Văn minh phương Tây: La Mã sụp đổ
GS. Eugen Weber Lê Quỳnh Ba biên tập Bên ngoài là các kẻ thù rình rập, bên trong thì nội chiến và kinh tế sụp đổ làm Đế chế ngày càng tàn lụi. Mặc dù có những Hoàng đế tốt như Hadrian hay Marcus Aurelius, cuối cùng La Mã cũng bị xâm chiếm I . La mã Suy tàn ...
GS. Eugen Weber
Lê Quỳnh Ba biên tập
Bên ngoài là các kẻ thù rình rập, bên trong thì nội chiến và kinh tế sụp đổ làm Đế chế ngày càng tàn lụi. Mặc dù có những Hoàng đế tốt như Hadrian hay Marcus Aurelius, cuối cùng La Mã cũng bị xâm chiếm
I . La mã Suy tàn
Cái gì đã thủ tiêu nguồn sức mạnh của đế chế La Mã? Những bộ tộc man di hay dịch bệnh? Hay là Ki tô giáo? hay những gánh nặng quá lớn khiến nó lụn bại? hay nó chỉ là 1 trong các nền văn minh cổ đại bị diệt vong vì không thể điều chỉnh trước những biến động quá lớn của lịch sử?
- Dân man di bị cám dỗ hay bị bắt buộc xâm lấn Đế chế La Mã.
Bối cảnh vào đầu TK 6 (như sắp tận thế): Vào TK thứ 6 (590), một quý tộc La Mã bị ép thành Giáo hoàng. Đấy không phải là 1 địa vị dễ chịu trong thời đó. Gregory vĩ đại, và ông được phong Thánh. Nhưng vào thời điểm đó, tại Rome không có ai là Hoàng Đế trong suốt 200 năm (?), và cả Italia cũng chỉ có 1 hoàng đế trong suốt 100 năm(? 10 năm?).
Trên thực tế, tất cả các xứ sở từ bức tường Hadrian ở Anh cho đến biển Adriatic và xa hơn nữa đều bị xâm chiếm bởi những bộ tộc mông muội và hiếu chiến, hầu hết họ đến từ nước Đức ngày nay. Đế quốc La Mã bị mất trọn phần phía Tây. Hoàng đế ngự tại Constantinope và chỉ khống chế vài hải cảng ở Ý thông qua quân đội và tàu thủy. Phần lớn các bán đảo đều rơi vào tay dân man di. Giáo hoàng tin chắc rằng ngày tận thế đã gần kề. Đế chế sắp sụp đổ và ngày Phán xét sắp đến. Gregory tin rằng miệng các núi lửa chính là cửa địa ngục và chúng đang càng ngày ngoác rộng ra để nuốt những linh hồn tội lỗi ngày càng nhiều hơn. Mặc dù Gregory cố gắng tìm cách giảm nhẹ nỗi đau khổ của các con chiên và vỗ yên những nhốn nháo xung quanh ông. Công việc sống còn trong lúc này là chuẩn bị cho cái chết.
Tại buổi thuyết giáo, Gregory liên hệ thế giới hỗn mang thời đại ông “Đâu đâu cũng là cảnh chết chóc, kêu la và điêu tàn” với sự thịnh vượng của thời trước khi Cơ đốc nhân đều là những người tử vì đạo. Vào đầu TK 2, dưới sự trị vì của Trajan, con người sống lâu và khỏe mạnh; giàu có, sinh sôi, an hưởng cuộc sống hòa bình. Nhưng chính trong hạnh phúc tràn trề đó thì mầm đau khổ nảy nở, từ sâu trong trái tim con người.
Vào TK 2, tình hình các bộ tộc man di quanh Đế chế:
“Chùm nho chua”, nhưng nảy sinh 1 vấn đề, làm thế nào 1 xã hội thịnh vượng, văn minh, trọng pháp luật lại trở nên hỗn độn và sụp đỗ. Do đế chế La Mã vào TK 2 đã bị bao phủ bởi hỗn độn và ở bên bờ sụp đỗ. Nó bị bao vây bởi các bộ lạc man rợ, đói khát và hoang dã, suốt dọc bờ sông Tyne, sông Rhine và sông Danube chưa tính các rặng núi và sa mạc ở Á, Phi. Những nơi bị La Mã chặn lại, thì những bộ lạc này quay ra đánh nhau. Dân nơi khác thường di cư từng nhóm nhỏ vào La Mã để kiếm kế sinh nhai hoặc làm lính đánh thuê. Một vài người định cư lâu dài ở đây và trở thành công dân La Mã. Nhưng khi việc tị nạn trở nên dễ dàng thì dân chúng đổ xô tới để càn quét, cướp bóc, phá phách hệt như dân mọi rợ. Cả khi tạo được điều kiện hồi hương với những chiến lợi phẩm trong cuộc cướp bóc họ vẫn chưa thấy thỏa mãn mà tìm cách chiếm được mảnh đất tốt hơn nữa và bám chặt ở đó, cho đến khi 1 kẻ tị nạn khác đến đuổi họ đi. Sau năm 250, tình hình càng trở nên nghiêm trọng, các cuộc di cư biến thành xâm lược. Và đế chế phải dồn toàn bộ tài nguyên vật lực để ổn định những miền đất nó còn giữ được và tạo 1 khoảng cách với các bộ lạc đôi khi chính bằng cách thuê các đám đánh thuê của dân man di để chiến đấu dưới lá cờ La Mã. Còn có cách tốt hơn là người La Mã xúi các bộ lạc đánh nhau, để chúng không còn tâm trí đe dọa Rome.
