04/06/2017, 23:35
Văn học và tình thương. (Dàn bài)
Dàn bài sơ lược1. Tìm hiểu đềĐể làm được bài văn này, các em cần trả lời được những câu hỏi như: Mối quan hệ giữa văn học và tình thương? Tình thương được thể hiện trong văn học như thế nào?... Để trả lời được những câu hỏi ấy, các em hãy nghĩ đến những tác phẩm văn chương đã được học có đề cập ...
Dàn bài sơ lược1. Tìm hiểu đềĐể làm được bài văn này, các em cần trả lời được những câu hỏi như: Mối quan hệ giữa văn học và tình thương? Tình thương được thể hiện trong văn học như thế nào?...
Để trả lời được những câu hỏi ấy, các em hãy nghĩ đến những tác phẩm văn chương đã được học có đề cập đến tình yêu thương để lấy làm dẫn chứng cho bài viết của mình. Ví dụ như: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh,), Chiếc lá cuối cùng ro. Hen-ri), Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)... Các em có thể căn cứ phần gợi ý trong SGK để xác định các luận điểm chính của bài. Với mỗi luận điểm, hãy tìm những dẫn chứng phù hợp để chứng minh làm rõ.
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài:
Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.
Thân bài:
- Mối quan hệ giữa văn học và tình thương.
- Các tác phẩm văn học thường ca ngợi, trân trọng những con người biết “thương người như thể thương thân”, giàu lòng yêu thương và nhân ái:
+ Tình yêu với những người thân.
+ Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh.
+ Tình yêu quê hương đất nước...
(Mỗi ý đều có dẫn chứng, phân tích, chứng minh.)
- Các tác phẩm văn học cũng luôn lên án, phê phán những kẻ sống thiếu tình thương. (Tương tự như ở phần trên, lấy dần chứng, phân tích, chứng minh.)
Kết bài:
Vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.
Dàn bài chi tiết.
1. Mở bài:
- Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.
- Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thê thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.
2. Thân bài:
a) Mối quan hệ giữa văn học và tình thương
- Theo Hoài Thanh (ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người...)
- Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người...).
b) Văn học ca ngợi lòng nhân ái
- Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:
+ Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.
+ Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.
+ Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.
(Dẫn chứng:
+ Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi...
+ Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi...
+ Hai anh em Thành - Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê).
- Tình làng nghĩa xóm.
(Dẫn chứng: ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu...)
- Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò...
(Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê...).
c) Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người
- Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.
(Dẫn chứng: bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).
- Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.
(Dẫn chứng: vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cồ bé bán diêm..).
3. Kết bài:
Liên hệ thực tế và mong ước của em.
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài:
Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.
Thân bài:
- Mối quan hệ giữa văn học và tình thương.
- Các tác phẩm văn học thường ca ngợi, trân trọng những con người biết “thương người như thể thương thân”, giàu lòng yêu thương và nhân ái:
+ Tình yêu với những người thân.
+ Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh.
+ Tình yêu quê hương đất nước...
(Mỗi ý đều có dẫn chứng, phân tích, chứng minh.)
- Các tác phẩm văn học cũng luôn lên án, phê phán những kẻ sống thiếu tình thương. (Tương tự như ở phần trên, lấy dần chứng, phân tích, chứng minh.)
Kết bài:
Vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.
Dàn bài chi tiết.
1. Mở bài:
- Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.
- Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thê thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.
2. Thân bài:
- Theo Hoài Thanh (ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người...)
- Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người...).
b) Văn học ca ngợi lòng nhân ái
- Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:
+ Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.
+ Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.
+ Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.
(Dẫn chứng:
+ Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi...
+ Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi...
+ Hai anh em Thành - Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê).
- Tình làng nghĩa xóm.
(Dẫn chứng: ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu...)
- Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò...
(Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê...).
c) Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người
- Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.
(Dẫn chứng: bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).
- Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.
(Dẫn chứng: vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cồ bé bán diêm..).
3. Kết bài:
Liên hệ thực tế và mong ước của em.