Vì “tương tư” mà, với tâm trạng “bồi hồi” lạ lùng nên mới thế! Nào ai trách cứ gì những kẻ tương tư.
Cuối cùng, bài thơ vẫn “chân quê” ở cái tình người, tình thơ.
Chất chân quê ấy của Tương tư thể hiện ở nội dung tình cảm sâu sắc của bài thơ: Mặc dù viết về tình yêu nhưng không sầu mộng; viết về nhớ nhung nhưng không tuyệt vọng, tỏ tình có vẻ đơn phương nhưng vẫn tin vào duyên cau – trầu như một quy luật hợp lòng trời và nhất là hợp với truyền thống văn hóa thôn làng bền vững xưa nay “Hai thôn chung lại một làng”. Tất cả đều đã có, trầu cau đã sẵn, còn chờ gì nữa nhỉ? Tình yêu ở đây gắn liền với khao khát hạnh phúc, với hôn nhân đôi lứa, rất gần với tình trong ca dao xưa.
Vẻ đẹp “chân quê” trong bài thơ này không chỉ ở cách sử dụng thể loại lục bát dân tộc cùng những hình ảnh quen thuộc, biện pháp so sánh truyền thống, mà còn cả ở cách kết cấu “có hậu” này nữa ở phần cuối của bài thơ:
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Hàng loạt những “cặp đôi” xuất hiện ngay từ đầu bài thơ, đến đoạn cuối này, lặp lại với một mức đậm đặc hơn: thôn Đoài thôn Đông, nhà em nhà anh, giàn giầu – hàng cau.
Lối nói bóng gió nhưng rất tinh tế, nên cũng khá rõ ràng, mạch lạc. Tương tư, hờn trách, ước mong … để tỏ tình. Các bước tuần tự như vậy ta cũng thường bắt gặp trong một số bài ca dao tỏ tình (Anh làm thợ mộc Thanh Hoa, Đêm qua tát nước dầu đình…). Nguyễn Bính sáng tạo hơn, in dấu ấn hiện đại hơn, nhưng nét đẹp “chân quê”, hồn quê vẫn vương vấn trong hồn vía của bài thơ. Trong khi không ít thi sĩ cùng thời, dù ít nhiều vẫn in dấu ấn của một số nhà thơ Tây phương, thì Nguyễn Bính vẫn thủy chung với thơ dân gian truyền thống. Vẫn hiện đại khi “thôn dân” Nguyễn Bính có “gian díu với kinh thành” đôi ba lần, song cốt cách thơ của ông, vẫn “giữ chân quê”, thật duyên dáng và hấp dẩn.
Lấy không gian quê làm không gian tỏ tình, cảnh sắc rất gần gũi với những miền quê Bắc Bộ, con đò, hàng cau, mái đình, bến nước… Bài thơ phảng phất không gian vừa lãng mạn, vừa bình dị, quen thuộc.
Hồn quê còn được thể hiện ở hầu hết mọi yếu tố của bài thơ, kể cả ngôn từ, thứ ngôn từ mộc mạc, khiêm nhường, kín đáo, hình ảnh đến giọng điệu trữ tình vừa kể lể, than trách, vừa giãi bày tha thiết…
Chân quê được xem là một nét đặc biệt tạo nên hồn thơ Nguyễn Bính. Trong khi các nhà thơ mới hướng ngoại, thậm chí là vọng ngoại, mới thấy Nguyễn Bính có duyên gắn bó với văn hóa dân gian tài hoa đến mức nào. Sẽ chẳng bao giờ mất được “hồn quê” hay chất “chân quê” trong mỗi người Việt, dù xã hội có “đô thị hóa” đến đâu, trong sâu thẳm của tiếng nói tâm hồn, vẫn vọng về hồn quê từ cõi lòng Nguyễn Bính!
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Mượn thôn làng để ẩn mình trong đó là cách quen thuộc của ca dao, khi mà “cái tôi” phải nhập vào cộng đồng mới có thể yên vị! Cái điều muốn giãi bày là ở chuyện người nhớ kia: chín nhớ mười mong là một thành ngữ được đặt giữa câu thơ, hai đầu còn lại là một người và còn lại bên kia nữa, vẫn một người. Như vậy là có khoảng cách không gian (và cả thời gian) để đo đếm. Nhớ và mong là biểu hiện của tương tư? Khác rất xa với Anh trong Tương tư, chiều của Xuân Diệu.
Cách lấy trời đất ra để thề thốt, hoặc đế trách cứ, hoặc là so sánh vốn của ca dao (“Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời… “Thấy anh như thấy mặt trời…”, “Núi che mặt trời không thấy người thương”…). Nguyễn Bính cũng mượn, nhưng mượn “bệnh của giời” để so với “bệnh của tôi” thì to gan quá, chỉ có thể có ở một nhà thơ hiện đại thôi. Tuy nhiên, “cái tôi” của Nguyễn Bính không lộ rõ như Xuân Diệu và nhiều nhà thơ khác, họ nghênh ngang hơn, họ ngạo mạn hơn nhiều. Nguyễn Bính có so sánh như vậy cũng chỉ vì cớ khép người ta nghe mình cho thuận lòng trời thôi! vẫn chân quê là chỗ ấy.