- Đặc điểm khác nhau của những bộ lạc và dân man di mà nhanh nhất trở thành đối tác của Đế chế.
Dân man di tấn công, tàn phá đế chế La Mã: Nhưng khoảng năm 214 BC, thời Tần Thủy Hoàng thống nhất, khi Trung Hoa bắt đầu xây Vạn Lý Trường Thành, phần xa về phía Bắc của TQ. Thì liên quân các bộ lạc Mông Cổ quay ngựa về phương Tây. Tộc người Huns, di cư từ Đông sang Tây qua nhiều thế kỷ. Người Huns đẩy những bộ lạc man rợ khác ra khỏi đất của họ, khiến họ cũng tiến về phía Tây, đó là người Goths và Vandals. Chính họ đã báo cho phương Tây biết trước sức mạnh khủng khiếp của người Huns. Vào cuối TK IV, 1 số bộ lạc, phần lớn là người Goths đã tiến vào bán đảo Balkan (1 trong những tỉnh sầm uất nhất Đế chế) và từ đó tiến vào Ý. Đến khoảng 406, hàng đoàn người Vandal vượt sông Rhine vào mùa đóng băng và tiến đến tàn phá vùng Gaul. “Xứ Gaul đã bay lên trời trên 1 giàn hỏa thiêu liên tục”. và sau khi biến Gaul thành tro bụi, dân man di lại tiến xuống Tây Ban Nha và Bắc Phi. Trong khi đó, người Huns đuổi theo, mang theo sự tàn phá khủng khiếp. Thế là miền Tây rơi vào hỗn loạn, người La Mã thì khiếp đảm, còn đám dân man thì đánh lộn nhau.
Sự đau đớn và bất hạnh thời đó, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và lớn đến nỗi không cường điệu thêm được nữa. Nó không phải là chiến tranh theo nghĩa thông thường mà là cướp bóc, sát thương ở quy mô lớn, giống như trận càn của băng cướp đi xe moto. Nghĩa là cướp phá thành phố, cộng với tàn sát và nô lệ hóa dân cư, cộng với phá hoại đất nước đã thất thủ. Attila the Huns, thủ lĩnh bộ lạc Huns trong 20 năm giữa TK V, “Kẻ chống lại Thượng đế”. Năm 448, những sứ giả La Mã trên đường đi đến diện kiến Attila đã nhìn thấy trên bán đảo Balkan đống điêu tàn của Naissus, thành phố 1 thời rất thịnh vượng, giờ đây chỉ còn các xác chết. Vài trăm năm trước đó (vài chục năm) ở châu Phi, nếu tòa thành nào không chịu đầu hàng, người Vandal sẽ dồn tù binh đến chân tường thành và sát hại hàng loạt để mùi hôi thối bốc lên, khiến cho các hàng phòng thủ của thành đó phải tan rã.
Như Thánh Jerome đã thuật lại vào 396 “những linh hồn cũng phải rùng mình khi tụ lại trên những đống đổ nát. Tứ phía đều thấy buồn đau than khóc,…”. Cho đến thời Giáo hoàng Gregory TK 6, loạn ly và sát hại đã trở thành 1 phần của cuộc sống bình thường. Vậy đưa đến 1 vấn đề: nó xảy ra như thế nào? Tại sao 1 đế quốc hùng mạnh như La Mã lại không thể bảo vệ được chính mình.
Sụp đổ do Ki tô giáo?: Cuốn sách đồ sộ “Sự suy vong và sụp đổ của Đế chế La Mã” của Edward Gibbon, xuất bản tại London vào những năm giữa CM Mỹ và CM Pháp. Cho rằng, sở dĩ La Mã quỵ ngã là do ảnh hưởng âm thầm của Ki tô giáo, đã ăn mòn xã hội La Mã trong từng tế bào, sự lên ngôi của dị đoan. Nhưng thú vị ở chổ, giả thuyết của Gibbon chạy suốt TK 1 cho đến TK 5, đây quả là giai đoạn ủ bệnh quá dài đối với 1 căn bệnh chết người. Đặc biệt, viết cuốn sách khi đúng bình minh đế quốc Anh. Ngày nay, 200 trôi qua, Đế chế Anh không còn nữa. Trong khi đó, sự suy tàn của La Mã vẫn còn làm đau đầu các nhà khoa học đến tận ngày nay. Khác với Gibbon, phần lớn các sử gia ngày nay, không quan tâm đến Ki tô giáo mà nghiên cứu các yếu tố xã hội, kinh tế, chính thể. Điều đó hợp lý hơn. Vì những mặt này ít nhiều có thể được xác định và đong đếm.
