04/06/2017, 23:35

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân, cho dân, cho nước. Lao động là nghĩa vụ”. Hãy trình bày những suy nghĩ của em về câu nói trên.

Gần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người. Lao động ...

Gần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.

Lao động chính là ý nghĩa của cuộc sống
 

Mọi động vật đều lao động, trước hết là để duy trì sự sống. Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho, nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi. Hổ và sư tử cũng đều như vậy. Tự mình lao động để tồn tại chính là nguyên lí mà tự nhiên ban tặng cho tất cả các sinh vật.
 
Con người cũng là một loại động vật, nên về cơ bản là giống như vậy, nhưng sự tuyệt vời của con người là khả năng tìm thấy niềm vui trong lao dộng. Không chỉ là khả năng, mà con người cần phải trở nên như vậy.
 
Không phải nói cũng thấy công việc là thứ chiếm phần lớn trong cuộc đời con người. Tôi nghĩ, việc có cảm nhận được niềm vui trong công việc hay không sẽ có ý nghĩa lớn lao, quyết định cuộc đời của một người hạnh phúc hay không?
 
Có nhu cầu sẽ có công việc.
 
Chúng ta chỉ nói một từ là công việc, nhưng trong đó có biết bao nhiêu loại ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, công việc nào cũng có chung một điểm là phát sinh do xã hội có nhu cầu. Có thể có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhưng tôi cho rằng không phải chúng ta tự tiện làm việc, mà là do xã hội nhờ chúng ta.
 
Chẳng hạn, phải có người muốn đánh giày trên phố nên mới sinh ra nghề đánh giày. Chi phí dù có cao hơn bình thường, nhưng vì có người yêu cầu đến nơi mình muốn đến thật nhanh và thoải mái, nên mới cần đến taxi. Nếu mọi người thấy dù có mất thời gian cũng sẽ dùng tàu điện hay đi bộ, thì có lẽ không sinh ra nghề lái taxi. Trên đời, nếu con người không cần đến điều gì thì ngành nghề đáp ứng nhu cầu đó cũng sẽ không được hình thành.
 
Nếu như vậy, chúng ta sẽ cảm nhận được thứ mà người ta gọi là ý nghĩa của công việc. Tôi nghĩ, công việc của mình là cần thiết cho xã hội, là thứ không thề thiếu trong cuộc sống của mọi người. Bởi vậy, nếu tôi thành tâm lao vào công việc sẽ có thể giúp ích cho cuộc sống của mọi người và có lợi cho xã hội. Công việc tuyệt nhiên không phải là thứ tôi làm cho riêng mình, không đơn thuần là cách để có thể nhận được lương, mà tôi nhận thức được rằng công việc chính là thứ quý báu nhất. Nếu không nhận thức được như vậy sẽ không thấy được ý nghĩa cuộc sống lớn lao ẩn chứa trong công việc.
 
Công việc vượt trên lương bổng.
 
Nếu một người chỉ nhận được 100 nghìn yên tiền lương, mà lại làm ra đến một triệu yên, thì khoản chênh lệnh 900 nghìn sẽ còn lại trong công ti. Nhưng số tiền đó tuyệt nhiên không nằm nguyên ở công ti. Một phần sẽ được chi cho lợi ích của người tiêu dùng như nâng cao chất lượng hay hạ giá thành sản phẩm, một phần khác sẽ giữ lại để chia cho các cổ đông. Phần lớn sẽ để nộp thuế cho nhà nước. Điều đó gắn liền với việc nâng cao phúc lợi xã hội của toàn dân, trong đó một phần là dành cho các nhân viên của chính công ti.
 
100 nghìn yên tiền lương sẽ dần trở lại với người làm ra nó. Cứ như vậy, cuối cùng số tiền nhận được có thể lên tới 150 hay 200 nghìn yên. Bởi vậy, 900 nghìn yên mà người đó làm ra hơn so với mức lương được nhận thực tế sẽ được phân phối cho toàn xã hội, trong đó có bản thân người đó và công ti của anh ta theo nhiều cách khác nhau.
 
Ngược lại, với khoản lương 100 nghìn yên mà người đó cũng chỉ làm ra đúng 100 nghìn thì sẽ không mang lại lợi ích cho công ti và xã hội.
 
Nâng cao năng suất lao động.
 
Có lẽ cũng có người nghĩ: “Mình làm dôi ra những 900 nghìn yên mà cuối cùng chỉ có một phần quay trở lại thì bất công quá!”. Nhưng theo tôi, đấy chỉ là suy nghĩ một chiều mà thôi. Bởi vì, cũng như việc người đó làm ra một triệu yên, ở một nơi khác cũng sẽ có người làm ra gấp mấy lần, mấy chục lần so với giá trị lương của mình. Hơn nữa, cũng như thành quả lao động của mình được phân phối cho người khác, thành quả lao động của người khác cũng sẽ được đem đến cho mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Điều đó có lẽ sẽ giá trị hơn cả một triệu yên giá trị lao động của chính mình. Và nhờ sự phân phối lân nhau như vậy mà toàn xã hội sẽ trở nên giàu có hơn.
 
Bởi vậy, lao động của chúng ta không chĩ dành cho bản thân chúng ta mà còn dành cho người khác. Lao động của người khác cũng không chỉ dành cho họ mà còn cho cả chúng ta. Nếu suy nghĩ ở tầm cao như vậy, chúng ta sẽ thấy rất cần phải nâng cao năng suẩt lao động của chính mình.

pov-olga4

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0