Kể lể và giãi bày là cách quen thuộc của ca dao được nhà thơ triệt để sử dụng. Nó phù hợp với tâm trạng nhớ nhung của kẻ tương tư. Đi qua cả giãi bày là hờn trách, kiếm cớ mà trách hờn cho khéo: Vì hai thôn mà thật ra là một làng, vì ngỡ không gần nhưng có xa gì đâu! Chẳng đò ngang, chẳng còn cơn cớ để xa mặt cách lòng được nữa. Lối nói vòng vo khéo léo ấy cũng nhuốm màu sắc của ca dao như “Hôm qua tát nước đầu đình”, khiến người nghe hờn trách mà vẫn dễ chấp nhận, vẫn thương yêu. Và, quan trọng hơn là … lại nhớ hơn, bồi hồi khắc khoải, bâng khuâng … nghĩa là “trúng” vào cái “bay” của người than vãn kia tự bao giờ! Tài hoa của Nguyễn Bính là ở chỗ ấy. Có sắp đặt bài bản mà vẫn như vô hình, như vô lí; hay là dùng cái vô lí, vô lí để nói cho được cái hữu duyên?
Khát khao cháy bỏng được cất lên:
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Đây là hai câu thơ hiện đại nhất trong bài thơ. Hình ảnh bến và đò thì không lạ, nhưng hoa và bướm thì đã có phần mới mẻ. Nó có chất thị thành, có ánh sáng của “đèn điện” chứ không phải là “nến sáp”. Chưa kể đến chuyện ao ước ngược đời, vô lí: bến gặp dò mà không phải đò gặp bến, hoa đi tìm bướm chứ không phải thuận lẽ xưa nay!
Nhưng, dù sao, sự “vô lí” vẫn được chấp nhận vì nằm trong toàn bộ hệ thống “lí lẽ” của kẻ tương tư suốt chiều dọc của bài thơ. Vì “tương tư” mà, với tâm trạng “bồi hồi” lạ lùng nên mới thế! Nào ai trách cứ gì những kẻ tương tư.
Cuối cùng, bài thơ vẫn “chân quê” ở cái tình người, tình thơ.
Chất chân quê ấy của Tương tư thể hiện ở nội dung tình cảm sâu sắc của bài thơ: Mặc dù viết về tình yêu nhưng không sầu mộng; viết về nhớ nhung nhưng không tuyệt vọng, tỏ tình có vẻ đơn phương nhưng vẫn tin vào duyên cau – trầu như một quy luật hợp lòng trời và nhất là hợp với truyền thống văn hóa thôn làng bền vững xưa nay “Hai thôn chung lại một làng”. Tất cả đều đã có, trầu cau đã sẵn, còn chờ gì nữa nhỉ? Tình yêu ở đây gắn liền với khao khát hạnh phúc, với hôn nhân đôi lứa, rất gần với tình trong ca dao xưa.
Vẻ đẹp “chân quê” trong bài thơ này không chỉ ở cách sử dụng thể loại lục bát dân tộc cùng những hình ảnh quen thuộc, biện pháp so sánh truyền thống, mà còn cả ở cách kết cấu “có hậu” này nữa ở phần cuối của bài thơ:
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Hàng loạt những “cặp đôi” xuất hiện ngay từ đầu bài thơ, đến đoạn cuối này, lặp lại với một mức đậm đặc hơn: thôn Đoài thôn Đông, nhà em nhà anh, giàn giầu – hàng cau.
Lối nói bóng gió nhưng rất tinh tế, nên cũng khá rõ ràng, mạch lạc. Tương tư, hờn trách, ước mong … để tỏ tình. Các bước tuần tự như vậy ta cũng thường bắt gặp trong một số bài ca dao tỏ tình (Anh làm thợ mộc Thanh Hoa, Đêm qua tát nước dầu đình…). Nguyễn Bính sáng tạo hơn, in dấu ấn hiện đại hơn, nhưng nét đẹp “chân quê”, hồn quê vẫn vương vấn trong hồn vía của bài thơ. Trong khi không ít thi sĩ cùng thời, dù ít nhiều vẫn in dấu ấn của một số nhà thơ Tây phương, thì Nguyễn Bính vẫn thủy chung với thơ dân gian truyền thống. Vẫn hiện đại khi “thôn dân” Nguyễn Bính có “gian díu với kinh thành” đôi ba lần, song cốt cách thơ của ông, vẫn “giữ chân quê”, thật duyên dáng và hấp dẩn.
Lấy không gian quê làm không gian tỏ tình, cảnh sắc rất gần gũi với những miền quê Bắc Bộ, con đò, hàng cau, mái đình, bến nước… Bài thơ phảng phất không gian vừa lãng mạn, vừa bình dị, quen thuộc.
Hồn quê còn được thể hiện ở hầu hết mọi yếu tố của bài thơ, kể cả ngôn từ, thứ ngôn từ mộc mạc, khiêm nhường, kín đáo, hình ảnh đến giọng điệu trữ tình vừa kể lể, than trách, vừa giãi bày tha thiết…
Chân quê được xem là một nét đặc biệt tạo nên hồn thơ Nguyễn Bính. Trong khi các nhà thơ mới hướng ngoại, thậm chí là vọng ngoại, mới thấy Nguyễn Bính có duyên gắn bó với văn hóa dân gian tài hoa đến mức nào. Sẽ chẳng bao giờ mất được “hồn quê” hay chất “chân quê” trong mỗi người Việt, dù xã hội có “đô thị hóa” đến đâu, trong sâu thẳm của tiếng nói tâm hồn, vẫn vọng về hồn quê từ cõi lòng Nguyễn Bính!