Giả thuyết về bệnh sốt rét: Một trong những giả thuyết thuyết phục nhất về sự sụp đỗ của Rome: nhấn mạnh vùng đất màu mỡ, những vùng ruộng cao được tưới tiêu, chống úng hiệu quả. Qua nhiều thế hệ, những vùng đất này rơi vào tay các lãnh chúa. Những vùng nghèo hơn, đặc biệt là ruộng thấp để lại cho các nông dân. Ở những vùng thấp lầy, muỗi truyền bệnh truyền nhiễm rất nhiều. Bệnh tật và nghèo đói, đẩy nhiều nông dân ra thành thị kiếm sống. Họ mang mầm bệnh đến đây và nó nhanh chóng phát tán. Có thể đặc điểm chính trị của Rome cũng liên đới phần nào phát sinh nhanh dịch bệnh này. Sau đó, theo giả thuyết, bệnh sốt rét kết hợp bệnh đậu mùa hoặc 1 loại bệnh dịch khác lây lan dần ra biên ải, giết chết quân đồn trú biên phòng và 1/10 dân số ở đây. Cuối cùng khiến cho phòng tuyến bị dân man di chọc thủng. Nếu giả thuyết này đúng, thì đế chế La Mã thực sự bị đánh đổ bởi muỗi. Bệnh sốt rét rất có thể thực sự là hung thủ trong cái chết của Alexande Đại Đế, thì giả thuyết này không quá hoang đường.
- Kinh tế, việc quản lý và quân đội là nguyên nhân sụp đỗ Tây Đế chế.
Sự khác nhau về kinh tế và chính trị giữa thành phố và miền quê La Mã
Giả thuyết nông dân thời đó không biết canh tác hợp lý và thuế nặng: Còn 1 giả thuyết khác, là nông dân thời đó không biết canh tác hợp lý khiến đất bạc màu, tầng lớp tiểu nông bị bần cùng hóa, làng mạc thưa thớt dần. Dẫn đến nhà nước thu được ít thuế, ít thanh niên tòng quân. Mà đó là lực lượng chính bảo vệ đế quốc. Theo 1 ý kiến khác, thuế khóa nặng nề khiến nông dân bỏ ruộng và nông nghiệp sa sút khiến thuế khóa nặng hơn. Trên thực tế 2 ý kiến này đều đúng, nhưng không cái nào đủ mạnh để giải thích. Bởi vì đất đai bạc màu, chỉ là cục bộ. Ví dụ như Gaul hay Ai Cập đất đai rất trù phú, trong khi thuế thu trên toàn lãnh thổ. Có nhiều vùng đóng thuế cao hơn chổ khác, đặc biệt khi dân vùng đó không lo chiến tranh.
Các thành phố chỉ tiêu thụ, không sản xuất, là gánh nặng quốc gia. Lạm phát: Tuy nhiên, có 1 vấn đề, tình trạng chung xã hội Hy Lạp và dần trở thành mối họa riêng của Đế Chế La Mã: các thành phố chỉ tiêu thụ, không sản xuất. Như cửa hàng bánh mỳ thịnh vượng này. Tại Pompei, thị dân tiêu thụ nông sản từ nông thôn chuyển lên và để lại rất ít cho nông dân, những người ngày càng cùng cực. Tình hình ngày càng nghiêm trọng, khi mối đe dọa từ man di tăng lên, cùng với áp lực kinh tế đối với nông dân, càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Bộ máy hành chính của đế quốc chỉ quan tâm thỏa mãn nhu cầu thị dân vì nhóm này dễ bất mãn và nổi loạn hơn. Bởi vậy chính quyền cho họ những quyền lợi như nhà thơ Juvenal gọi là “bánh mì và trình diễn”. Các kiểu thi thố, biểu diễn, vui chơi, trưng bày,…1 thời chỉ là trò giải trí tùy dịp thì giờ đây trở nên quan trọng đối với chính thể. Biểu tượng của chính sách đó là đấu trường Colosseum, được xây vào TK 1, với sức chứa 50.000 người. Ở đây hầu như lúc nào cũng nhộn nhịp. Dưới chính thể cộng hòa, mỗi năm có 65 ngày thi đấu. Và con số này tăng đều mỗi năm, cho đến TK 4, các cuộc thi đấu 175 ngày, nữa năm. “Diễn trường chính là thánh đường của họ” nhà quan sát đương thời cho biết.
Các Cơ đốc nhân cố công chấm dứt các cuộc đấu giữa các võ sĩ và đến TK 6 họ đã hạn chế được rất nhiều. Nhưng đua xe ngựa, các trò diễn và trò dùng chó săn gấu thì vẫn tiếp diễn. Kịch câm tục tĩu. Trong khi Nhà Thờ cố gắng hạn chế ý muốn man rợ của dân chúng thì họ trả đũa bằng cách đòi xem những cảnh trần tục máu me hơn nữa bằng cách đòi diễn viên đóng vai Hercules phải bị thiêu sống thật ở cuối vở kịch và anh hề phải bị đóng đinh cho đến chết. Duy nhất chỉ có sụp đổ hoàn toàn ở TK 6 mới làm những trò chơi man rợ đó kết thúc.
Tuy nhiên, cái bánh mì thì hết trước trò trình diễn rất nhiều. Cũng như trò trình diễn, cái bánh mì từ chổ là của bố thí tùy dịp đã biến thành đồ cứu trợ xã hội thường xuyên dùng để vỗ yên dân thành thị. Nhà nước phát không rượu, thóc, dầu, thịt lợn muối và thậm chí cả tiền. Đã có những đợt phân phát với giá trị tương đương 10, 15 thậm chí 20 USD ngày nay cho 300.000 người hoặc hơn. Nếu Nhà nước tài trợ các khoản đó, thì phải lấy nó từ nguồn khác. Rõ ràng nguồn thu chính là các tỉnh lỵ, các người lao động, chính dân nông thôn. Điều đó thổi bùng lòng căm phẩn của nông dân, đối với đám dân ăn hại, tham lam ở thành phố hoặc nảy sinh ham muốn gia nhập vào đám dân đó, những người ít nhất cũng có chút vui thú và từ người lao động biến thành người hưởng thụ. Dẫn tới tình trạng có ít người lao động hơn và nhiều vấn đề hơn.
Lạm phát: Việc tương trợ quy mô lớn, thực ra không phải vấn đề quá lớn khi nền kinh tế ổn định. Nhưng khi nó bị bẽ gãy bởi nội chiến vào TK 2, các cuộc xâm lăng TK 3 thì nó trở thành gánh nặng thật sự. Nền kinh tế bắt đầu trong TK 2 và 3, các hoàng đế tập trung huy động tối đa của cải, vật chất để trả lương cho quân đội và người man di, những kẻ giờ đây ngoài tầm kiểm soát của quân đội. Điều này chứng tỏ nền kinh tế đã bị cuốn vào vòng xoáy tuột dốc và kéo theo nó là cả xã hội. Thuế khóa càng nặng nề thêm, số người có khả năng đóng thuế ngày càng ít đi. Lạm phát đồng tiền mất đi, khiến cho vàng bạc không còn được mang ra lưu thông. Dần dần thuế được trả bằng hiện vật như thóc, gia súc, lao động cưỡng bức hoặc người nông dân không còn gì để trả nữa. Phải mất bao thế kỷ con người mới chuyển từ kinh tế đổi chác sang tiền thì nay lại trở về hình thức sơ khai nhất của đổi chác. Và đó là 1 trong những nguyên nhân đẩy Rome xuống vực thẳm.
Sự bành trướng quá cỡ: Nhưng nguyên nhân chính có lẽ là sự bành trướng quá cỡ. Đây vốn là căn bệnh chết người đối với các đế chế cổ đại. Khi 1 thiết chế nổi lên, nó lần lượt loại bỏ các nguy cơ. Nó nuốt chửng các thế lực xung quanh. Và sau 1 thời gian, chi phí cho quân đội và nền hành chính phình to đến nỗi nền kinh tế không chống đỡ được. Tất cả liên kết bị bẽ gãy trong sự hoảng loạn. Chỉ huy không còn kiểm soát được quân đội ngoài biên giới. Các vùng xa xôi bị cô lập. Năm 280, hoàng đế Diocletian nhận ra tình hình, ông chia xẻ ½ đế quốc cho 1 người, có thể bảo đảm phần phía Đông của Đế chế. Để ông tập trung giữ vững phần phía Tây. Hai người này tìm 2 Phó vương khác. Thế là việc triều chính được chia làm 4.
Về sau con trai của 1 trong 4 vị đó, trở thành hoàng đế Constantine. Bộ Tứ quyền lực (Tứ đầu chế). Cả 4 người đều kềm giữ nhau kỹ càng, lại có vẻ thân mật, giống hiệp sỹ trung cổ hơn người La Mã. Thiết chế 2 hoàng đế song song, cho đến khi Romulus Augustulus, hoàng đế Tây La Mã, bị dân man di lật đổ 476. Ở phương Đông, Constantine lấy Byzantine, 1 thành cổ Hy Lạp trên bán đảo Bosphorus, ông mở rộng nó, đặt tên Constantinople lấy nó làm kinh đô năm 330. Kể đến lúc này, vấn đề quy mô vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Chính thể chỉ có thể tồn tại trong thời bình, nhưng nó trở nên quá khổ khi chiến tranh bùng nổ vào TK 4 và 5.
Kinh tế, công nghiệp không phát triển: Cuối cùng, nền kinh tế nảy sinh vấn đề. Tất cả tòa án và bộ chỉ huy tối cao, đều ăn bám, chứ không sản xuất. Những siêu đô thị như Alexandria, Antioch và Rome, giống như con bạch tuột với xúc tu cực lớn bám chặt và hút hết dưỡng chất vùng nông thôn hay tỉnh lỵ xung quanh. Sức mua rất yếu, kể cả thành phố lớn. Những công dân hạng 2, sống chen chúc trong những khu bình dân, ngột ngạc chật chội, không có lò sưởi, ngọn đèn dầu bé tí, ít đồ đạc,… nên họ hay đổ ra đường hoặc đến diễn đàn, rạp xiếc, nhà hát, nhà tắm công cộng miễn phí.
Dù Đế chế hùng mạnh là thế, nhưng kinh tế èo uột. Công nghiệp hầu như không tạo ra sản phẩm, các xí nghiệp chẳng được ai bỏ vốn, nên hàng hóa và tiền bạc không được sinh sôi và đưa vào lưu thông. Đó là điểm khác biệt cơ bản giữa 1 xã hội cổ đại và xã hội hiện đại. Nguồn vốn ở thế giới cổ đại thường dùng để tậu đất đai hoặc cho vay nặng lãi nghĩa là chi vốn ra để thu về 1 số lãi cực lớn. Và rất ít vốn được sử dụng để cải tiến kỹ thuật, bởi vì sản xuất cũng chỉ phục vụ kinh tế nội địa, nghĩa là những gì con người cần trong nhà hoặc trên đất đai của họ hoặc sản xuất xa xỉ phẩm. Hơn 2000 năm trước, Hero, 1 nhà hình học ở Alexandria đã phát minh ra động cơ hơi nước áp dụng triệt để các nguyên lý của tua – bin và khí động lực học và tỏ ra cực kỳ hiệu quả, nhưng mà nó hoàn toàn không được sử dụng. Điều khiến Hero trở nên nổi tiếng là ông nghĩ ra nhiều trò bịp và đồ chơi trẻ con. Đồ chơi trẻ con làm đám nhà giàu thích thú còn trò bịp được các thầy tu trong đền ưa chuộng. Như cái máy kỳ cục tạo ra hơi nước để mở cửa đền và làm lộ tượng Chúa bên trong, mà chẳng cần bất cứ ai động tay vào. Không 1 sáng kiến nào áp dụng xa hơn thế.
Tất nhiên ở đây có rất nhiều nô lệ, nên máy móc không được trọng dụng. Chẳng ai quan tâm đến khoa học và công nghệ, trừ phi nó phục vụ chiến tranh và nhu cầu nội địa. Cống ngầm, máy may, các tòa nhà công cộng, hệ thống tắm nước nóng tinh vi,… những thứ đó thì rất tiến bộ, rất ấn tượng, nhưng năng suất không cao.
Và như vậy, thời đó đã đạt đến ngưỡng cửa thời đại công nghiệp, nhưng họ không bước qua được nó. Máy hơi nước của Hero và những phụ kiện đi kèm đã phải đợi 1700 năm để được công nhận và sử dụng, do xã hội không linh loạt. Nó không được cấu thành và trang bị để cải tổ, để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu chính nó. Vì thế, khi bị buột phải cải tổ, nó lờ đi hoặc làm cho chúng tồi tệ hơn, tăng thuế, giám sát gắt gao hơn, đè nén, áp bức và cấm cản.
II . La Mã Sụp Đổ
Mặc dù có những Hoàng đế tốt như Hadrian hay Marcus Aurelius, cuối cùng La Mã cũng bị xâm chiếm. Đế chế La Mã ngày càng chuyên quyền còn công dân ngày càng cùng cực. Tại sao đế chế này lại sụp đổ? Hay Tại sao nó tồn tại được từng ấy thời gian.
- Những nỗ lực thành công và thất bại của Đế chế La Mã để duy trì trong TK 3 và 4
Các bộ tộc man di là 1 nhân tố làm La Mã sụp đổ. Dân số của đế chế vào TK 3 và 4 chỉ khoảng 50 – 65 triệu người, di cư từ bờ sông Tyne, Bắc Anh đến sồng Euphrates chỉ là chuyển tưởng tượng. Như vậy ảnh hưởng của các bộ tộc man di lớn hơn nhiều so với quy mô dân số của họ.
Các bộ lạc Đức và Huns có dân số khác nhau, dao động từ 50.000 – 100.000 người. Tức là họ chỉ có khoảng 5.000 – 20.000 chiến binh, nhưng các dân bản địa cũng rất thưa dân và lực lượng quân đội đế chế cũng không hùng hậu. Nếu 1 bộ lạc bị quét sạch hay bị đồng hóa thì ngay lập tức có bộ lạc thay thế, và mọi chuyện cứ thế tiếp diễn.
Một vài hoàng đế rãi quân khắp Đế chế, có vẻ trấn giữ được mọi miền, nhưng như vậy khó tập trung quân. Đến TK 4, khi dân man di đã vây bọc khắp nơi, cuộc sống các đô thị trở nên tồi tệ khủng khiếp. Các thành bang trước kia rộng lớn, rộng mở đón mọi người, mọi luồng văn hóa. Bản đồ 1 đô thị La Mã ở Silchester, Anh, giờ đây thu nhỏ, bị vây bọc bởi các bức tường, những bức tường tồn tại đến ngày nay. Thành những khu đặc quánh và dễ phòng thủ. Kể cả những đô thị lớn như Boxdeaux, thời đó cũng thu lại chỉ còn 70 mẫu Anh.
Quý tộc chuyển về nông thôn lập trang viên: Cuộc sống đô thị ngột ngạt, buồn thảm. Đến nỗi các quý tộc chọn nông thôn và xây những trang viên kín mít. Họ đi săn, tổ chức tiệc tùng và giải trí với nhau và bắt đầu lối sống dân dã mà dần dà trở nên quen thuộc với quý tộc nông thôn trong 15 TK tới. Trong bối cảnh đó, những lãnh chúa lớn dần trở thành ông vua con. Ông ta chẳng buồn nộp thuế, cũng chẳng ai dám đòi. Ông có vệ sỹ và binh lính vũ trang, tự đặt luật pháp và nhà tù riêng. Ông nuôi dưỡng và bảo vệ các thực khách chính là nhân dân của ông. Cứ như vậy cho đến TK 4, nền tảng kinh tế thời Trung cổ và chính thể phong kiến đã thành hình khá rõ.
Bạn có thể thấy sự suy sụp của văn minh La Mã thể hiện trên những tác phẩm nghệ thuật. Các bức tượng các vị hoàng đế và các vĩ nhân khác, được chia làm 2 phần, phần thân được chuẩn hóa và phần đầu trông ngày càng giống 1 kẻ chăn cừu ăn thịt chính cừu của mình. Và sự điềm đạm cổ điển đã nhường chổ cho lối thể hiện thống thiết, lâm li. Chủ nghĩa tự nhiên trang nhã trong nghệ thuật Hy Lạp đã bị thay thế bằng những đường nét vô duyên vẫn cổ điển nhưng thô cứng hơn nhiều.
Nhưng điều quan trọng là các Hoàng đế không còn quyền lực nữa, đây là dấu hiệu nghiêm trọng, vì trong 1 xã hội như thế, hoàng đế là tất cả, khả năng và ý chí của hoàng đế cực kỳ quan trọng. Và trên thực tế, kể cả thời Cộng Hòa hay thời chuyên chế, Rome có vấn đề nghiêm trọng có tính hệ thống, đó là chính thể của họ không có khả năng cải tổ, theo quy mô và bản chất của diễn biến thực tế. Khi nền cộng hòa phình to quá cở, người La Mã giải quyết bằng cách chấp nhận chính quyền chuyên chế của Augustus và các hoàng đế kế thừa ông, không luật nào được sửa chữa, không có gì được cải cách. Mọi thứ đều phó cho may rủi, đôi khi Rome gặp may, có khi gặp rủi.
Thế kỷ thứ 2 là 1 khoảng lặng may mắn, bởi vì vào năm 96 vụ ám sát Domitian, 1 vị hôn quân, đã mở ra cơ hội lên ngôi cho những hoàng đế anh minh nhất. Nerva, Trajan, Hadrian, Antonius và Marcus Aurelius. Nhưng khi chọn người kế vị, Marcus Aurelius lại đặt gia đình trên lý trí. Năm 180, Commodus, con trai ông đăng quang, đó là 1 cậu bé hoang tưởng, tưởng mình là Hercules, cậu mang rất nhiều võ sĩ và gia súc ra tế Thượng đế. Giữ trong hậu cung 300 cung nữ và từng đó hầu nam, cuối cùng ông bị ám sát. Đây là dạo đầu cho 1 giai đoạn cai trị vô cùng kém cõi, xen kẽ với những vị vua điên khùng không ít thì nhiều. Đó là giai đoạn mà, nhân dân chỉ có thể phản ứng sự đàn áp của hoàng đế bằng cách nổi dậy hoặc ám sát, nhưng cũng không giải quyết được vấn đề gặp phải, và không tránh khỏi thất bại cuối cùng.
Sự kéo dài tình trạng này là do xuất hiện dưới thời Maxim Septimus Severus (193 – 211). Severus nói với con trai: Hãy đoàn kết, cho quân lính thật nhiều tiền, và kệ những kẻ khác”. Đó là 1 lời khuyên đúng đắn, nhưng con trai ông, Alexander, vẫn bị ám sát, kẻ thủ ác là 1 tên lính. Cháu trai ông Heliogabulus bị đồng tính và cuộc đời trác táng.
Heliogabulus lên ngôi năm 218, khi 14 tuổi, chỉ tại vị 4 năm. Sai lầm của hoàng đế này, là không ưu đãi quân lính. Cuối cùng bị ám sát trong nhà xí quân đội, bởi chính cận vệ của mình. Thực tế, toàn bộ TK 3 là 1 giai đoạn đen tối trong lịch sử La Mã, 1 giai đoạn vô chính phủ. Trong thời này, quân chính phủ và lãnh chúa địa phương đấu đá nhau để đưa kẻ cùng phe lên ngai vàng. Ngôi vị hoàng đế La Mã cũng bị đem ra bán đấu giá. Đằng sau sự suy đồi này diễn ra 1 sự chia rẽ lớn trong xã hội. Từ đầu TK 3, quân đội gồm phần lớn là nông dân và những thành phần cùng khổ. Và những người lính nông dân này, đối kháng rất mạnh với tầng lớp trung lưu, tầng lớp lãnh đạo xã hội dưới sự trị vì của những hoàng đế đầu tiên của La Mã. Vậy hình thành 1 mâu thuẩn lớn, giữa quân đội nông thôn hầu như không phải là La Mã và phần còn lại của dân số, phần lớn là người La Mã, những người đang cố giữ quyền lực.
Tình hình còn bị phức tạp hóa bởi vì mỗi quân đoàn, có quyền tự tuyển mộ quân. Phần lớn các quân đoàn này, khi ra biên ải phải chia làm 4, nghĩa là chắc chắn họ phải tuyển thêm quân từ dân địa phương hoặc từ nguồn khác, nhiều khi là từ đám dân man di ở bên kia biên giới. Cơ chế này làm tính La Mã của quân đội càng nhạt đi, và nó dẫn 1 làn sóng trong giới công dân có thể gọi là “Chủ nghĩa Dân tộc”. Rất nhanh chóng, quân đội xứ Gaul hay xứ Illyria muốn thống lĩnh của họ lên làm Hoàng đế, và họ không còn nhớ phẩm chất trung quân và trung thành với Đế chế La Mã như trước kia. Do đó, cuộc chiến tranh giành quyền lực chính trị lan khắp các vùng biên giới và ngày càng gay gắt.
Sau 1 TK loạn lạc, 1 đế chế quân sự, với 1 chính quyền đàn áp thẳng tay lại được tái lập dưới thời Diocletian vào cuối TK 3 và thời Constantian đầu TK 4. Dưới thời này, muốn khôi phục lại truyền thống La Mã cổ, nhưng thực ra chính quyền nằm ở tay người cầm đầu quân đội. Hoàng đế là 1 người lính. Và ông chỉ chọn lính vào những vị trí trong chính quyền ở cấp trung ương và tỉnh lỵ. Tạo ra 1 tầng lớp quý tộc thuần quân đội được củng cố không ngừng bằng việc tuyển mộ thêm quân man di. Cứ như vậy, Đế chế dần độc tài kiểu phương Đông, với 1 món trang sức là Cảnh sát Quốc gia, 1 kiểu ngụy biện. Thân thể mỗi công dân không còn phục vụ cho lợi ích chính nó mà bị bóc lột và phụ thuộc trong tay “người bảo vệ”, đó là những quân đoàn.
J.W. Thomson mô tả sống dưới thời Diocletian “Hoàng đế là 1 vị Thượng đế và có quyền năng tối cao. Ông dùng quyền thiêng liêng của mình để trị vì Đế chế. Cả La Mã run lên khi nghe tiếng ho của Ngài”. Mối đe dọa từ các bộ lạc man di càng tăng, nỗ lực lấp liếm càng lớn, để bảo vệ cho nền chuyên chế, bảo vệ quân đội, bảo vệ cho chế độ thuế khóa nặng nề. Nhưng các Hoàng đế cuối triều, càng áp dụng chính sách này triệt để bao nhiêu, càng cố thâu tóm quyền lực bao nhiêu, càng thu thuế gắt gao bao nhiêu; thì càng bị nhân dân La Mã xa rời, chán ghét và quay sang mong ngóng quân man di như là 1 sự giải thoát. Ít nhất dân man di không thu thuế.
Khi 1 xã hội đối mặt với 1 vấn đề nghiêm trọng, thì luôn đặt ra 1 câu hỏi: nó sẵn sàng nổ lực đến mức nào, hi sinh những gì, để loại bỏ vấn đề đó. Nếu cách duy nhất để thỏa mãn 1 nhu cầu là áp dụng các biện pháp loại trừ nhu cầu đó, ví dụ như bạn chỉ có thể có dân chủ và tự do ngôn luận bằng cách cấm cản hoặc chỉ có thể bảo đảm 1 mức sống cao bằng cách thu thuế và bóc lột hoặc bảo vệ tự do bằng cách đàn áp hoặc kiểm soát tư tưởng bằng cách điều tra. Và thế là bạn quay ra chống lại ngay chính điều mà bạn tuyên bố sẽ bảo vệ, chính điều đầu tiên bạn nêu ra để kêu gọi sự hy sinh. Cuối cùng thứ mà bạn muốn bảo vệ và vấn đề đang tấn công bạn trở nên giống nhau mà hầu như không có sự khác biệt nào.
Trong bối cảnh xã hội TK 4, phần lớn dân chúng còn nghèo hơn cả đám man di bên kia sông Rhine, nhất là khi loại bỏ nhóm nhỏ những quý tộc có học không thường xuyên ở tỉnh lỵ như Gaul hay Bắc Phi hoặc đám quân lính, họ cũng là dân man di. Cho đến TK 4, các quân đoàn cũ của La Mã đã tan rã và lính bộ binh man di được tính là lính La Mã. Nhưng họ không đủ trình độ để đáp ứng những chiến thuật phức tạp.
Năm 378, hoàng đế Valens thống lĩnh quân La Mã và đại bại ở Adrianople dưới tay những kỵ binh mang giáp nặng người Goths. Valens tử thương trong trận đó. Có lẽ là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử La Mã, kể từ thời Hannibal trước đó 6 thế kỷ. Và hậu quả lớn nhất của thất bại đó là Theodosius, kế vị Valens, quyết định rằng sử dụng bộ binh là lỗi thời, thế là ông dùng những đoàn kỵ binh Goth thay vào chổ bộ binh. Các quân đoàn kỵ binh Goth đã thực hiện chính xác ý đồ của ông. Và chiếm được đất Rome sau trận Adrianople. Hậu quả là đội hình truyền thống của La Mã bị thay đổi, chế độ xã hội mới đã ra 1 nhóm sứ quân, ai cũng có những quân đoàn kỵ binh trang bị nặng. Sự chia cắt Đế chế La Mã xảy ra TK 5.
Như thế, đế chế La Mã vốn được tạo thành bởi những đội quân La Mã, và những người nông dân cầm vũ khí, chắc chắn sẽ bị tan rã khi những người nông dân nhỏ bé, độc lập đó không còn và quân đội cũng sẽ sụp đổ theo. Sau đó những người lính mà chúng ta gọi là “người La Mã” chỉ là quân man di được trả tiền để đánh nhau với đồng loại của họ. Kể cả cấp tướng tá và những người lãnh đạo chính quyền cũng là dân man di hết như tướng Stilicho, 1 người Vandals và là con rể Theodosius. Năm 402, Stilicho chuyển triều đình về Ravenna ở phía Đông Bắc, muốn lợi dụng các đầm lầy để phòng thủ và để rút chạy bằng thuyền. Italia không còn là nơi bình yên đối với người La Mã. Rome giờ đây như 1 con mồi bị thương, không thể chạy trốn. Và quả thực sau vài năm chuyển đến Ravenna, năm 410, 1 đội quân Goths dưới sự chỉ huy của vua Alaric, đã tiến vào Rome và phá hủy nó.
Sự thất thủ là biểu tượng sự sụp đổ toàn bộ nền văn minh, kết thúc sự yên ổn của Đế chế, bất chấp trong quá khứ nó chói lọi như thế nào, và cáo chung hạnh phúc của mọi người. Thánh Jerome ở Jerusalem nhận xét: “Đến Rome còn thất thủ thì cái gì có thể đứng vững?”.
Cuối cùng thời đại của Rome đã kết thúc. Tại sao nó sụp đổ. Đó là 1 câu hỏi lôi cuốn không biết bao nhiêu thế hệ sử gia. Các tình huống rối ren xung quanh sự lên ngôi của các Hoàng đế, bên cạnh đó là sự bệ rạc của quân đội; nền kinh tế suy kiệt. Sự lụn bại về mặt xã hội học là tác nhân âm thầm bào mòn nền tảng sức mạnh của Đế chế. Và trên thực tế còn biểu hiện sự lên ngôi của nền chuyên chế phương Đông ở các thành bang quanh Địa Trung Hải và tầng lớp thị dân La Mã suy yếu dần dưới áp lực của chính sách tập quyền và quan liêu kiểu phương Đông.
Để đưa ra lời giải thích, Đế chế La Mã chưa bao giờ có 1 nền văn hóa đồng nhất, khi mở rộng ra ngoài lãnh thổ Ý. Đế chế trở thành 1 thực thể nhân tạo được cấu thành bởi nhiều định chế xã hội lắp ghép với nhau bằng nỗ lực quân sự và quản trị phi thường. Nhưng đó chỉ là cảnh đồng sàng dị mộng. Ở Đông Đế chế, Rome thừa kế di sản nền quân chủ kiểu phương Đông và Hy Lạp. Trong khi ở miền Tây, Rome chinh phục và đồng hóa các tộc người man di.
Mặc dù cũng có sự hòa nhập văn hóa giữa các miền, có các thành bang kiểu Hy Lạp ở Phương Đông và thành bang kiểu La tinh ở phương Tây, nhưng sự nhất thể đó chỉ là hình thức và nó chỉ hạn chế ở tầng lớp trên của xã hội, thụ hưởng thành quả lao động của nô lệ và dân chúng. Khi tầng lớp này khánh kiệt do kinh tế suy thoái vào cuối TK 3 và do đánh mất ưu thế trong xã hội, những khác biệt tiềm tàng giữa miền Tây và miền Đông Đế chế lộ ra rõ hơn bao giờ hết.
- Sự hình thành hệ thống Lãnh chúa ở Tây Đế chế.
Kết cục là miền Tây tan rã hoàn toàn và miền Đông thì sống sót với thành trì kiên cố là Constantinople. Lý do vì Đế chế miền Đông vững chãi hơn và phòng thủ dễ dàng hơn. Ngoài ra miền Đông có truyền thống chuyên chế, mặc dù họ loại bỏ hết tầng lớp thị dân La Mã, họ vẫn là nơi thích hợp để gây dựng 1 Đế chế, hơn là xã hội kiểu bộ lạc bị phân tán, chia rẽ miền Tây. Hãy nhớ lại thời kỳ hình thành Đế chế cuối thời Cộng hòa, khi xã hội trở nên hỗn loạn, giải pháp được tìm thấy trong 1 ý tưởng phương Đông thể chế 1 người lãnh đạo, 1 vị chúa.
Và Augustus không thể ổn định xã hội nếu không có ý tưởng đó. Và khi Constantine gây dựng lại 1 Đế chế ở phương Đông vào TK 4, nhờ có tôn giáo, ông đã gầy dựng 1 nền quân chủ được thờ phụng lấy nền tảng là giới tăng lữ và quan lại triều đình hay nói cách khác ông quay về với truyền thống xã hội và chính trị cổ truyền của phương Đông.
Những truyền thống này, không tồn tại ở những tỉnh lị miền Tây. Người miền Tây có nhiều điểm tương đồng với truyền thống bộ lạc hiếu chiến miền Bắc, giống người Dacia ở bờ Bắc sông Danube hơn là nền chính trị thần quyền của phương Đông. Vì thế, ngôi đế miền Tây lại rơi vào tay những thủ lĩnh man di. Sự vĩ đại của Rome cũng sụp đỗ, chỉ có những di vật, những hoài niệm, những huyền thoại về nó là tồn tại mãi mãi.
Tất nhiên, phải mất hàng trăm năm nữa câu chuyện mới kết thúc, kể cả sau khi ngọn đuốc được di chuyển tới Constantinople, Rome vẫn tồn tại thêm được 1 thời gian dài nữa. Tại sao nó kéo dài được từng đó thời gian. Có lẽ cuộc kháng chiến gian lao và dai dẳng của Hoàng đế, tướng lĩnh và toàn dân La Mã có liên quan đến 1 niềm tin: Đế chế La Mã là đế chế cuối cùng; và chừng nào La Mã còn tồn tại thì thế giới còn tồn tại. Họ tin La Mã là giai đoạn cuối của kỷ nguyên con người. Nó sụp đỗ tức thời khắc lụi tàn của con người đã đến. Họ phải đối mặt với phán xét cuối cùng. Vì thế nhất định phải bảo vệ nó, khi nó sụp đỗ phải coi như nó vẫn tồn tại, để sau đó phục sinh cho nó, càng sớm càng tốt. Bởi vì nó có thể hồi sinh khi Charlemagne được trao vương miện Hoàng đế La Mã ở Rome vào Giáng sinh 800. và mặc dù Charlemagne và những người nối nghiệp ông chẳng phải là thần thánh gì, cũng không phải là người La Mã và thậm chí cũng không thật sự có quyền lực của Hoàng đế nhưng họ giúp giữ cho huyền thoại được tiếp nối thêm nhiều nghìn năm nữa
Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây
Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị.
GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles